Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Bí quyết để bình tĩnh trước áp lực – Chia sẻ của 1 chuyên gia gỡ bom


Ai có thể thực sự tỉnh táo trước những áp lực mạnh mẽ nhất? Có thể thấy rằng, khi các chuyên gia gỡ bom tiếp cận những quả bom nguy hiểm, nhịp tim của họ thực sự đã chậm lại.

Vậy câu trả lời đó chính là: Hải quân EOD.

Hải quân EOD không giống như những đơn vị xử lý bom bình thường khác. Những anh chàng này xử lý ngư lôi – trong khi ở dưới nước. Họ đã vô hiệu hóa vũ khí sinh học, hóa học… thậm chí cả vũ khí hạt nhân. Vì lý do an ninh nên họ buộc phải giấu tên. Họ thậm chí còn nhận những nhiệm vụ ở cả Iraq và Afghanistan, phải đối mặt với những điều – mà theo đúng nghĩa đen – là cơn ác mộng diễn ra nhiều lần.

Vậy chúng ta có thể học hỏi điều gì từ họ? Làm sao bạn giữ được sự bình tĩnh, tập trung và đưa ra những quyết định khó khăn khi phải đối mặt với những áp lực lớn nhất?

Chia sẻ với chúng ta, một sĩ quan phá bom đã tiết lộ 3 bí mật giúp bình tĩnh trước áp lực của mình. Vậy đó là gì?

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

“TỰ SƯỚNG” – CÒN CHỜ GÌ NỮA! - (Đinh Gia Hưng phỏng dịch)



Lời giới thiệu của người dịch:

Tôi sẽ dịch ngay một “ví dụ văn hóa” trong bài viết của nữ tác giả Lisa Sussman trong “Cosmopolitan” – Tạp chí trứ danh hàng đầu dành cho phụ nữ Anh Mỹ: Trong một nghiên cứu của Mỹ được hai nhà nghiên cứu Whipple và Perry tiến hành, có 400 phụ nữ tình nguyện chạm đến “điểm tự sướng” ẩn giấu của họ. Cách làm như thế này…

“Tự sướng” (cách nói nôm na của Thủ dâm) là một chủ đề không còn mang tính “cấm kỵ” trong xã hội Việt Nam ta, vì thế mà tôi dịch bài này với mục đích giới thiệu với các bạn những thông tin khoa học và luận điểm để các bạn suy nghĩ tích cực và khách quan hơn về chủ đề “tế nhị” này. Tất nhiên các bạn đều hiểu tại sao ở Mỹ, trong một nghiên cứu liên quan đến tình dục này, lại có đến 400 phụ nữ tham gia trong khi một nghiên cứu tương tự ở Việt Nam thì khó có thể tìm được những nữ tình nguyện như vậy. Chúng ta đều hiểu sự khác biệt về văn hóa này. Dưới đây là bài dịch toàn văn (nguồn tài liệu: Tạp chí Cosmopolitan tháng 7 năm 1998, trang 106-110).

Chị tôi sẽ không nói chuyện với tôi về bài viết này. Cô ấy bảo: “Không đời nào, đề tài này quá thân mật.” Chị bạn tôi thì cười khúc khích. Người bạn khác thì cộc lốc bài bác tôi “Mình không nói chuyện này.”

TITANIC TO SINK - Tiến sĩ Nam Nguyen


Lời nói đầu:

Tôi là fan ruột của bộ phim Titanic, xem cả ở rạp cả TV có lẽ hai chục lần, chưa kể soundtrack nghe đến mòn CD. Khỏi nói là có bài nào viết về câu chuyện Titanic đẹp như mơ này tôi cũng tìm đọc tuốt, có lẽ hơn trăm... Và Titanic thì quá nổi tiếng để người đời không cho rơi vào quên lãng, và các bí mật càng lâu ngày càng dễ nhìn ra...

Vậy nên người ta cứ viết ngày càng nhiều, tìm hiểu ngày càng kỹ... Tôi cứ như cái bọt biển ngấm dần... Thế rồi tôi láng máng hiểu ra... Chuyện con tàu Titanic “của tôi” nó không hề giống chuyện con tàu Titanic mà mọi người thường nghĩ. Có thể tôi sai. Cũng có thể không có gì đặc biệt, tôi không đi tìm tàu đắm cũng chẳng lặn xuống đáy đại dương tìm kho báu mà chỉ cảm nhận hoàn toàn dựa theo những câu chuyện về Titanic mà nhiều người khác kể lại, viết lại thôi... “Bước ngoặt” xảy ra cách đây 15 năm, khi đó tôi đang ở nước Nga, có một ông anh từ trong nước nhờ tìm hiểu số phận của một chiếc tàu chở hàng mang quốc kỳ Nga. Ông này làm bên bảo hiểm, và công ty ấy chuẩn bị phải trả tiền cho một lô hàng đã mua bảo hiểm trên chiếc tàu mất tích này. Sau đó 1,5 năm (tiền bảo hiểm cũng đã trả rồi) tôi mới tìm được thông tin trong một tờ báo địa phương của Nga: chiếc tàu có lẽ bị đánh cắp, hàng hóa bị bán đi, thủy thủ đoàn mười mấy người lên bờ sống bên Trung Quốc, nay mới lục tục kéo về quê hương... Anh bạn cám ơn tôi, nói rằng tuy đã muộn nhưng anh bây giờ mới thấu hiểu một chân lý trong nghề bảo hiểm: “Những lô hàng càng có giá trị, bảo hiểm càng với số tiền lớn thì thường có xác suất chìm cao hơn là không bảo hiểm!”. Từ đấy tôi tự nhiên nghĩ: Câu chuyện Titanic gắn với biết bao nhân vật cao thượng, dũng cảm, quý tộc kiểu Anh coi cái chết nhẹ như lông hồng... nhưng dân Anh cũng là ông tổ của các trò cờ bạc, bịp bợm, mafia; bảo hiểm cũng từ họ mà ra và lừa bảo hiểm cũng ít ai hơn được họ, làm gì có chuyện chỉ có mỗi một hai nhân vật “phản diện” như trong phim (là tay chồng chưa cưới của Rose)!? Chỉ cần có 2% số người trên tàu là “phản diện” thì cũng đã gần 50 người rồi, trong tình cảnh sống chết trong gang tấc chắc hẳn không phải ai cũng cao thượng được như chàng Jack hay các nhà tư bản kếch xù... Và thế là tôi bắt đầu đọc dưới ấn tượng “vụ lừa thế kỷ” – đến mức nếu bài này được viết 3-4 năm trước thì đó chính là tiêu đề tôi muốn đặt. Cũng may thay chưa viết được ra, và tôi lại đọc tiếp, và có lẽ tôi cũng thay đổi, dần dần tôi mới hiểu ra nguyên nhân của vụ chìm tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử này, điều này tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở cuối bài. Tất nhiên, bạn có thể có ý kiến khác...