Saigon - Gia Định - Đồng Nai - Bà Rịa, Cần Giờ và Mỹ Tho cách đây hơn 300 năm chủ nhân không phải là người Việt, cũng không phải là người Khmer mà là người Mạ và Stieng. Thuộc hệ ngôn ngữ Mon-Khmer, họ đã hiện diện trên vùng đất rừng rậm hoang dại nhiều thú dữ và sông ngòi chằng chịt này từ ngàn năm trước, cuộc sống của họ một phần bị ảnh hưởng sau đó bởi văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam, văn hóa Chân Lạp-Khmer và sau cùng là văn hóa Việt–Hoa. Ngày nay họ không còn và biến mất hoàn toàn và chỉ còn rãi rác ở Đồng Nai và Lâm Đồng. Không như những thổ dân ở một vài nơi trên thế giới được may mắn vẫn còn hiện diện trên đất cha ông của họ sau những tranh đấu gian nan, người Mạ hiền hòa đã không có tiếng nói gì và dư âm rất nhỏ bé còn để sót lại trong lịch sử.
Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015
DỊCH CÂN KINH BIẾN NGƯỜI YẾU THÀNH NGƯỜI KHỎE
Tương truyền, kinh này xuất phát
từ chùa Thiếu Lâm (Trung Quốc), là công phu do Đạt Ma sư tổ truyền dạy nhằm
giúp chư tăng có đủ sức khỏe để tu tập giáo pháp. Dịch cân kinh giúp chuyển đổi
gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch Cân Kinh được
gọi là phất thủ liệu pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc
tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính
khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hóa, tim mạch, sinh
dục…
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần
áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân
bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào,
vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng
về Đan Điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự
nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời
hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết
tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước,
đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít
vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500
cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập
phải thực hành từ 1.500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng,
linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức
bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và
bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo
đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái
mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính
từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt
quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau,
nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được
vẫn có thể thực hành hiệu quả phất thủ liệu pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc
trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015
VÌ SAO HỌC TIẾNG ANH NHIỀU NHƯNG KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC?
"Có hai lỗi căn bản người học tiếng Anh vẫn thường mắc phải là học từ vựng câm và học không theo cụm từ hoặc tách rời bối cảnh", tác giả cuốn sách “Luyện siêu trí nhớ từ vựng tiếng Anh” nhận định.
Phần lớn người học tiếng Anh gặp rắc rối với việc học thuộc, ghi nhớ và
sử dụng đúng từ vựng trong bối cảnh. Tình trạng phổ biến của người học
ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng là việc học trước quên
sau, học nhiều nhưng sử dụng được ít.
Vấn đề này có nguyên nhân từ trong cách học. Nếu ta tiếp tục học như cũ
thì sẽ thu kết quả như cũ, nhưng nếu ta học theo cách khác thì chắc kết
quả cũng khác. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một kỹ thuật học ngoại ngữ
khôn ngoan của người Do Thái, những người luôn được coi là rất thông
minh và thú vị hơn nữa là họ thường biết khá nhiều ngoại ngữ.
Những nguyên nhân cốt lõi khiến cho việc học ngoại ngữ rất hay bị quên, hoặc không dùng đúng trước hết là do học
ngoại ngữ câm. Tức là chúng ta chỉ học bằng mắt: đọc tài liệu, gặp từ
mới, tra từ điển và thậm chí tra phiên âm, viết ra giấy một cách cẩn
thận, rồi tự cảm thấy hài lòng với bản thân vì “mình thật là chăm chỉ”.
Tất cả quá trình học đó diễn ra hoàn toàn câm lặng.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
DỊCH MERS - MIDDLE EAST RESPIRATORY SYNDROME
Dịch MERS, hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory
Syndrome: MERS) là một hội chứng hô hấp do Coronavirus gây ra - cùng
loại virus gây cảm lạnh thông thường - gọi là MERS-CoV.
Coronavirus lớn nhất trong tất cả các virus RNA. Chúng được phân thành 4
chi: Alphacoronavirus, betacoronavirus, gammacoronavirus, và
deltacoronavirus.
SARS-CoV thuộc betacoronavirus dòng B và chịu trách nhiệm về dịch SARS năm 2002-2003.
So với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS-CoV, thì MERS có thể tác động
lên các đại thực bào gây phóng thích cytokine làm gia tăng tình trạng
viêm, tổn thương mô, dẫn đến viêm phổi nặng hơn và suy hô hấp. Tế bào
nội mô mạch máu nằm trong mô kẽ phổi cũng có thể bị nhiễm MERS-CoV, và
vì các cảm thụ DPP4 của MERS-CoV ở trong các tế bào của các mô khác
nhau, nên nhiễm trùng đều có thể xảy ra . Điều này giải thích mức độ
nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn ở những trường hợp nhiễm
MERS-CoV so với nhiễm SARS-CoV.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
UBND TP HỒ CHÍ MINH MỞ TUYẾN DU LỊCH TRƯỜNG SA
Ngày 22-6, khởi hành chuyến du lịch Trường Sa đầu tiên
TTO - Đây là chuyến thử nghiệm để rút kinh nghiệm, tạo tiền đề cho việc khai thác chính thức cũng như cân nhắc để xây dựng kế hoạch quảng bá tuyên truyền sau khi được các ban ngành chấp thuận.
.
Toàn cảnh mặt chính diện đảo Trường Sa lớn nhìn từ phía cầu cảng - Ảnh: Viễn Sự
Đó là nội dung thông báo mới đây của UBND TP.HCM về triển khai thực hiện tuyến du lịch Trường Sa.
Theo đó, UBND TP giao Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Tổng công tu Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist và Công ty CP Dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo, kế hoạch khảo sát tuyến du lịch Trường Sa, trong đó tập trung phân tích, đánh giá từng nội dung, tham mưu đề xuất trình UBND TP.
UBND TP cũng giao Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn năm 2015 - 2020.
Trong đó Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phụ trách việc kiến nghị và xin ý kiến Quân chủng hải quân, Bộ Quốc phòng xem xét hỗ trợ việc sử dụng tàu và nhiên liệu phục vụ việc triển khai tuyến du lịch Trường Sa.
Đồng thời, UBND TP chỉ đạo cho Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty CP Dịch vụ bay và du lịch biển Tân Cảng hoàn chỉnh kế hoạch triển khai chương trình du lịch Trường Sa, đặc biệt chú ý đến chi phí, từ đó xác định giá dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách du lịch tham gia.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)