Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

NẾU LÀ BẦY CỪU, BẠN SẼ LỰA CHỌN SÓI HAY SƯ TỬ?


Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc.

Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói.

Thượng đế nói với bầy cừu rằng:

“Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi.

Còn nếu như các ngươi chọn sư tử thì sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán đổi”.

Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này là: Nếu như là bạn, thì bạn sẽ chọn sói hay chọn sư tử?

Rất dễ dàng để lựa chọn phải không nào?

Lựa chọn xong rồi, bạn hãy nhớ kỹ lựa chọn của mình và đọc tiếp.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

CẢM NHẬN NAM DƯƠNG

Tôi có thói quen ghi chép những cảm nhận về những nơi mình đã đi qua. Thói quen này hình thành từ lúc còn học trung học và nhất là sau năm 1975. Có lẽ vì mình ít nói thành lời, nên hay giãi bày tâm tình trên trang giấy và nhật kí. Bốn ngày ở Nam Dương tôi có nhiều cảm nhận vui buồn lẫn lộn. Mà, là người Việt Nam, nên đi đến đâu cũng qui chiếu và so sánh với Việt Nam. Có những lúc tôi tự vấn mình so sánh như thế có công bằng không, nhưng tôi vẫn làm vì đó là suy nghĩ cá nhân.

Cảm nhận đầu tiên của tôi khi đến Nam Dương là nước này giàu có hơn VN. Từ sân bay rộng lớn và sạch sẽ, xa lộ 8-10 lằn xe, xe tải dày đặc trên khắp xa lộ, những toà nhà cao chọc trời, những siêu thị thật lớn, những khách sạn qui mô cả ngàn phòng, và nhất là ánh mắt người dân, tất cả đều nói lên rằng nước này giàu hơn VN. Ánh mắt người dân ở đây hiền lành và tự tin. Mà, cũng đúng thôi, thu nhập trung bình của Nam Dương (hiện nay là khoảng 4500 USD) cao hơn VN khoảng 3 lần. Nhưng mặt trái của Nam Dương có thể cảm nhận dễ dàng qua những căn nhà tồi tàn dọc theo xa lộ và những căn nhà tạm bợ bên cạnh những con kênh nước đen ngầu. Tôi đoán rằng khoảng cách giàu nghèo ở đây chắc là cao lắm. Tôi không có con số cụ thể để nói, nhưng tôi nghĩ khoảng cách giữa người “có” và người “không có” ở đây chắc chắn chẳng thua gì VN, nơi mà người giàu ở thành phố có có thu nhập cao gấp 1000 lần so với người nghèo khổ ở quê tôi.

ĐI HỎI GIÀ, VỀ NHÀ HỎI TRẺ


Câu nói xưa của ông bà để lại, nghe mà đáng giá. Lời trẻ con thật thà, có thể nói lên được những điều mà người lớn đã quên hoặc né tránh.

Chuyện cậu bé lớp 8 ở Hà Nội bình luận về hiện trạng giáo dục Việt nam đang trở thành sự kiện gây tranh cãi ở nhiều nơi là một ví dụ. Giờ đây, bất luận các ý kiến phản đối hay ủng hộ cách thể hiện của cậu bé này, thì vấn đề xuống cấp của giáo dục Việt Nam được đặt ra rất rõ ràng, quả thật đang nhức nhối trong tim của hàng triệu phụ huynh.

Sự kiện này xảy ra vào ngày 12 tháng 8, trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 do nhóm Cánh Buồm, nhà giáo Phạm Toàn phụ trách và soạn thảo. Phần phát biểu của một học sinh lớp 8, tên là Vũ Thạch Tường Minh, trường Amsterdam, về sự ì ạch của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, cũng như khát vọng đổi thay của em, được nói rõ bằng tuyên bố “nếu các vị Bộ trưởng không làm, thì khi nào con thành Bộ trưởng Bộ giáo dục, con sẽ làm”.

Trong băng ghi âm sống động, được phát đi nhiều nơi trên mạng xã hội, nhiều trang báo điện tử… người ta nghe thấy vỗ tay rầm rộ của giới phụ huynh, giới giáo viên… tham dự buổi ra mắt ấy. Trong tiếng vỗ tay ấy, rõ là có những góc tối ẩn ức được chạm tới, khiến cho nhiều người lớn phải bật ra tán thưởng. 

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

MỘT LỜI KHINH


Không phải lúc nào cũng có, chuyện một truyền thống tốt đẹp từ miền này lại lan được sang miền khác, nếu như truyền thống đó không thuyết phục được lòng người.

Những bình trà đá rất đỗi quen thuộc ở Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung từ cả thế kỷ nay, đột nhiên bỗng trở thành sự kiện lớn ở Hà Nội – cái nôi cao đẹp của văn hoá xã hội chủ nghĩa. 

Sự cho đi với tha nhân, không toan tính đột nhiên bị các nhóm trật tự đô thị, dân phòng… ập đến tịch thu không có một mẩu biên lai. Họ nói những bình trà đá nhỏ nhoi đó làm mất trật tự đô thị, điều mà ai cũng phải ngạc nhiên, so với những những quán chè nước, cà phê ở trung tâm đô thị vốn đã cống nạp tiền làm ăn cho các khu vực, thì vẫn được hoạt động tràn xuống mặt đường.

Một cô bạn Hà Nội nhắn với tôi, thật ngắn gọn, về câu chuyện những bình trà đá miễn phí bị tịch thu đó: “thật khốn nạn!”.