Tôi có thói quen ghi chép những cảm nhận về những nơi mình đã đi qua.
Thói quen này hình thành từ lúc còn học trung học và nhất là sau năm
1975. Có lẽ vì mình ít nói thành lời, nên hay giãi bày tâm tình trên
trang giấy và nhật kí. Bốn ngày ở Nam Dương tôi có nhiều cảm nhận vui
buồn lẫn lộn. Mà, là người Việt Nam, nên đi đến đâu cũng qui chiếu và so
sánh với Việt Nam. Có những lúc tôi tự vấn mình so sánh như thế có công
bằng không, nhưng tôi vẫn làm vì đó là suy nghĩ cá nhân.
Cảm nhận đầu tiên của tôi khi đến Nam Dương là nước này giàu có hơn VN. Từ sân bay rộng lớn và sạch sẽ, xa lộ 8-10 lằn xe, xe tải dày đặc trên khắp xa lộ, những toà nhà cao chọc trời, những siêu thị thật lớn, những khách sạn qui mô cả ngàn phòng, và nhất là ánh mắt người dân, tất cả đều nói lên rằng nước này giàu hơn VN. Ánh mắt người dân ở đây hiền lành và tự tin. Mà, cũng đúng thôi, thu nhập trung bình của Nam Dương (hiện nay là khoảng 4500 USD) cao hơn VN khoảng 3 lần. Nhưng mặt trái của Nam Dương có thể cảm nhận dễ dàng qua những căn nhà tồi tàn dọc theo xa lộ và những căn nhà tạm bợ bên cạnh những con kênh nước đen ngầu. Tôi đoán rằng khoảng cách giàu nghèo ở đây chắc là cao lắm. Tôi không có con số cụ thể để nói, nhưng tôi nghĩ khoảng cách giữa người “có” và người “không có” ở đây chắc chắn chẳng thua gì VN, nơi mà người giàu ở thành phố có có thu nhập cao gấp 1000 lần so với người nghèo khổ ở quê tôi.
Nam Dương có một nét rất giống VN là nạn hối lộ và tham nhũng. Tôi nói chuyện với vài tài xế taxi và đồng nghiệp thì ai cũng ngao ngán nói tình trạng về tham ô hối lộ ở đây kinh khủng lắm. Cảnh sát ăn hối lộ. Quan chức từ cấp cao đến cấp thấp đều ăn hối lộ. Ngay cả bác sĩ muốn theo học chuyên khoa cũng phải hối lộ! Nếu tôi nhớ không lầm thì mức độ hối lộ và tham nhũng ở Nam Dương xếp hoặc là ngang hàng hoặc thấp hơn VN một chút.
Chỉ nghe và nhìn thấy vài ba người, nhưng chẳng hiểu sao tôi thấy có cảm tình và ấn tượng tốt với chính khách Nam Dương. Có lẽ khi hiểu biết nhiều hơn thì sẽ thay đổi nhưng hiện nay sau khi rời đất nước Nam Dương tôi thấy có ấn tượng tốt về họ. Từ ông bộ trưởng y tế học cao (tốt nghiệp bên Mĩ về), kiến thức rất tốt, lịch lãm, đến ông phó thị trưởng và thống đốc, tất cả đều toát lên một cái “air” của những chính khách hiện đại. “Hiện đại” ở đây hiểu theo nghĩa họ trẻ trung, có học thức, nói năng một cách thông minh, và thân thiện với dân, với khách. Họ rất khác với cái môtíp chính khách mà tôi hay thấy là già nua, trình độ văn hoá thấp, nói ra câu nào là bị báo chí cười cợt câu đó, và xa rời dân chúng.
Nếu có một rào cản gì làm người ta ngại đến Nam Dương, tôi nghĩ đó phải là nạn kẹt xe. Kẹt xe ở Jakarta có lẽ là kinh hoàng nhất (so với những nơi tôi từng ghé qua). Đi trên xa lộ có thể ghi nhận hàng chục cây số chỉ xe và xe và dừng một chỗ, chẳng đi đâu được! Đoạn đường từ phi trường về trung tâm thành phố nếu không kẹt xe thì tốn chỉ 40 phút, nhưng trong thực tế thì 2 đển 3 giờ. Người tài xế taxi cho tôi biết rằng có lần một du khách từ Tây Ban Nha phải tiêu ra 5 giờ đồng hồ từ phi trường về khách sạn Melia ở trung tâm thành phố! Ngay cả trong trung tâm thành phố, xe nối đuôi nhau làm cho việc băng ngang qua đường là cả một thách thức. Tôi nghĩ nạn kẹt xe ở Sài Gòn là kinh khủng, nhưng đã đến đây thì mới thấy nạn kẹt xe ở Sài Gòn chẳng là gì! Kẹt xe ở Jakarta đã thành một biểu tượng của thành phố 20 triệu dân này. Tự hào cái gì thì được, chứ tự hào về kẹt xe thì tôi nghĩ chẳng có chính khách nào dám tự hào. Với tình trạng kẹt xe triền miên như thế này tôi đoán rằng cuộc sống ở thành phố này chắc là căng thẳng lắm.
Tôi không dám đưa ra nhận xét về nền khoa học của Nam Dương, nhưng nhìn qua những gì họ trình bày trong hội nghị lần này, tôi không đánh giá cao. Đại đa số những abstract của họ rất xoàng. Đó chỉ là những nghiên cứu mô tả, đơn giản, không có gì đóng góp cho y văn. Chất lượng chỉ bình bình cỡ VN mà thôi. Tuy nhiên, tôi cũng thấy vài ba công trình có giá trị tốt về mặt di truyền và sinh học phân tử (và họ cũng có công bố trên vài tập san quốc tế). Nhìn toàn cảnh, tình hình nghiên cứu y khoa ở đây chỉ ở mức độ Việt Nam. Khoa học Nam Dương chỉ làng nhàng và tủn mủn, chứ chưa đạt mức độ Thái Lan và Mã Lai. Thật ra, nếu tính số bài báo khoa học thì Nam Dương hiện nay đã bị VN qua mặt.
Tuy nhiên, Nam Dương có một đại học được xếp hạng khá cao trong khu vực châu Á: đó là Đại học Indonesia. Nghe một đồng nghiệp cho biết đại học này được xếp hạng 300 hay gì đó trên thế giới (nhưng tôi chưa check). Nhưng “một cây làm chẳng nên non”, nên khoa học của Nam Dương cũng chẳng cất cánh vì có một đại học trong nhóm top 500. Hình như nhận thức được vấn đề nên Chính phủ Nam Dương đã gật đầu cho một dự án của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thiết lập một campus ở Jakarta. Campus này gần phi trường và rất rộng, chạy xe hơi cả 10 phút mà vẫn còn nằm trong phạm vi. Giới khoa học Nam Dương kì vọng rằng MIT sẽ góp phần vực dậy nền khoa học ở đây.
Nam Dương có một lợi thế so với Việt Nam là giới khoa bảng có khả năng tiếng Anh rất tốt. Ông giáo sư khoa y nói rằng hầu hết các giảng viên và giáo sư các đại học hàng đầu của Nam Dương đều được đào tạo hay tiêu ra một thời gian ở nước ngoài. Những nước Nam Dương có quan hệ khoa học và giáo dục tốt là Mĩ, Úc, Anh, và Canada, tức là những nước nói tiếng Anh. Chính vì thế mà các giáo sư Nam Dương rất thạo tiếng Anh, chẳng kém gì Thái Lan. Trao đổi với họ rất thoải mái và dễ hiểu nhau. Ở Nam Dương không có nạn giáo sư tiến sĩ dỏm, nên họ còn duy trì được một nền học thuật thật. Cũng như ở các nước Á châu khác, giáo sư ở Nam Dương rất được trọng vọng, và được nhiều ưu tiên và đặc quyền. Tôi chú ý thấy ngay cả đi thang máy, nếu biết người đứng chờ là giáo sư, người ta tự động nhường cho vị giáo sư! Kinh thật.
Nhìn chung, Nam Dương là một nước đang đi lên. Dân số hiện nay là gần 250 triệu. Hệ thống chính trị ở đây, sau một thời gian sóng gió sau triều đại Soharto, bây giờ thì tình hình có vẻ ổn định. Họ có một định chế dân chủ gọi là “Guided Democracy” (có lẽ dịch là “Dân chủ có định hướng”?) Nghe nói người khởi xướng định chế này là cựu tổng thống Soekarno, vì ông nghĩ dân chủ kiểu phương Tây không thể áp dụng cho Nam Dương. Dân chủ có định hướng là dân chủ dựa vào hệ thống đồng thuận dưới sự hướng dẫn của lãnh đạo. Có lẽ tôi hiểu không chính xác, nhưng có thể mô tả đại khái vậy. Ngày nay Nam Dương có bầu cử hẳn hoi, và do đó người dân có quyền lựa chọn người lãnh đạo. Kinh tế phát triển tương đối nhanh với tỉ lệ tăng trưởng 5.6% mỗi năm, tức tương đương hay cao hơn Việt Nam một chút. Tuy nhiên, “một chút” này là bạc tỉ. Hiện nay, theo thống kê thì GDP của Nam Dương là 870 tỉ USD, cao hơn 4 lần so với Việt Nam. Hạ tầng cơ sở của Nam Dương tuy chưa phải là tốt, nhưng vẫn tốt hơn Việt Nam. Đi qua những nước như Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, và Phi Luật Tân, tôi chợt nhận ra một sự thật hiển nhiên là Việt Nam mình nghèo nhất so với các nước vừa kể.
Cảm nhận đầu tiên của tôi khi đến Nam Dương là nước này giàu có hơn VN. Từ sân bay rộng lớn và sạch sẽ, xa lộ 8-10 lằn xe, xe tải dày đặc trên khắp xa lộ, những toà nhà cao chọc trời, những siêu thị thật lớn, những khách sạn qui mô cả ngàn phòng, và nhất là ánh mắt người dân, tất cả đều nói lên rằng nước này giàu hơn VN. Ánh mắt người dân ở đây hiền lành và tự tin. Mà, cũng đúng thôi, thu nhập trung bình của Nam Dương (hiện nay là khoảng 4500 USD) cao hơn VN khoảng 3 lần. Nhưng mặt trái của Nam Dương có thể cảm nhận dễ dàng qua những căn nhà tồi tàn dọc theo xa lộ và những căn nhà tạm bợ bên cạnh những con kênh nước đen ngầu. Tôi đoán rằng khoảng cách giàu nghèo ở đây chắc là cao lắm. Tôi không có con số cụ thể để nói, nhưng tôi nghĩ khoảng cách giữa người “có” và người “không có” ở đây chắc chắn chẳng thua gì VN, nơi mà người giàu ở thành phố có có thu nhập cao gấp 1000 lần so với người nghèo khổ ở quê tôi.
Nam Dương có một nét rất giống VN là nạn hối lộ và tham nhũng. Tôi nói chuyện với vài tài xế taxi và đồng nghiệp thì ai cũng ngao ngán nói tình trạng về tham ô hối lộ ở đây kinh khủng lắm. Cảnh sát ăn hối lộ. Quan chức từ cấp cao đến cấp thấp đều ăn hối lộ. Ngay cả bác sĩ muốn theo học chuyên khoa cũng phải hối lộ! Nếu tôi nhớ không lầm thì mức độ hối lộ và tham nhũng ở Nam Dương xếp hoặc là ngang hàng hoặc thấp hơn VN một chút.
Chỉ nghe và nhìn thấy vài ba người, nhưng chẳng hiểu sao tôi thấy có cảm tình và ấn tượng tốt với chính khách Nam Dương. Có lẽ khi hiểu biết nhiều hơn thì sẽ thay đổi nhưng hiện nay sau khi rời đất nước Nam Dương tôi thấy có ấn tượng tốt về họ. Từ ông bộ trưởng y tế học cao (tốt nghiệp bên Mĩ về), kiến thức rất tốt, lịch lãm, đến ông phó thị trưởng và thống đốc, tất cả đều toát lên một cái “air” của những chính khách hiện đại. “Hiện đại” ở đây hiểu theo nghĩa họ trẻ trung, có học thức, nói năng một cách thông minh, và thân thiện với dân, với khách. Họ rất khác với cái môtíp chính khách mà tôi hay thấy là già nua, trình độ văn hoá thấp, nói ra câu nào là bị báo chí cười cợt câu đó, và xa rời dân chúng.
Nếu có một rào cản gì làm người ta ngại đến Nam Dương, tôi nghĩ đó phải là nạn kẹt xe. Kẹt xe ở Jakarta có lẽ là kinh hoàng nhất (so với những nơi tôi từng ghé qua). Đi trên xa lộ có thể ghi nhận hàng chục cây số chỉ xe và xe và dừng một chỗ, chẳng đi đâu được! Đoạn đường từ phi trường về trung tâm thành phố nếu không kẹt xe thì tốn chỉ 40 phút, nhưng trong thực tế thì 2 đển 3 giờ. Người tài xế taxi cho tôi biết rằng có lần một du khách từ Tây Ban Nha phải tiêu ra 5 giờ đồng hồ từ phi trường về khách sạn Melia ở trung tâm thành phố! Ngay cả trong trung tâm thành phố, xe nối đuôi nhau làm cho việc băng ngang qua đường là cả một thách thức. Tôi nghĩ nạn kẹt xe ở Sài Gòn là kinh khủng, nhưng đã đến đây thì mới thấy nạn kẹt xe ở Sài Gòn chẳng là gì! Kẹt xe ở Jakarta đã thành một biểu tượng của thành phố 20 triệu dân này. Tự hào cái gì thì được, chứ tự hào về kẹt xe thì tôi nghĩ chẳng có chính khách nào dám tự hào. Với tình trạng kẹt xe triền miên như thế này tôi đoán rằng cuộc sống ở thành phố này chắc là căng thẳng lắm.
Tôi không dám đưa ra nhận xét về nền khoa học của Nam Dương, nhưng nhìn qua những gì họ trình bày trong hội nghị lần này, tôi không đánh giá cao. Đại đa số những abstract của họ rất xoàng. Đó chỉ là những nghiên cứu mô tả, đơn giản, không có gì đóng góp cho y văn. Chất lượng chỉ bình bình cỡ VN mà thôi. Tuy nhiên, tôi cũng thấy vài ba công trình có giá trị tốt về mặt di truyền và sinh học phân tử (và họ cũng có công bố trên vài tập san quốc tế). Nhìn toàn cảnh, tình hình nghiên cứu y khoa ở đây chỉ ở mức độ Việt Nam. Khoa học Nam Dương chỉ làng nhàng và tủn mủn, chứ chưa đạt mức độ Thái Lan và Mã Lai. Thật ra, nếu tính số bài báo khoa học thì Nam Dương hiện nay đã bị VN qua mặt.
Tuy nhiên, Nam Dương có một đại học được xếp hạng khá cao trong khu vực châu Á: đó là Đại học Indonesia. Nghe một đồng nghiệp cho biết đại học này được xếp hạng 300 hay gì đó trên thế giới (nhưng tôi chưa check). Nhưng “một cây làm chẳng nên non”, nên khoa học của Nam Dương cũng chẳng cất cánh vì có một đại học trong nhóm top 500. Hình như nhận thức được vấn đề nên Chính phủ Nam Dương đã gật đầu cho một dự án của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thiết lập một campus ở Jakarta. Campus này gần phi trường và rất rộng, chạy xe hơi cả 10 phút mà vẫn còn nằm trong phạm vi. Giới khoa học Nam Dương kì vọng rằng MIT sẽ góp phần vực dậy nền khoa học ở đây.
Nam Dương có một lợi thế so với Việt Nam là giới khoa bảng có khả năng tiếng Anh rất tốt. Ông giáo sư khoa y nói rằng hầu hết các giảng viên và giáo sư các đại học hàng đầu của Nam Dương đều được đào tạo hay tiêu ra một thời gian ở nước ngoài. Những nước Nam Dương có quan hệ khoa học và giáo dục tốt là Mĩ, Úc, Anh, và Canada, tức là những nước nói tiếng Anh. Chính vì thế mà các giáo sư Nam Dương rất thạo tiếng Anh, chẳng kém gì Thái Lan. Trao đổi với họ rất thoải mái và dễ hiểu nhau. Ở Nam Dương không có nạn giáo sư tiến sĩ dỏm, nên họ còn duy trì được một nền học thuật thật. Cũng như ở các nước Á châu khác, giáo sư ở Nam Dương rất được trọng vọng, và được nhiều ưu tiên và đặc quyền. Tôi chú ý thấy ngay cả đi thang máy, nếu biết người đứng chờ là giáo sư, người ta tự động nhường cho vị giáo sư! Kinh thật.
Nhìn chung, Nam Dương là một nước đang đi lên. Dân số hiện nay là gần 250 triệu. Hệ thống chính trị ở đây, sau một thời gian sóng gió sau triều đại Soharto, bây giờ thì tình hình có vẻ ổn định. Họ có một định chế dân chủ gọi là “Guided Democracy” (có lẽ dịch là “Dân chủ có định hướng”?) Nghe nói người khởi xướng định chế này là cựu tổng thống Soekarno, vì ông nghĩ dân chủ kiểu phương Tây không thể áp dụng cho Nam Dương. Dân chủ có định hướng là dân chủ dựa vào hệ thống đồng thuận dưới sự hướng dẫn của lãnh đạo. Có lẽ tôi hiểu không chính xác, nhưng có thể mô tả đại khái vậy. Ngày nay Nam Dương có bầu cử hẳn hoi, và do đó người dân có quyền lựa chọn người lãnh đạo. Kinh tế phát triển tương đối nhanh với tỉ lệ tăng trưởng 5.6% mỗi năm, tức tương đương hay cao hơn Việt Nam một chút. Tuy nhiên, “một chút” này là bạc tỉ. Hiện nay, theo thống kê thì GDP của Nam Dương là 870 tỉ USD, cao hơn 4 lần so với Việt Nam. Hạ tầng cơ sở của Nam Dương tuy chưa phải là tốt, nhưng vẫn tốt hơn Việt Nam. Đi qua những nước như Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai, và Phi Luật Tân, tôi chợt nhận ra một sự thật hiển nhiên là Việt Nam mình nghèo nhất so với các nước vừa kể.
(GS Nguyễn Văn Tuấn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét