Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

TIN KHÓ TIN: SỰ THẬT CỦA PHAN VĂN BẮC, NI SƯ TIẾN SĨ VÀ TẤM HUY CHƯƠNG NẠM KIM CƯƠNG

Tôi sẽ đem đến cho quý vị một góc nhìn khác về sự thật của tài xế Phan Văn Bắc, luận văn Tiến sĩ của ni sư Đàm Lan và người hùng lái tàu từng xả thân cứu 300 người. Và còn một sự thật nữa, rất đáng tìm hiểu quanh chiếc huy chương đồng “nạm kim cương” của Đỗ Thị Phương Linh. 

Sự thật và 30 chục mạng người

Hai tài xế- hai người hùng vụ cứu xe đèo Bảo Lộc.


Cuối cùng thì như thường lệ, vẫn tranh cãi, vẫn lời ra tiếng, vẫn nhiều sự thật vào quanh  việc tài xế Phan Văn Bắc dìu xe khách cứu  người. Nhưng với tôi, chỉ có một sự thật: Đã có 30 người được sống, 2 tài xế dũng cảm, mưu trí và giỏi nghề cùng một bộ phận rất lớn luôn mong vào những điều tốt.

Tôi đã đọc lời chủ xe khách, phỏng vấn tài xế Toàn, tâm sự của Bắc và lời kể từ hành khách. Cả 3 đều một điểm chung: “Cám ơn tài xế Bắc vì xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi”. Mấy hôm nay chúng ta đi tìm cái gì nếu không phải là lời cảm ơn trên. Điều ấy đáng được ngợi khen, vỗ tay và khâm phục đấy chứ. Nếu cứ đòi hỏi hoàn hảo rằng xe khách phải vượt lên ra dấu dìu xe khách mất thắng với đám đông la hét hỗn loạn bên trong thì có lẽ phải chờ xem phim Holywood thôi các vị ạ!

Với tôi quan trọng nhất là mấy chục con người đã được sống. Còn chúng ta, mong mỏi điều tốt quá nên có hơi nôn nóng, quá tay, quá lời một chút cũng chẳng ảnh hưởng đến hòa bình nhân loại đâu. Nói gì thì nói, bản chất sự việc là xe cứu xe, người cứu người vẫn không thể thay đổi. Cứ thế đi cho đầu tuần tuần vui vẻ.


http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/hanh-khach-ke-lai-vu-xe-mat-thang-tren-deo-bao-loc-tai-xe-toan-moi-la-nguoi-co-cong-lon-nhat-591336.bld 

Tôi muốn tin




Có thể dư âm vụ chùa Bồ Đề (Hà Nội) mấy năm trước làm người ta thêu dệt thêm nghi án đạo luận văn Tiến sĩ của ni sư Thích Đàm Lan. Nhưng cũng có thể phần mềm phát hiện kiểm tra đạo văn ấy chưa biết nói dối. Còn tôi đang băn khoăn giữa những lời ni sư nói và kết quả từ phầm mềm vô tri vô giác kia.

Tôi xin trích lời ni sư Đàm Lan: “Hôm tôi bảo vệ, có đại diện nhiều trí thức trong, ngoài lĩnh vực Phật giáo, chứng kiến phần trình bày và cả một Hội đồng khoa học nhưng không ai có nói gì cả. Tôi không đạo của ai cả, đây là công sức nghiên cứu từ năm 2011 của tôi".

Và đây kết quả của phần mềm kiểm tra đạo văn Turnitin nổi danh thế giới: Bản tóm tắt LATS của nghiên cứu sinh Phan Thị Lan (Thích Đàm Lan) với đề tài “Đạo đức Phật giáo đối với văn hóa đạo đức người dân quận Long Biên, Hà Nội” có chỉ số giống nhau 52%, trong đó nguồn Internet 52%, tài liệu xuất bản 6%,  khóa luận sinh viên 6%”.

Tôi đọc luận án của ni sư có câu này: “Trong cơ chế thị trường hiện nay, bản năng ích kỷ trong con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển”. Tôi tin đại đa số những người tu hành khắc chế được điều đó. Nhưng tôi vẫn muốn có một lý do xác đáng để củng cố lòng tin vào những cái đáng ra phải tin…


http://www.tienphong.vn/giao-duc/lum-xum-nha-su-bao-ve-luan-an-tien-si-1048717.tpo 

Bao giờ cho hết loay hoay?



Lại gạch đá, lại phản đối và chỉ có vài lời thông cảm với những thay đổi trong kỳ thi THPT 2017 mà Bộ GDĐT vừa công bố.

Ở nước mình, đi tìm sự đồng thuận cực kì khó nhất là với một nền giáo dục vô cùng nhạy cảm. Thứ trưởng Bùi Văn Ga trấn an học sinh không việc gì phải lo lắng nhưng liệu với phương án thi nhiều điểm khác biệt so với năm trước liệu mấy ai đủ bình tĩnh.

Có thể Bộ này đang giải quyết và “sửa sai” dần những cải cách nửa vời của nhiệm kỳ trước, tuy nhiên 3 năm liên tục đảo qua đổi lại, tôi cũng còn chóng mặt nữa là các em. Vốn nín thở rồi giật mình thon thót trước những loay hoay thay đổi của Bộ Học nên dân chúng thường xem thực tế hơn là những khẳng định trên bàn giấy các bác ạ!

Lo hay sốc gì thì phương án trên mới chỉ cho 2017 rồi sau đó thì sao? Tôi chưa biết, quý vị cũng vậy và e rằng Bộ Học cũng đang suy tính. GS Nguyễn Minh Thuyết bảo rằng Bộ GDĐT cần cho biết từ nay đến 2020 thi thế nào, sau 2020 ra sao. Thưa GS, nếu làm được họ đã làm rồi chứ đâu có lần mò từng năm một cho ai cũng khổ thế này.



Ai còn nhớ?

 Trương Xuân Thức, người lái tàu xả thân cứu 300 hành khách


Có ai còn nhớ cái tên Trương Xuân Thức, người lái tàu xả thân cứu 300 hành khách 6 năm trước? Tôi cũng quên quý vị ạ! Nhất là mấy ngày qua tràn ngập bóng dáng khác. Quên bẵng như rất nhiều người cho đến khi xem những dòng tít “Gặp lai công nhân lái tàu cứu 300 hành khách…”

Bài báo viết: “Sau một thời gian điều trị chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Đức, anh Thức được xuất viện với tỉ lệ thương tật mất 61% sức khỏe vĩnh viễn, mất đi bàn tay trái, những vết sẹo sần sùi ở mặt, đùi, chân phải. Từ một người lành lặn, lao động chính của gia đình, giờ đây anh Thức chỉ còn biết trông chờ vào đồng lương hưu ít ỏi của mình để thuốc thang mỗi khi trái gió trở trời, đầu, tay, người lại đau nhức”.

Nếu không đọc, tôi cũng mải mê với Phan Văn Bắc, Toàn và Phong của vụ cứu xe trên đèo Bảo Lộc. Tôi có thể đổ lỗi cho dòng thông tin cuồn cuộn, thời gian vô tình hay đó là chuyện dĩ vãng xa xăm. Nhưng người hùng của 6 năm trước và hôm nay cũng vẫn là người hùng. Anh Thức xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi trông chờ điều đó các bạn ạ!


Tấm huy chương kim cương

Đô cử Đặng Thị Linh Phượng.

Không vàng, không bạc nhưng huy chương đồng ấy có nạm kim cương các bạn ạ! Kim cương của nghị lực, lòng kiên trì và ý chí tuyệt vời của cô gái tuyệt vời.

Sau tấm huy chương vàng ngoạn mục của Lê Văn Công, cuối tuần qua thể thao Việt Nam lại đón nhận thêm HCĐ hạng cân dưới 50 kg cho mức tạ 102 kg của đô cử Đặng Thị Linh Phượng  tại Paralympic Rio 2016. Với cô gái dị tật ấy, tấm huy chương dù chỉ màu đồng cũng là kết tinh của tinh thần thép và nỗ lực không ngừng nghỉ/

Xin lỗi Phương nhưng tôi vẫn phải trích lại những dòng viết về cuộc đời em. “Bị dị tật đôi chân từ khi lọt lòng mẹ, Phượng được gửi cho bà nội, cô lớn lên với gánh hàng rong của bà nội và những công việc ai thuê gì làm đấy. 12 năm trước, bà nội qua đời, một mình Phượng côi cút, bơ vơ, cô không biết nương tựa vào đâu. Thể thao chính là cánh cửa giúp Phượng tìm thấy ý nghĩa đời mình. Cô từng bộc bạch với người thân, khao khát cháy bỏng của đời cô là một vòng tay yêu thương của cha mẹ”.

5 năm lao vào tập luyện cùng bảng thành tích đồ sộ và những tấm huy chương nhiều màu. Với một người bình thường đã khó, với Phương càng đáng khâm phục hơn. Cám ơn e Phương nhé vì tôi đã có thêm một tấm gương…
 

http://thethao.thanhnien.vn/toan-canh-the-thao/do-cu-linh-phuong-co-gai-lac-vong-tay-cha-me-lap-ky-tich-o-paralympic-rio-67384.html    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét