Rất nhiều nguyên nhân gây chóng mặt, ngất, đặc biệt do các bệnh lý về
tim mạch hoặc nội thần kinh. Đây là một ca cấp cứu, cần đưa bệnh nhân
(BN) đến bệnh viện ngay lập tức. Choáng váng hay chóng mặt có thể lành
tính, nhưng cũng có thể là những biểu hiện cần phải điều trị, khi đi kèm
với các dấu hiệu: nhức đầu, mờ mắt, giảm khả năng nghe hoặc điếc, suy
giảm khả năng nói, đi bộ khó khăn. Ngất xỉu hay còn gọi là đột quỵ cần
một quá trình diễn tiến từ từ. Riêng về đột quỵ, BN hay có những cơn
thoáng thiếu máu não. BN gặp những cơn yếu tay chân thoáng qua, tự nhiên
hồi phục nhanh sau 5 - 10 phút hoặc một - hai giờ, nhiều người nghĩ chỉ
là do cảm cúm, hoặc trúng gió đơn giản, rồi bỏ qua. Với những BN này,
trong vòng 30 ngày sau đó, khoảng 15% trường hợp sẽ bị liệt thật sự.
Chóng mặt cũng có thể là do hạ đường huyết. Tình trạng này thường xảy
ra ở BN tiểu đường đang chích insulin, hoặc làm việc quá sức nhưng nhịn
đói, cơ thể mất nước. BN toát mồ hôi lạnh, bủn rủn tay chân; hoặc lơ
mơ, trả lời đáp ứng chậm hay lâm vào cảnh mê man, đôi khi yếu liệt tay
chân. Ngay lập tức phải cho BN uống nước đường, sữa.
Rối loạn tiền đình cũng khiến người bệnh bị các triệu chứng như chóng
mặt, buồn nôn, người chòng chành, đầu đau nhức, mệt mỏi... Người bệnh
cần hạn chế di chuyển vì có thể bị té ngã. Để sơ cứu các “tai nạn” bất
ngờ, trước hết, BN phải được nằm ở tư thế thoải mái, tránh bị nghẹn
đường thở. Nếu BN còn tỉnh táo, có thể dùng nước đường hoặc khoáng chất
để giảm các triệu chứng buồn nôn. Nếu BN bị mất mạch, phải thực hiện
ngay động tác ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp thổi ngạt; và lập tức gọi
xe cấp cứu đưa BN đến bệnh viện, điều trị triệt để.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét