NGƯỜI ANH HÙNG CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
VÀ ÁN TÙ HÈN HẠ CỦA BỌN TAY SAI BÁN NƯỚC
VÀ ÁN TÙ HÈN HẠ CỦA BỌN TAY SAI BÁN NƯỚC
Trung tá QĐND Việt nam Trần Anh Kim, người Sỹ quan anh dũng đã tham gia 3 cuộc chiến, nhưng sau đó là sự trù dập có chủ ý, sự bức hại, vu oan, gài bẫy đẩy ông vào án tù oan nghiệt, đó cũng là kịch bản trung với những người có chiến công xuất sắc trong cuộc chiến trống quân Trung quốc xâm lược năm 1979 mà đỉnh cao là những vụ thanh trừng bí ẩn, những vụ tai nạn đáng ngờ, như vụ Ngày 25/5/1998 một tai nạn máy bay thảm khốc đã xảy ra ở Lào đã làm cho Đoàn tướng lĩnh cấp cao của quân đội nhân dân Việt Nam có 20 sĩ quan trung, cao cấp hy sinh, trong đó có 5 vị tướng và 5 vị đại tá, một người là con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân (nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị):
1-Trung tướng Đào Trọng Lịch-Tổng tham mưu trưởng
2- Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2
3- Thiếu tướng Trần Minh Thiết
4- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ
5- Thiếu tướng Phạm Minh Thanh
6- Đại tá Hoàng Bình Quân
7- Đại tá Lai Thế Cường
8- Đại tá Cao Tiến Lãm
9- Đại tá Ngô Quang Vinh
10- Đại tá Lê Văn Hân
…
Điều xót xa là: những người bị tử nạn trong đó hầu hết là sĩ quan chỉ
huy chống bành trướng Trung Quốc ngoan cường tại mặt trận Vị Xuyên, Hà
Giang: Tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, ông đang chuẩn bị vào vị trí Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Đào Trọng Lịch nguyên là Sư đoàn trưởng Sư
316; Tướng Trần Tất Thanh, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư 31? Có một người là
con trai duy nhất của Đại tướng Chu Huy Mân, anh là Trung tá Chu Thế
Sơn, cán bộ Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu.
Một cán bộ khác
tên là Đoàn đã quyết định không đi cùng chuyến bay vào giờ chót nên đã
sống sót. Tuy nhiên, như một định mệnh, cán bộ này đã tử nạn trong vụ
tai nạn máy bay trực thăng 5 năm sau tại Hòn Mê (Thanh Hóa) ngày
26/1/2003 trong vụ đó Tư lệnh quân khu 4, Tham mưu trưởng QK4 đã tử nạn.
Xin giới thiệu 1 bài viết hiếm hoi của ông Trần Anh Kim, người Sỹ quan
QĐND anh dũng trống quân TQ xâm lược năm xưa nay mới được ra tù, còn gặp
nhiều khó khăn trong cuộc sống và sức khỏe thì rất yếu ..
-------------------------- -------------------------- -------------------------- ------------------
TRẦN ANH KIM - CÁNH ĐỒNG SONG ÁNG NGỔN NGANG XÁC GIẶC
Kết thúc chiến tranh, song chiến sự trên toàn tuyến biên giới phía Tây
nam Tổ Quốc chưa một ngày im tiếng súng! Một số đơn vị của sư đoàn
phải đi tiễu Phỉ ở Tây Nguyên. Cùng thời điểm đó, sư đoàn bộ binh ba Sao
Vàng nhận thông báo: Trên toàn tuyến biên giới phía Bắc xẩy ra nhiều
diễn biến rất phức tạp. Trước tình hình đó, tháng 7 năm 1976 sư đoàn
đang đóng quân ở tỉnh Khánh Hoà nhận lệnh cấp tốc chuyển ra trấn ải biên
giới phía Bắc, có nhiệm vụ: "chống kẻ thù K" (chúng tôi được quán triệt
như thế). Như vậy, sư đoàn bộ binh 3 chúng tôi chưa được hưởng trọn vẹn
một ngày hoà bình.
Đến vị trí mới, nhiệm vụ chính của chúng tôi lúc này là: Xây dựng trận địa, đào hào, đắp luỹ... thành phòng tuyến phòng thủ cơ bản, kiên cố và luôn ở tư thế sẵn sàng chiến, quyết tâm bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng trên biên cương Tổ Quốc, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân vùng biên ải. Phần lớn, những cán bộ, chiến sỹ sư đoàn 3 Sao Vàng anh hùng thời điểm ấy đã tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh. Trước kẻ thù mới mạnh hơn, đông hơn ta gấp nhiều lần, đặc biệt trước đây họ đã từng là bạn "núi liền núi, sông liền sông" liền cả biển, cả trời. Nay, một lần nữa những người lính sư đoàn 3 Sao Vàng được thể hiện sức mạnh, truyền thống trung dũng, kiên cường..., đúng bản chất một đội quân: "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng!".
Những ngày này, toàn đơn vị lúc nào cũng sôi động, sôi động đến lạ thường. Thực tế chứng minh cái mà người ta thường nói: "Diễn biến hoà bình" không có đất dung thân. Khẩu hiệu chỉ đạo của chúng tôi là: "Chưa có giặc, coi như có giặc. Giặc đến rồi coi như chưa đến". Tất cả biến thành hành động, ý chí quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc thân yêu của chúng ta.
Những năm tháng sống trên biên giới, về đêm, núí rừng Lạng Sơn im lặng đến lạ thường, tôi cùng đồng đội đang chìm sâu trong giấc ngủ. Khác với mọi khi: đêm nay bỗng dưng, tiếng chuông điện thoại reo lên phá tan sự yên tĩnh của màn đêm vốn có bấy lâu nay. Tôi giật mình tỉnh dậy, liếc nhìn đồng hồ lúc này đã một giờ sáng ngày 17-02-1979. Tôi cầm ống nghe hỏi ngay: Alô! Alô! Ai đó? Có tiếng đáp lại từ đầu dây bên kia: "Em đây! Trương Minh Tâm đây" (đồng chí Tâm là chính trị viên C64, Đại đội hoả lực của tiểu đoàn). Đồng chí Tâm nói: "Báo cáo thủ trưởng, C64 phát hiện có rất nhiều ánh đèn pin đi lại lộn xộn ở đồi văn công" (quả đồi cạnh khu vực đóng quân của C64, đoàn văn công QK1 biểu diễn phục vụ D6, từ đó anh em đặt tên là đồi văn công. Nay hình dung lại mới biết, bộ binh địch đã ém sát từ đêm.)
Nghe đồng chí Tâm báo cáo, tôi suy nghĩ chọn phương án thích hợp tổ chức kiểm tra, nắm tình hình. Tôi điện cho đồng chí Phạm Hồng Giỏi - Chính trị viên C63, đồng chí Tâm - Chính trị viên C64, giao cho mỗi đơn vị cử một tổ tiếp cận kiểm tra khu vực đồi văn công và những địa bàn lân cận. Tiểu đoàn bộ cử tiểu đội trinh sát ra cao điểm 386 vòng lại C64 bắt liên lạc với lực lượng tuần tra của C63, C64, tại đồi văn công. Phương án tuần tra được các đơn vị thực hiện. Không thể ngủ lại được nữa, tôi ngồi trầm tư hình dung lại các phương án tác chiến của đơn vị xem còn điểm gì cần phải bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Đang trầm tư suy nghĩ chờ kết quả của các tổ tuần tra báo về. Song, cái mà cả dân tộc Việt Nam không ai là người mong muốn cũng đã đến.
Đúng 5 giờ ngày 17-02-1979 tiếng chuông điện thoại lại reo lên một hồi dài. Lân này, chuông điện thoại không reo ở máy nội bộ mà reo ở máy của Trung đoàn. Tôi vừa cầm tổ hợp áp vào tai đã nghe rất rõ tiếng đồng chí Nguyễn Khánh - Trung đoàn trưởng - Trung đoàn 12 ở đầu dây bên kia. Đồng chí Khánh thông báo rất ngắn gọn: "Địch đánh lớn ở Cao Bằng, các đồng chí phải kịp thời củng cố tinh thần cho bộ đội, nâng cao cảnh giác sẵn sàng cơ động chiến đấu tiêu diệt địch ngay từ loạt đạn đầu".
Tiếp thu toàn văn nội dung thông báo của đồng chí Trung đoàn trưởng. Tôi cầm điện thoại gọi Chính trị viên các Đại đội gồm: C61; C62; C63; C64, các đồng chí chính trị viên đã cầm máy. Tôi chưa kịp thông báo thì pháo của quân bành trướng Bắc Kinh đã dồn dập bắn vào đội hình đóng quân của tiểu đoàn bộ binh 6. Dây điện thoại thời gian đó ở trên cao, đều là dây trần, pháo địch bắn, dây điện thoại đứt hết, liên lạc hữu tuyến bị tê liệt hoàn toàn. Để các Đại đội nắm được nội dung thông báo của đồng chí Trung đoàn trưởng, tôi viết công văn giao cho truyền đạt thông báo tới từng Đại đội. Nội dung là: "Gửi các C của tiểu đoàn bộ binh 6: Trên nhận định: địch bắn pháo một tuần. Tôi nhận định: địch bắn pháo một ngày. Các C cho bộ đội tăng cường củng cố công sự, luôn ở tư thế sẵn sàng cơ động chiến đấu với bộ binh địch. Khi phát hiện có bộ binh, các đơn vị khẩn trương cho bộ đội vận động ra các chốt theo đúng phương án đã thông nhất đồng thời cử một bộ phận bảo vệ doanh trại, cất dấu tài liệu... Chú ý: bảo vệ an toàn cho bộ đội, đơn vị nào để bộ đội hy sinh ngoài công sự, cán bộ đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Tiểu đoàn. Kim "
Các đồng chí truyền đạt chuyển lệnh của tiểu đoàn xuống các đại đội trở về an toàn. Chúng tôi chưa kịp nắm lại tình hình thì trinh sát đã thông báo: "bộ binh địch đang tiến vào khu vực đóng quân của tiểu đoàn". Như vậy: Chỉ sau 40 phút pháo binh Trung Quốc nã dồn dập vào khu vực đóng quân của toàn tiểu đoàn, pháo vừa ngớt, bộ binh địch đã xuất hiện. Tôi cùng đồng chí Phong tiểu đoàn phó trao đổi chớp nhoáng rồi ra lệnh cho tiểu đoàn bộ lên vị trí chỉ huy tại cao điểm 339. Giao cho Trung đội vận tải chuyển toàn bộ hàng hoá, tài liệu ra các hố sắn cao sản chưa kịp trồng, vùi vào đó. Chỉ huy chúng tôi tới cao điểm 339 cũng là lúc C61; C63 và Trung đội ĐKZ 82 của C64 cũng vừa tới. Riêng C62 chưa bắt được liên lạc nhưng tôi tin rằng bộ đội cũng chiếm lĩnh được trận địa tại cao điểm 386. Tôi rất mừng về ý thức chấp hành mệnh lệnh của cấp dưới. Toàn tiểu đoàn bộ binh 6 đã bình tĩnh, tự tin vào trận theo đúng phương án như những lần diễn tập. Tại hầm chỉ huy của tiểu đoàn bộ trên cao điểm 339, dùng ống nhòm quan sát pháo đài Đồng Đăng, tôi thấy có 5 xe tăng của bọn Bành trướng Bắc Kinh đang quần lộn trên pháo đài, cùng với xe tăng là lực lượng bộ binh đông như kiến cỏ đang thi nhau gào thét, thổi kèn dê inh ỏi, sau mỗi hồi kèn là chúng hô "tả tả", chúng tỏ ra hiên ngang như đi vào chỗ không người. Tôi ra lệnh cho đồng chí Cương - Trung đội trưởng - Trung đội ĐKZ 82 giá súng, bình tĩnh lấy phần tử thật chính xác nổ súng tiêu diệt xe tăng địch. Đáng tiếc, cự ly quá xa, ĐKZ 82 của ta bắn không tới. Xe tăng địch phát hiện mục tiêu, chúng quay nòng pháo bắn trả. Trước sự ngạo mạn của kẻ thù, đồng chí Biên - Trung đội trưởng bộ binh thuộc C63 đề nghị: sử dụng B40; B41, thành lập tổ xăn tăng do đồng chí trực tiếp phụ trách vận động xuống gần tiếp cận để tiêu diệt xe tăng địch. Sáng kiến của đồng chí Biên được chấp nhận. Tiểu đoàn bộ binh 6 anh hùng đã sẵn sàng trong tư thế xuất kích tiêu diệt lực lượng bộ binh địch đông gấp nhiều lần mình. Đang trong tư thế xuất kích thi đồng chí Thành trợ lý tác chiến của Trung đoàn 12 từ cao điểm 438 chạy xuống thông báo: "Sở chi huy tiền phương của Trung đoàn bộ binh 12 ở cao điểm 438 đang bị dịch bao vây chặt trong đó có cả đồng chí Khánh - Trung đoàn trưởng; đồng chí Tai Chính uỷ và toàn bộ lực lượng trợ lý chủ chốt của Trung đoàn".
Nghe đồng chí Thành trao đổi, tôi suy nghĩ: Phương án tác chiến bị thay đổi, tình hình trở lên phức tạp hơn nhiều. Phía trước là bộ binh địch đông hơn ta gấp nhiều lần, có xe tăng và lực lượng pháo binh đi cùng yểm trợ đắc lực. Phía ta thông tin liên lạc tắc nghẽn, toàn tiểu đoàn trong tư thế độc lập tác chiến theo phương án mà trước đó đã được tập luyện nhiều lần nhuần nhuyễn. Trong lúc lực lượng của ta mỏng, đối tượng tác chiến mới, nếu bị phân tán sẽ gặp nhiều khó khăn. Song, nếu để sở chỉ huy Trung đoàn bị xoá sổ là nguy cơ thế trận bị vỡ. Suy nghĩ như vậy, tôi mời đồng chí Phong tiểu đoàn phó; đồng chí Biết - Chính trị viên C61; đồng chí Giỏi - Chính trị viên C63; đồng chí Cương - Trung đội trưởng - Trung đội ĐKZ 82 của C64 và một số đồng chí trợ lý của tiểu đoàn bộ tranh thủ hội ý (các đồng chí cấp trưởng quân sự đang đi tập huấn ở sư đoàn chưa về kịp). Thay mặt các đồng chí, tôi thông báo tình hình địch - ta và diễn biến đang hiện ra trước mắt để mọi người hình dung và nêu những nhận định của tôi để các đồng chí tự do tư tưởng đóng góp ý kiến. Rất mừng, những ý tưởng tôi nêu ra đều được các đồng chí đồng tình ủng hộ. Hội ý xong, tôi nêu ý định sử dụng lực lượng cũng được tập thể ủng hộ. Trên cơ sở đó, tôi phân công các đơn vị đang đứng ở vị trí chốt trên cao điểm 339 như sau: Đại đội bộ binh 61 và Trung đội ĐKZ 82 ở lại cao điểm 339 dưới sự chỉ huy chung của đồng chí Nguyễn Văn Biết - Chính trị viên C61 có nhiệm vụ: Chốt giữ cao điểm 339 và chặn địch ở phía Đồng Đăng tiến về sở chỉ huy cơ bản Trung đoàn bộ - Trung đoàn bộ binh 12.
Lực lượng còn lại gồm: Đại đội C63; Tiểu đoàn bộ - tiểu đoàn bộ binh 6, dưới sự chỉ huy của tôi (chính trị viên tiểu đoàn), đồng chí Phong (tiểu đoàn phó) khẩn trương vận động về cao điểm 438 có nhiệm vụ: Nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa tổ chức đánh địch giải vây cho Sở chi huy tiền phương Trung đoàn 12 đang bị địch bao vây gặp rất nhiều khó khăn. Từ cao điểm 339, chúng tôi vận động về cao điểm 438, tiến được một phần ba cao điểm 438, đội hình phải dừng lại vì bị lộ, địch chống lại quyết liệt. Tôi tranh thủ trao đổi với đồng chí Phong, đồng chí Giỏi cho bộ đội lui xuống vòng qua C63 tiếp cận với cao điểm 438, địa hình này bộ đội đã thuộc. Toàn đơn vị vận động chạm cánh đồng thì phát hiện địch đang hành quân ra cánh đồng Song Áng rất đông. Không gặp lực lượng nào chống trả, chúng ra vẻ bình tĩnh, tự tin rất chủ quan, ngênh ngang coi thường đối phương. Tiểu đoàn bộ binh 6 thấy rất rõ ý định của quân Bành trướng Bắc Kinh. Tôi nhận định: Hướng chính là Đồng Đăng đã bị rơi vào tay địch, chúng đang làm chủ cầm cự, thu hút phần lớn lực lượng ta. Mũi vu hồi của chúng là một trung đoàn bộ binh, chúng kết hợp với xe tăng đánh chiếm đường 1B nhằm chia cắt lực lượng, chặn đường chi viện của ta ra phía trước. Hiện tại, những cán bộ chủ chốt của Trung đoàn 12 đã tập trung hết ra sở chỉ huy tiền phương lại đang bị địch bao vây chặt trên cao điểm 438. Sở chỉ huy cơ bản phía sau lúc này toàn là lực lượng phục vụ. Các tiểu đoàn bộ binh, các đại đội trực thuộc đã vào trận và đều nằm ở phía trước. Nếu không nhanh chóng sử dụng lực lượng tiến công, bẻ gẫy, chặn đứng Trung đoàn vu hồi của địch để chúng chiếm được đường 1B. Từ vị trí chúng chiếm được về sở chỉ huy cơ bản của Trung đoàn 12 khoảng 2,5km. Như vậy Trung đoàn bộ - Trung đoàn 12 có nhiều nguy cơ bị xoá sổ. Một phương án mới thoáng qua, tôi định bàn với đồng chí Phong (tiểu đoàn phó) khẩn trương điều C61 đang chốt trên cao điểm 339 vận động xuống đường 1B chặn đầu mũi vu hồi của địch tại hang con khoang; C64 khoá đuôi; C63 và tiểu đoàn bộ tập trung hết lực lượng đánh chính diện đội hình địch. Thời gian lúc này rất gấp và đây cũng là thời cơ hiếm có đối với chúng tôi. Tôi nghĩ: thực hiện phương án trên là tốt, nhưng sẽ mất thời cơ, từ thế chủ động sẽ rơi vào thế bị động đối phó, ta gặp rất nhiều khó khăn. Suy nghĩ như vậy, chúng tôi quyết định tập trung toàn bộ lực lượng, huy động hết các loại hoả lực gồm: cối 60 ly; B40; B41; RPĐ; M79; Đại Liên; AK các loại bí mật chiếm lĩnh trận địa, các địa hình có lợi khi có lệnh thì đồng loạt nổ súng tiến công tiêu diệt địch. Dùng khẩu Đại Liên của đồng chí Vạn làm khẩu lệnh phát hoả tấn công.
Để địch tiến gần đường 1B, tôi ra lệnh cho đồng chí Vạn nổ súng. Khẩu Đại Liên đồng chí Vạn vừa nhả đạn, các loại vũ khí của toàn đơn vị tham gia chiến đấu đồng loạt nổ súng. Bị đòn phủ đầu hết sức bất ngờ, thói ngênh ngang coi thường đối phương của bọn kẻ cả biến mất. Chúng hoảng loạn đến không ngờ, chẳng khác gì đàn ong vỡ tổ. Chúng hò nhau bỏ chạy về phía bên kia chân đồi mà không một tên nào giám nổ súng chống trả.
Chiến thắng ngay từ loạt đạn đầu, toàn đơn vị xung trận bừng bừng khí thế. Từng xạ thủ, từng khẩu hoả lực thi nhau nhả đạn vào đội hình kẻ thù, hò nhau diệt càng nhiều địch càng tốt. Với khí thế đánh thắng ngay từ loạt đạn đầu, nhìn đội hình của địch thấy bọn chúng ngơ ngác, tìm đường thao chạy. Trước cảnh ngộ địch bất ngờ, bị trận đòn đau nhưng chúng không chống trả. Thừa thắng xông lên, từ chiến sỹ nuôi quân đến cán bộ Tiểu đoàn đều nổ súng tiến công nã đạn vào đầu quân Bành trướng Bắc Kinh lập công xuất sắc. Càng đánh, tinh thần chiến đấu càng cao quên cả đói khát, mệt mỏi. Trận đầu quân Bành trướng Bắc Kinh xâm phạm bờ cõi của một dân tộc anh hùng bị trận đòn đau, xác bọn chúng nằm phơi ngồn ngang trên cánh đồng Song Áng. Lịch sử chiến tranh chống bọn phong kiến Phương Bắc của bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung... đã được thế hệ chúng ta hôm nay viết tiếp. Trận đầu ra quân, tiểu đoàn bộ binh 6 anh hùng đã làm cho giặc Phường Bắc bạt vía, kinh hồn, tim đập, chân run.... số sống sót tìm nhà lúa, bụi cây, bờ ruộng, các địa hình có lợi để chui rúc, ẩn nấp.... Cái chiến thuật gọi là biển người, đầu nhọn, đuôi dài của quân Bành trướng Bắc Kinh làm sao có thể khuất phục được một quân đội anh hùng được sinh ra và trưởng thành từ một dân tộc anh hùng. Ai đã dạy ai bài học? quân Bành trướng Bắc Kinh không nhận ra điều đó hay sao?!
Chiều 17-02-1979, chúng tôi xốc lại đội hình, tôi đến từng khẩu đội hoả lực động viên, ngợi khen tinh thần chiến đấu dũng cảm của từng chiến sỹ. Trong trận đánh này, khẩu Đại Liên của đồng chí Vạn lập công xuất sắc nhất. Tôi trao đổi với đồng chí Vạn khẩu đội trưởng - khẩu đội Đại Liên: Bọn tàn quân, chúng đang chui lủi tìm các bụi rậm ẩn náu, em quan sát thật kỹ, thấy địch, em dùng đạn vạch đường chỉ điếm cho các loại hoả lực tập trung tiêu diệt địch. Để Vạn có niềm tin, tôi dẫn Vạn ra tận nơi quan sát và chỉ chỗ cho Vạn nhả đạn vào đầu thù. Được chính trị viên quan tâm, Vạn thể hiện hết khả năng của mình, góp phần không nhỏ nâng cao hiệu xuất chiến đấu toàn đơn vị. Một ngày đã qua, màn đêm trùm xuống, tiếng súng các loại tạm lặng, núi rừng Lạng Sơn trở lại yên tĩnh. Nhiệm vụ của những người chỉ huy lúc này cần đến kinh nghiệm, bản lĩnh hết sức vững vàng, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc, đáng tin cậy cho bộ đội. Chúng tôi tranh thủ hội ý, rút kinh nghiệm qua một ngày chiến đấu, động viên bộ đội chuẩn bị tinh thần bước vào trận chiến đấu mới.
Sáng 18-02-1979, địch sử dụng lực lượng dân binh dưới sự bảo vệ của bộ binh. Chúng khiêng những súc vải trắng đến các khu vực xác quân Bành trướng chất chồng, xé ra từng mảnh gói xác những tên Bành trướng mới bị tiêu diệt hôm qua, nay còn nằm ngổn ngang đầy cánh đồng Song Áng. Phát hiện được địch, chúng tôi động viên bộ đội bình tĩnh, giữ bí mật, làm địch chủ quan. Thấy không có sự chống trả, địch kéo nhau ra mỗi lúc một đông, chúng thi nhau thu dọn xác chết. Chờ thời cơ chín muồi, chắc ăn chúng tôi lệnh cho các loại hoả lực của bộ đội ta nổ súng tiêu diệt địch. Lại một lần nữa, quân Bành trướng Bắc Kinh bất ngờ, chúng phải trả giá. Ngay từ những loạt đạn đầu số đông bọn chúng đã bị tiêu diệt, xác bọn chúng lại ngổn ngang, số sống sót bỏ chạy dạt sang phía chân đồi bên kia tìm nơi ẩn náu. Bị trận đòn tiếp theo, chúng không dám ra lấy xác, thu dọn chiến trường nữa. Chúng tôi tiếp tục động viên bộ đội bình tĩnh, quan sát kỹ từng động tác, cử chỉ của địch đồng thời ngụy trang thật kín đáo, không để địch phát hiện. Phải luôn tạo ra thế bất ngờ mới, lừa bọn Bành trướng Bắc Kinh. Cái bất lợi nhất đối với bọn chúng là: địa hình không thuộc. Khi thấy địch đông, chúng ta tiếp tục nổ súng tiêu diệt. Điều chúng tôi thấy rất lạ ở chỗ: Sau gần hai ngày chiến đấu, địch bị tổn thất rất nặng nề nhưng chúng không đầu hàng, không chống trả, không gọi pháo bắn yểm trợ. Tôi cùng anh em phán đoán khả năng lực lượng địch rất đông, vị trí phục kích của ta chúng không phát hiện được, đành chịu hoặc chúng chưa biết gọi pháo... càng như thế, càng thuận lợi cho ta. Sang chiều, không khí vẫn tạm yên lặng, bộ đội phát hiện một số tên cầm gương và đèn pin phát tín hiệu bắt liên lạc. Chúng tôi nhận định: Khả năng diệt được nhiều địch như các trận trước là không còn. Tôi thông báo cho bộ đội chuẩn bị súng bắn tỉa, cứ phát hiện thằng nào, tỉa thằng đó. Bộ đội phấn khởi, thi nhau tìm địch tỉa, tiêu hao lực lượng, làm tinh thần địch căng thẳng, hoang mang, nơm nớp lo sợ, luôn trong tư thế hoảng loạn. Từ khi đơn vị tổ chức bắn tỉa, lúc đó mới phát hiện tiếng súng của địch bắn trả. Một lần nữa, lại phải nhắc nhở bộ đội cảnh giác, không để địch phát hiện vị trí phục kích của ta.
Thực hiện ý đồ đánh Việt Nam, trước đó nhà cầm quyền Bắc Kinh mở một chiến dịch tuyên truyền rùm beng, chúng đã từng huyênh hoang tuyên bố: "Dạy cho nhà cầm quyền Việt Nam một bài học". Sẽ "ăn cơm sáng ở Lạng Sơn; ăn cơm trưa ở Hà Nội". Lịch sử Trung Quốc, một dân tộc đất rộng, người đông để lại cho loài người nhiều tác phẩm chiến tranh nội chiến đánh giết lẫn nhau thì chưa dân tộc nào trên thế giới có được, nhưng không bao giờ đánh thắng bất kỳ ai. Ngược lại Trung Quốc đã bị nhiều nước nhỏ hơn họ từng dạy cho nhà cầm quyền Bắc Kinh nhiều bài học. Điều này cả thế giới biết, chỉ riêng tập đoàn Bành trướng Bắc Kinh là quên. Nay nhà cầm quyền Bắc Kinh dám tuyên bố: "dạy cho nhà cầm quyền Việt Nam một bài học". Loại thầy dốt, chưa biết thắng ai. Trong khi dân tộc Việt Nam, một dân tộc gan góc, anh hùng, thông minh, kiên cường, dũng cảm... từ cổ tới kim đã từng dẠy cho Đại Hán nhiều bài học, về nước rồi mà vẫn tim đập, chân run, hồn bay, phách lạc... mà nay đã vội quên sao?! Chưa nói tới bề dÀy lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi những người lính Sư đoàn Sao Vàng anh hùng, Trung đoàn 12 anh hùng, Tiểu đoàn 6 anh hùng, đã từng dày dạn trong bom đạn.... Trong khi quân đội Bắc Kinh chưa từng thắng ai, bì với chúng tôi sao được?!. Tại mặt trận, bọn Bành trướng Bắc Kinh đã vội vàng học chúng tôi cách bắn tỉa, nhưng không hiệu quả. Ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh, "Ăn cơm sáng ở Lạng Sơn; ăn cơm trưa ở Hà Nội" của nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bị phá sản hoàn toàn.
Tối 18-02-1979, tại mặt trận trên địa bàn chúng tôi đảm nhiệm đang trong trạng thái yên tĩnh, mọi hoạt động trở lại bình thường. Chúng tôi tổ chức rút kinh nghiệm hai ngày chiến đấu thấy: Quân Bành trướng Bắc Kinh chỉ đánh giờ hành chính. Ra trận lần đầu bọn chúng ngơ ngác, ngơ ngác đến khờ dại. Chính vì vậy số lượng địch bị chúng tôi tiêu diệt khá nhiều, không sao đếm xuể. Mặc dù chúng tôi không thu được vũ khí, không bắt được tù binh. Nhưng lần đầu ra trận, đánh quân Bành trướng Bắc Kinh, hiệu suất chiến đấu cao chưa từng có trong lịch sử sư đoàn.
Về phía đơn vị: Lực lượng tham gia chiến đấu ít, an toàn, không đồng chỉ nào hy sinh chỉ một vài đòng chí bị thương nhẹ, không mất sức chiến đấu. Có thể nói chúng tôi là những người lính gặp may, vì sớm phát hiện được lực lượng vu hồi của địch. Quân Bành trướng Bắc Kinh thì gặp hoạ. Đây là trận chiến đấu hết sức lý tưởng đối với những người lính chúng tôi.
Sáng 19-02-1979, quân Bành trướng Bắc Kinh không dám xuống cánh đồng Song Ang lấy xác. Chúng chiếm các điểm cao song song với đường 1B, nếu chúng ta sơ hở, phát hiện được, chúng sẽ bắn tỉa. Tín hiệu bắt liên lạc của bọn chúng chủ yếu vẫn là ánh đền pin, ánh phản chiếu của gương (chúng tôi phán đoán như vậy). Mọi hành vi, cử chỉ của quân Bành trướng Bắc Kinh không qua nổi những con mắt tinh tường của những người lính đã từng trải, dày dạn kinh nghiệm trong khói lửa... Chính những tín hiệu của địch giúp chúng tôi dễ phát hiện để tỉa bọn chúng.
Suốt ngày 19-02-1979, chiến sự lắng xuống, thỉnh thoảng chỉ nghe lẹt đẹt mấy tiếng súng bắn tỉa. Như vậy mũi vu hồi chiến dịch của quân Bành trướng Bắc Kinh đã bị chúng tôi bẻ gẫy, chặn đứng. Không hiểu bọn Bành trướng Bắc Kinh có mưu đồ gì mới? Song, nhiệm vụ của chúng tôi lúc này là: luôn ở tư thế sẵn sàng cơ động chiến đấu cao. Sau gần 3 ngày quần nhau với địch, vũ khí, lương thực đã cạn, không được sự chi viện của cấp trên. Đặc biệt suốt mấy ngày chiến đấu chúng tôi không bắt liên lạc được với Trung đoàn. Mọi diễn biến xẩy ra ngoài mặt trận, đều do anh em chúng tôi chủ động xử trí. Say sưa đánh giặc nhưng vẫn canh cánh bên người, không hiểu sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn 12 có an toàn hay không? Các đồng chí chỉ huy Trung đoàn có ai việc gì không? Chiều hôm đó, tôi cùng đồng chí Phong trao đổi thống nhất: đúng 20 giờ ngày 19-02-1979 tổ chức cho bộ đội lui quân về sở chỉ huy Trung đoàn xốc lại đội hình chuẩn bị cho những trận đánh tiếp theo. Quảng đường từ cánh đồng Song Áng về đến sở chỉ huy Trung đoàn khoảng 2,5km. Đội hình tiểu đoàn vừa làm nhiệm vụ trinh sát, vừa hành quân trong màn đêm đen đặc để bảo vệ an toàn, mất trắng cả một đêm. Mặt khác bộ đội vừa đói, vừa khát, sức khoẻ giảm sút trông thấy. Bởi vậy, quãng đường tuy ngắn nhưng tới tận 5 giờ sáng ngày 20-02-1979, toàn đội hình mới về tới sở chỉ huy cơ bản Trung đoàn bộ. Ổn định vị trí cho bộ đội, tôi vội vã tìm gặp các đồng chí trong ban chỉ huy Trung đoàn. Tại sở chỉ huy, tôi thấy đầy đủ các anh Khánh; Quế; Tài; Viêng; Huề... gặp nhau đầy đủ, tay bắt mặt mừng, nỗi vui mừng khôn xiết, quên cả đói khát. Khi nhìn thấy nhau người nào, người ấy đều khoẻ mạnh, lành lặn bình an, chỉ khác ở chỗ: mới qua mấy ngày đối mặt với kẻ thù người nào cũng như rắn chắc, chai sạn thêm ra rất nhiều. Đến giờ sinh hoạt, các đồng chí cán bộ Trung đoàn mời tôi ở lại ăn sáng. Nghỉ ngơi một chút cho lại sức, tỉnh táo, tôi có nhiệm vụ báo cáo toàn bộ diễn biến mấy ngày chiến sự xảy ra tai cánh đồng Song Áng để các đồng chí nắm, rút kinh nghiệm và có phương hướng chỉ đạo những trận chiến đấu tiếp theo trong những ngày tới. Nghe tôi báo cáo xong, ban chỉ huy Trung đoàn thống nhất nhận xét: Tiểu đoàn bộ binh 6, đặc biệt là tiểu đoàn bộ và C63 ngày đầu, trận đầu ra quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Mặc dù tương quan lực lượng không cân sức, ta chỉ có hai đại đội, lực lượng của địch một trung đoàn đủ. Nhưng với tinh thần, ý chí của những cán bộ chiến sỹ ở một đơn vị anh hùng (từ đồng chí chiến sỹ nuôi quân đến cán bộ tiểu đoàn) đã chủ động, sáng tạo, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm chặn đứng mũi vu hồi chiến dịch của quân Bành trướng Bắc Kinh góp phần bảo vệ an toàn các khu căn cứ của ta.
Trận đầu ra quân lực lượng địch bị tiêu diệt khá nhiều, xác địch ngổn ngang đang phơi đầy trên cánh đồng Song Áng.
Lực lượng ta an toàn, chỉ một vài đồng chí bị thương nhẹ, không có cán bộ, chiến sỹ nào hy sinh. Có thể nói: hiệu xuất chiến đấu của những trận đánh tại cánh đồng Song Áng là rất cao, hiếm có trong lịch sử chiến đấu sư đoàn.
Trận đánh xẩy ra tại cánh đồng Song Áng đã góp phần bảo vệ án toàn cho Trung đoàn bộ Trung đoàn 12, giải toả cho các đồng chí cán bộ bị địch bao vây tại cao điểm 438 (sở chỉ huy tiền phương của Trung đoàn). Đập tan ý đồ sử dụng chiến thuật đầu nhọn, đuôi dài của địch, đẩy bọn chúng rơi vào tình thế bị động, lúng túng. Thúc đẩy phong trào thi đua toàn đơn vị, góp phần đáng kể vào chiến công chung của đội hình Trung đoàn. Một lần nữa tiểu đoàn bộ binh 6 anh hùng ghi thêm vào trang sử vẻ vang của Trung đoàn 12 anh hùng, trong đội hình sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng anh hùng.
(Trung tá Trần Anh Kim)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét