Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

3 THÁNG TỰ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH


Ở một môi trường không bản ngữ như Việt Nam, cộng với việc đa số mọi người đều ít khi sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ thấy kỹ năng nghe tiếng Anh cực khó. Bạn buộc phải tự tạo môi trường nghe cho mình: TV, radio, Internet, ect. Nếu bạn đã cố tạo môi trường nghe rồi, nhưng vẫn thấy khó nghe khi giao tiếp với người bản ngữ, thường nguyên nhân sẽ là:

- Phát âm đang sai quá nhiều.

- Nghe nguồn tài liệu quá khó

- Nghe chưa đủ nhiều hoặc chỉ nghe thụ động.

Vậy học nghe tiếng Anh thế nào và nên dùng tài liệu gì?

Nghe có 2 kiểu: nghe chủ động và nghe thụ động:

+ Nghe thụ động: tức là chỉ nghe cho não quen với âm, từ vựng, ngữ điệu, vv... mà không buộc phải hiểu. Bạn có thể để các chương trình tiếng Anh chạy cả ngày, như BBC, CNN, Discovery Channel, Youtube videos, Talk shows, Movies, ect.


Nghe thụ động như thế nào?

Tranh thủ lúc rảnh như trước khi đi ngủ, vừa mới thức dậy, hay đang tập thể dục, lái xe vv..., bất cứ lúc nào bạn rảnh, cắm tai nghe vào và nghe bất cứ tài liệu tiếng Anh nào, không cần quan tâm nhiều đến nội dung, không cần hiểu hết ý, để đầu óc thư giãn cho ngấm dần những ngữ điệu, cách nói tự nhiên. Khi đã ngấm dần ngữ điệu, phát âm chuẩn thì việc nghe cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên nghe thụ động khoảng 30 phút/ngày, và thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới ngủ dậy - thời điểm dễ ngấm tiếng Anh nhất. Tài liệu thì rất nhiều, bạn có thể tham khảo một số nguồn bên dưới.

+ Nghe chủ động: tức là lắng nghe, nghe để hiểu, để nhớ, để áp dụng vào tình huống tương tự, để nói, viết, đọc. => Nếu muốn trình độ nghe thực sự lên, bắt buộc phải học theo cách này, với mọi trình độ.

VẬY PHẢI NGHE CHỦ ĐỘNG THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH???

BƯỚC 1: Tìm 1 phần nghe thuộc chủ đề mình yêu thích: thể thao, âm nhạc, điện ảnh, du lịch, ẩm thực, vv. Nguyên tắc là: tài liệu nghe không quá khó, không quá dễ - hiểu được khoảng 70-80%. Gợi ý: các bạn download mấy bộ này về:

1. Learning Practice Through Dictation: Bao gồm 40 phần chia làm 8 chủ đề, mỗi phần bao gồm 5 bài tập dựa trên 1 bài đọc duy nhất, đó có thể là 1 cuộc đối thoại, độc thoại hay 1 bài văn xuôi liên tục. Trình độ từ cơ bản đến nâng cao.

2. Effortless English: P:phương pháp này tập trung nhiều vào kỹ năng nghe, khi khả năng nghe của được nâng cao thì khả năng nói cũng tốt hơn. Học nghe theo kiểu một đứa trẻ, và khi tiếng Anh trở nên quen thuộc, bạn sẽ nói ra một cách tự nhiên mà không cần dịch các câu trong đầu từ Việt sang Anh.

3. Learn English Via Listening: Các bài audio được chia thành năm mức độ từ dễ đến khó, bạn chọn trình độ phù hợp với mình. Người trình bày nói bằng giọng Bắc Mỹ hoặc Anh. (You have to login and like this post in order to see this link)

4. Tactics for listening: Bộ này dài hơn, bạn nào chăm chỉ thích thì mình gửi link sau nhé. Nhiều tài liệu quá cũng không tốt, học mấy cái trên kia là được rồi.

Nếu bạn nghe tiếng Anh khá khá rồi, thì nghe trên: CNN Student News, Discovery Channel... Nguồn tài liệu thì không thiếu, bạn có thể Google ra bất cứ chủ đề mình thích. Và nhớ là: nên dừng lại ở một nguồn tài liệu nhất định và bắt đầu thực sự nghe, đừng tìm kiếm xong bỏ đấy.

- BƯỚC 2: Chỉ nghe và cố gắng nắm ý chính, sau tự mình nói lại các ý chính bằng tiếng Anh. Đại loại là bạn chỉ cần nói được: mục đích, nhân vật, địa điểm, thời gian, sự kiện diễn tra trong bài nghe thôi. Bước nói này quan trọng, vì tạo áp lực cho bạn nghe phải nhớ được ý.

- BƯỚC 3: Nghe và chép chính tả. Vừa cho cả bài chạy vừa chép thật nhanh các key words (nouns, verbs, adj, adv). Nhớ là chỉ viết lại các key words. Nếu bài dài, bạn có thể vừa pause vừa chép.

- BƯỚC 4: Nghe và xem transcript (phần chữ tiếng Anh). Sau đó tra nghĩa của từ mới, cách đọc chuẩn (tra từ điển audio nhé), xem cấu trúc mới (search trên google), lấy bút highlight nhấn lại, note lại từ mới và dịch hết nghĩa của bài.

- BƯỚC 5: Nghe và đọc theo ít nhất 3 – 5 lần. Chú ý bắt chước cả giọng và ngữ điệu.

- BƯỚC 6: Đọc lại và thu âm bài đọc của mình, mang ra so sánh với file gốc xem phát âm sai chỗ nào để sửa. Bạn nào chăm thì làm bước này, không thì bỏ qua, tránh nản.

- BƯỚC 7: Lưu file nghe dưới dạng mp3, cho vào điện thoại hay máy nghe nhạc, nghe lại liên tục nhiều lần trong ít nhất 1 tuần đến khi nào gần thuộc thì thôi. Sau đó thỉnh thoảng mang ra nghe lại. Từ vựng đã note lại, ghi vào 1 cuốn notebook nhỏ, lúc rảnh nhìn qua.

=> Làm liên tục hàng ngày trong 2 - 3 tháng, nâng dần độ khó của tài liệu nghe => khả năng nghe của bạn chắc chắn sẽ thực sự khá hơn, không giống như việc bạn nghe tiếng Anh kiểu cưỡi ngựa xem hoa hàng năm trời và xem các chương trình của nước ngoài vẫn không hiểu gì.

Ngoài ra, có một điều cực kỳ quan trọng bổ trợ cho kỹ năng nghe là việc học đúng phát âm, và trau dồi từ vựng hàng ngày.

+ Mỗi ngày học thêm 5 từ mới, tức là bạn có thể tăng dần độ khó của các nguồn tài liệu nghe lên một chút.

+ Mỗi ngày luyện 15 phút phát âm, học cách phát âm chuẩn, học nhấn trọng âm, nối âm và đúng ngữ điệu tự nhiên, bạn cũng đã làm cho việc nghe English trở nên nhẹ nhàng hơn.

“WHAT YOU DO TODAY CAN IMPROVE ALL YOUR TOMORROWS” – Những gì bạn làm ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai của bạn. Vì vậy, nói không bằng làm, hy vọng các bạn sẽ thực sự áp dụng các phương pháp và tài liệu trên vào việc học của bạn. JUST NEVER GIVE UP 

(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét