Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

KÝ ỨC CỦA MỘT THUYỀN NHÂN


Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong 
manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân 
 
Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Đà Nẵng, một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh Việt Nam.

KHÍ CHẤT NGƯỜI SAIGON

Trong những lúc “trà dư tửu hậu” hay “ngồi đồng” ở quán cà phê vỉa hè Sài Gòn, chúng tôi nói đủ chuyện : từ chuyện lịch sử tới tin tức xã hội, từ văn hóa tới kinh tế… Nói gì thì cuối cùng vẫn quay về chuyện CON NGƯỜI – cái gốc của mọi chuyện. Bởi vì xã hội nào tạo nên con người ấy, con người nào phản ánh xã hội ấy.

Những người bạn của tôi, và cả tôi nữa, hầu hết đã sống ở Sài Gòn trên dưới 40 năm, từ nhiều vùng miền nhiều tỉnh thành, do những hoàn cảnh khác nhau mà đến/vào/về Sài Gòn sinh sống.

Có thể coi chúng tôi là “người nhập cư” vì cha mẹ không sinh sống ở Sài Gòn và chúng tôi không sinh ra tại đây, nhưng cũng có thể coi là “người Sài Gòn” bởi vì chúng tôi đã trưởng thành, lập gia đình, làm việc cho đến lúc nghỉ hưu, thậm chí có lẽ “nhắm mắt xuôi tay” cũng ở đây. Nhưng thế hệ con cái chúng tôi được sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, mặc dù quê quán ghi trên Chứng minh nhân dân ở đâu thì chúng vẫn tự nhận là “người Sài Gòn chánh hiệu”. Tất nhiên, nếu coi hộ khẩu là điều kiện tiên quyết thì chúng tôi phải được coi là người Sài Gòn “xịn”.

 
Ảnh minh họa. Nguồn: Đàm Hà Phú

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

ĐẠI HỌC MIỀN NAM TRƯỚC 1975: HỒI TƯỞNG VÀ NHẬN ĐỊNH

GS Lê Xuân Khoa

Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn

Khi được một thành viên trong Ban chủ biên Kỷ yếu Humboldt 200, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, mời viết một bài về Đại học Miền Nam cho tập Kỷ yếu đánh dấu 200 năm Đại học Humboldt, tôi rất vui vì có cơ hội tham gia vào một công trình có ý nghĩa của một tập hợp trí thức trong và ngoài nước quan tâm đến sứ mệnh giáo dục Đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi đã rất ngần ngại nhận lời, không chỉ vì tôi đã rời xa ngành giáo dục Việt Nam trên 35 năm mà còn lo ngại ký ức của tôi không còn nhớ nhiều về tổ chức và hoạch định chính sách cho nền giáo dục Đại học Miền Nam trước 1975. Quả thật, ngoài 15 năm giảng dạy một môn học rất xa thực tế là “Triết học Upanishad” và “Thiền học Việt Nam” ở Đại học Sài-gòn (sau này có dạy thêm “Văn minh Việt Nam” ở Đại học Đà-lạt,) tôi chỉ tham gia vào bộ phận điều hành ở Bộ Giáo dục, Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Sài-gòn trong những thời gian rất ngắn, từ năm tháng tới một năm. Tôi cũng ít có dịp hợp tác trực tiếp với những nhà lãnh đạo Đại học, trừ bốn người là cố Giáo sư Nguyễn Quang Trình (ĐH Sài-gòn), cố Linh mục Nguyễn Văn Lập (ĐH Đà-lạt), Thượng Tọa Thích Minh Châu (ĐH Vạn Hạnh) và cố Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy (ĐH Sài-gòn). Nhưng tôi đã được TS Nguyễn Xuân Xanh thuyết phục khi anh nhắc nhở rằng một bài viết về Đại học miền Nam của một “người trong cuộc”, dù ít dù nhiều cũng là điều không thể thiếu trong tập kỷ yếu Humboldt 200, trong đó có phần lịch sử Đại học Việt Nam từ thời cổ, triết lý và quá trình phát triển của nó trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) và 35 năm sau thống nhất, đặc biệt là những vấn đề của hiện tại và nhu cầu “đổi mới để nhanh chóng vươn lên với thế giới”.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

"ĐÁNH TƯ SẢN" Ở MIỀN NAM SAU 1975

Sài Gòn trước 1975

I. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975. 

Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam.

Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

7 CÁCH THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN (GMO) HỦY HOẠI NHÂN LOẠI VÀ TRÁI ĐẤT

Cho dù bạn có quan điểm thế nào về thực phẩm biến đổi gen (GMO), thì những sự sửa đổi sinh học tương đối mới này đang tàn phá môi trường và cả sức khỏe con người, như đã được chứng minh trong các tài liệu khoa học. Dưới đây là bảy ví dụ cụ thể.

 
Người biểu tình ở Brazil đốt các hạt đậu nành GMO. 
(ảnh qua naturalsociety.com)

1) GMO làm xuất hiện các loài siêu vi khuẩn và siêu cỏ.

Không thể phủ nhận những thay đổi sinh thái to lớn xảy ra do GMO và sự gia tăng tương ứng nhanh chóng của các hóa chất. Nông dân trên khắp Bắc Mỹ ngày nay đang phải đối mặt với sự xâm lấn nhanh chóng của “siêu vi khuẩn” và “siêu cỏ”, những sinh vật gây hại này là kết quả trực tiếp của công nghệ sinh học.

Ví dụ, trong số 13 loài sâu bệnh chính được kiểm tra trong một nghiên cứu năm 2011 công bố trên tạp chí Khoa học môi trường Châu Âu (Environmental Sciences Europe), 5 loài được phát hiện hoàn toàn miễn nhiễm với các chất độc được chuyển gen vào ngô Bt và bông Bt. Và gần đây hơn, nông dân Brazil đã cho biết rằng ngô GMO không còn kháng được sâu bệnh nữa.

BÍ ẨN VỀ HAM MUỐN TÌNH DỤC CỦA PHỤ NỮ

Phụ nữ muốn gì? Câu hỏi này làm các nhà khoa học như Sigmund Freud tới Mel Gibson lúng túng và là trọng tâm của nhiều sách, bài viết và trang mạng, và chắc chắn là nguyên do của vô số những trăn trở của cả đàn ông lẫn đàn bà. Nhưng mặc dù nhiều thập niên đã trôi qua, để cố lý giải bí ẩn này, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được định nghĩa thống nhất về ham muốn của phụ nữ thì nói chi đến việc hiểu cơ chế hoạt động đó như thế nào.

Trong nhiều thập niên các nhà nghiên cứu cho rằng đàn ông có 
ham muốn tình dục nhiều hơn đàn bà (Ảnh: Olivia Howitt) 


Tuy nhiên, chúng ta đã đi được một quãng dài với những khái niệm đã qua về chủ đề này, nó bao hàm toàn bộ phụ nữ, từ những phụ nữ cuồng dâm không sao thỏa mãn được tới những phụ nữ vô cảm hoàn toàn. Hiện nay, các nhà khoa học ngày càng bắt đầu thấy ham muốn của phụ nữ không thể tổng kết trong một thử nghiệm: nó thay đổi giữa các phụ nữ với nhau và trong cá nhân một phụ nữ, và nó bao hàm cả một chuỗi rộng rất khác nhau của các biểu hiện. Như Beverly Whipple, một giáo sư trường đại học Rutgers, nói: “Mỗi phụ nữ thích một thứ khác nhau.”

TÊN ĐƯỜNG Ở SAIGON XƯA ĐƯỢC ĐẶT NHƯ THẾ NÀO

Sự kiện lịch sử gần gũi nhau, hay tên các danh nhân, sẽ được đặt cho từng cụm đường như: thi sĩ và tướng quân Tây Sơn ở quận 3, khởi nghĩa Yên Bái ở quận 1, danh nhân đời Trần ở khu Tân Định…

Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thành lập Ủy ban đổi tên đường đô thành để thay tên các con đường do Pháp đặt sang tiếng Việt. Chúng được đặt theo từng cụm, gồm các nhân vật hay sự kiện gần gũi nhau mang nhiều ý nghĩa lịch sử.

Đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn sẽ thấy cả một chiều dài lịch sử của Việt Nam qua từng con đường. Cửa ngõ Bến xe Miền Tây có các đường Hồng Bàng, Hùng Vương, An Dương Vương, Bà Triệu… rồi đến Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Triệu Quang Phục… tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lý Chiêu Hoàng…

Các con đường từ cửa ngõ Bến xe Miền Tây đi vào được đặt 
theo các nhân vật, sự kiện hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. 
Ảnh: Google maps.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN TRONG TRÌNH BÀY BẰNG POWERPOINT

GS. Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: Đã dự rất nhiều hội nghị khoa học lớn và nhỏ ở nhiều nơi, kể cả ở Việt Nam, tôi thấy một số sai lầm phổ biến trong cách trình bày bằng powerpoint (PPT). Những sai lầm này thường liên quan đến cách soạn slide, nội dung, và cách trình bày.Thật ra, ngày xưa, lúc mới bước vào học, tôi cũng từng phạm phải những sai lầm như thế, nhưng nhờ có thầy chỉnh sửa và hướng dẫn, nên đã tránh được những sai lầm đó và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm. Nay đã đến lúc tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân cùng các bạn.
 
Mục tiêu của bất cứ bài nói chuyện nào cũng là chuyển giao thông tin. Chuyển thông tin từ một cái đầu sang nhiều cái đầu. Không chỉ chuyển giao, mà còn phải chuyển giao một cách có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả, diễn giả cần phải có nội dung tốt, một bộ slide hoàn chỉnh, và một phong cách trình bày chuyên nghiệp. Chỉ khi nào một bài thuyết trình hội đủ 3 nhu cầu trên thì mới có thể xem là thành công.
 
Nhưng trong thực tế, tôi đã thấy rất nhiều bài nói chuyện trong các hội nghị trở thành nhạt nhẻo, và khán giả chẳng học hỏi được gì từ bài nói chuyện. Chúng ta có câu Chiếc áo không làm nên thầy tu. Tương tự, nếu diễn giả có một nhúm slide, chưa chắc diễn giả đó đã có một bài thuyết trình. Một nhúm slide khác với một bài thuyết trình. Đã từng tham dự nhiều hội nghị và hội thảo ở Việt Nam, tôi rút ra một số kinh nghiệm, hay nói đúng hơn là một số sai lầm phổ biến dưới đây.

GIẢI MÃ BÍ ẨN GHÊ RỢN SAU HIỆN TƯỢNG "BÓNG ĐÈ"

Vào tháng 8/2016, một phụ nữ nói rằng bà đã bị tấn công bởi một con Pokemon thật. Ảo giác ghê rợn của bà cho thấy "vùng chạng vạng" bí ẩn giữa trạng thái ngủ và thức - một trạng thái kỳ lạ của ý thức có thể ẩn sau rất nhiều hiện tượng khác nhau, từ các phiên tòa xử phù thủy Salem đến các vụ bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Nhà tâm lý học Matthew Tompkins giải thích thêm về hiện tượng này. 

Tại Moscow (Nga) mùa hè năm rồi, một phụ nữ mơ màng trong giấc ngủ sau khi chơi trò Pokemon Go trên điện thoại. Đêm đó, bà thức giấc vì ngực bị đè mạnh. Bà mở mắt và sau này kể lại là bà thấy mình đang bị tấn công bởi một nhân vật Pokemon có kích cỡ như ngoài đời thực. Không phải là một người mặc trang phục Pokemon, mà là một con Pokemon thật. 

Những mô tả thời xưa về cảnh bị quỷ dữ tấn công có 
rất nhiều điểm giống với những gì chúng ta biết 
ngày nay về hiện tượng bóng đè

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

CÁC ĐỊA DANH Ở SAIGON

Trong dòng người xe qua lại bất tận của TP.HCM mỗi ngày, có những cái tên (khởi đầu bằng chữ “Ông” hoặc “Bà”) mà ai cũng có thể đã nghe nhưng nhiều khi người ta không thể kể về sự ra đời của nó bằng một câu chuyện có đầu có cuối và xác nhận được thông tin chính xác...


Từ những địa danh mang tên các “Bà”:

Theo một số học giả thì nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Bà Điểm là một xã thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM. Nơi đây được biết đến với 18 thôn vườn trầu đã đi vào huyền thoại. Tương truyền vào năm 1868, đoàn người đi từ huyện Bố Chính thuộc tỉnh Quảng Bình vào vùng đất miền Nam khai phá, đến đây họ gặp người phụ nữ bán nước bên đường tên là Điểm, nên họ dùng chính cái tên này để gọi tên cho vùng đất là Bà Điểm. Còn một lý giải nữa cho tên gọi này, khi Trương Định khởi binh chống Pháp, nghĩa quân đặt trạm liên lạc ở vùng này, tại nhà bà lão tên Điểm nên thôn Tân Thới Nhứt (một trong 6 thôn đầu tiên của Mười tám thôn vườn trầu) có tên là Bà Điểm.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

MYANMAR ĐÃ TỪNG LÀ ĐẾ CHẾ LỚN NHẤT ASEAN


Nhắc đến Myanmar chúng ta thường nghĩ ngay đến một đất nước thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Với GDP đầu người chỉ vẻn vẹn 1.306 USD chỉ bằng 55% GDP đầu người của Việt Nam (2.371$), đứng thứ 159/192 trên thế giới, thấp nhất Asean (cùng với Cambodia).



Nói đến Myanmar hầu như ai cũng biết đấy là một đất nước có vẻ đẹp huyền bí, đất nước của những ngôi chùa kỳ vĩ về qui mô, đẹp và độc đáo kiến trúc được xây dựng từ hàng ngàn năm trước, thế nhưng ít người biết rằng trong nhiều giai đoạn của lịch sử Myanmar đã đừng là đế chế, là quốc gia lớn nhất Asean.

CON TRAI ÚT CỦA VUA BẢO ĐẠI - BẢO ÂN

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.




Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng (1).

NGẬM NGÙI THĂM MỘ NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU (THẨM TUYÊN)

Trong những ngày rong ruổi tham quan trời Tây, tôi cùng bạn bè về tỉnh Corrrèze tìm thăm nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng hậu Nam Phương, người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của phương Nam, vang bóng một thời, bà hoàng hậu có một không hai trong lịch sử triều Nguyễn.

Tỉnh lộ miền Nam nước Pháp đẹp tuyệt vời, vùng này không có núi cao như ở Alpes-Provence nhưng thế đất đồi dốc uốn lượn xuyên những cánh đồng cỏ xanh um mút chân trời. Tôi chợt nhớ đến bài học trong cuốn Cours de langue et de civilisation française học trong suốt những năm trung học ở Trường Petrus Ký, 1966-1973: Phong cảnh phương Nam biến đổi liên tục, vừa đi qua một khu rừng trên đồi cao chợt sáng bừng trước mắt đồng cỏ bát ngát rồi tới sông rạch...

Đến Corrrèze giữa trưa, TP không một bóng người, lặng lẽ đến nổi tiếng ong vo ve cũng nghe thấy. Một nhà thờ cổ được xếp hạng, một nghĩa trang nhỏ quạnh hiu. Chúng tôi thử vào và tìm, không thấy. Gõ cửa hỏi người dân bên đường, hai phụ nữ trẻ đang ngồi phơi nắng chuyện trò, lịch sự vào nhà lấy bản đồ xem và hướng dẫn đi tiếp 40 km nữa mới đến làng Chabrignac.

Lại tiếp tục đi, đến lúc này vẫn chưa ăn trưa vì không có một hàng quán nào. Đường tỉnh băng qua những TP nhỏ mỗi nơi chỉ vài ngàn dân, mở nhà hàng bán cho ai.