Nghe có vẻ lạ lẫm, vì sao được thăng chức mà phải từ chối? Chẳng phải
thăng chức là mục tiêu chính của hầu hết mọi người khi đi làm sao?
Không phải tranh cãi những hào quang sau khi được thăng chức: bạn
đã rất nỗ lực với công việc của mình, đây là phần thưởng xứng đáng cho
nỗ lực đó, một vị trí mới, một mức lương cao hơn, một quyền lực mới.
Thế nhưng, không phải sự thăng chức nào cũng là trái táo ngon ngọt. Đây là 3 dấu hiệu “báo động” bạn nên cân nhắc kỹ và từ chối lời đề nghị thăng chức, dù cho lời mời gọi có hấp dẫn đến dường nào.
Tất nhiên sẽ có một số dịp đặc biệt bạn cần phải làm việc nhiều hơn, hay phải tăng ca để giải quyết, thế nhưng không có nghĩa là ngày nào cũng như vậy. Nếu cảm thấy căng thẳng với công việc hiện tại và không cảm thấy tự tin với chức vụ mới thì đấy chính là dấu hiệu rõ ràng rằng đây không phải là thời gian thích hợp để thăng chức. Hãy thẳng thắn trao đổi với sếp, trình bày lý do tại sao bây giờ không phải là lúc thích hợp. Bạn có thể yêu cầu công ty cho mình học các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật nói trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian hoặc bất kỳ khóa học nào hữu ích cho công việc của bạn.
Điều này nghe có vẻ điên rồ, ai lại từ chối việc thăng chức chỉ để làm việc mà mình thích. Nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn không dám đón nhận thử thách và quá cầu toàn. Thế nhưng, hãy để sếp bạn thấy rằng bạn hiểu rõ những gì bạn đang làm, bạn vẫn còn nhiều ý tưởng cải tiến cho dự án “con đẻ” của mình và chưa thể ra đi vào lúc này.
Thế nhưng, không phải sự thăng chức nào cũng là trái táo ngon ngọt. Đây là 3 dấu hiệu “báo động” bạn nên cân nhắc kỹ và từ chối lời đề nghị thăng chức, dù cho lời mời gọi có hấp dẫn đến dường nào.
1. Bạn thường xuyên phải về trễ vì khối lượng công việc của mình
Thăng chức không có nghĩa là bạn sẽ thoát khỏi sớm công việc khổng lồ hàng ngày của mình, nếu sự thăng chức này chỉ là một sự thăng cấp những công việc thường ngày bạn vẫn làm như công việc nhiều hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn thì đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn đảm nhiệm vị trí đề cử này.Tất nhiên sẽ có một số dịp đặc biệt bạn cần phải làm việc nhiều hơn, hay phải tăng ca để giải quyết, thế nhưng không có nghĩa là ngày nào cũng như vậy. Nếu cảm thấy căng thẳng với công việc hiện tại và không cảm thấy tự tin với chức vụ mới thì đấy chính là dấu hiệu rõ ràng rằng đây không phải là thời gian thích hợp để thăng chức. Hãy thẳng thắn trao đổi với sếp, trình bày lý do tại sao bây giờ không phải là lúc thích hợp. Bạn có thể yêu cầu công ty cho mình học các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật nói trước đám đông, kỹ năng quản lý thời gian hoặc bất kỳ khóa học nào hữu ích cho công việc của bạn.
2. Bạn sẽ không bao giờ được làm những dự án mà mình yêu thích nữa
Đây là vấn đề mà nhiều người gặp phải khi được thăng chức. Nếu bạn hứng thú với công việc mới và sẵn sàng chia sẻ, hướng dẫn người mới đương nhiệm, hãy tiếp tục. Nhưng nếu bạn phải trải qua quãng thời gian khó khăn để làm quen với dự án mới và vô cùng tiếc nuối những dự án tâm huyết và công việc cũ thì nên hoãn sự thăng chức này lại.Điều này nghe có vẻ điên rồ, ai lại từ chối việc thăng chức chỉ để làm việc mà mình thích. Nhiều người sẽ nghĩ rằng bạn không dám đón nhận thử thách và quá cầu toàn. Thế nhưng, hãy để sếp bạn thấy rằng bạn hiểu rõ những gì bạn đang làm, bạn vẫn còn nhiều ý tưởng cải tiến cho dự án “con đẻ” của mình và chưa thể ra đi vào lúc này.
3. Vị trí mới của bạn là vị trí thường xuyên được thay thế
Một vị trí thường được thay thế bởi nhiều nguyên nhân: người đương nhiệm trước chuyển việc mới, họ chuyển đến một nơi khác sống và làm việc, hoặc họ được thăng chức lên vị trí khác. Thế nhưng nếu vị trí mà bạn được thăng chức là vị trí thường xuyên được thay thế thì hãy tìm hiểu kỹ về vị trí đó trước khi chấp nhận lời yêu cầu. Hãy hỏi những người đương nhiệm trước vì sao họ lại rời bỏ vị trí cũ, và họ nghĩ gì về công việc đó.Lời kết:
Thăng chức là một cơ hội đặc biệt cho bạn, hãy chuẩn bị sẵn sàng và đừng để vụt mất cơ hội quý giá này. Với sự cố gắng và quyết tâm, bạn sẽ có thể thích ứng với vị trí mới và phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Thế nhưng nếu bạn thực sự chưa sẵn sàng, hãy tự tin nói “không”. Lời từ chối không có nghĩa là bạn không đủ kỹ năng cho vị trí mới, đó có nghĩa là bạn đang tích lũy cho mình những kỹ năng cần thiết và sẵn sàng cho những cơ hội tiếp theo.
(HR Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét