Các nhà khoa học về thần kinh nói họ đã tìm ra cách để củng cố trí nhớ của bạn, ngay cả trong lúc đang ngủ.
Trước
khi chui vào chăn, bạn chuẩn bị căn phòng mình kỹ càng - xịt hương thơm
lên gối, gắn headphone vào tai, thậm chí quấn một chiếc khăn có hình
dáng kỳ lạ lên da đầu. Toàn bộ quy trình này chỉ tốn vài phút,
nhưng bạn hy vọng điều này có thể giúp bạn thúc đẩy quy trình học những
kỹ năng mới: Từ piano, tennis đến ngoại ngữ. Bạn sẽ không nhớ gì
nhiều về quy trình này khi thức dậy, nhưng điều đó không quan trọng: Các
kỹ năng của bạn sẽ trở nên tốt hơn vào sáng hôm sau.
Ý tưởng về
việc học khi đang ngủ từng được cho là không thể thực hiện. Nhưng trên
thực tế, vẫn có nhiều cách để giúp bạn nâng cao các kỹ năng khi đang
ngon giấc. Mặc dù hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp bạn
học những kỹ năng hoàn toàn mới trong lúc ngủ, nhưng điều đó không có
nghĩa rằng bạn không thể sử dụng giấc ngủ nhằm củng cố trí nhớ.
Vào
buổi tối, não của chúng ta bận rộn với việc xử lý và củng cố những sự
kiện chúng ta đã bắt gặp trong ngày. Và có nhiều cách để đẩy mạnh quy
trình này. Mặc dù không thể tiếp nhận thông tin mới, không có nghĩa là bộ não hoàn toàn ngưng hoạt động vào đêm. Não
bộ của chúng ta vẫn tiếp tục xử lý những điều chúng ta bắt gặp trong
ngày, gửi các ký ức đến những vùng khác nhau trong não, nơi chúng được
chuyển vào nơi lưu trữ lâu dài.
"Quy trình này giúp ổn định các ký ức và nối chúng vào chuỗi những ký
ức dài hạn khác", Susanne Diekelmann, Từ đại học Tubingen ở Đức, nói.
Giấc
ngủ cũng giúp tổng quát hoá những gì đã học, giúp chúng ta có được sự
linh động để áp dụng các kỹ năng trong những tình huống mới. Như vậy, dù không thể tiếp thu các kiến thức mới, bạn vẫn có thể củng cố những kiến thức hoặc kỹ năng đã học trong lúc ngủ.
Các phương pháp nhiều triển vọng
Cho đến nay, có nhiều phương pháp được cho là có nhiều triển vọng. Một trong các phương pháp đơn giản nhất là của một nhà nghiên cứu người Pháp từ thế kỷ 19, Hầu tước d'Hervey de Saint-Denys. Vị hầu tước nhận ra rằng ông có thể tìm lại một số ký ức trong giấc ngủ bằng cách sử dụng các mùi, vị hay âm thanh liên quan.
Trong một thử nghiệm, ông đã vẽ một người phụ nữ trong trang phục hở hang, trong lúc nhai rễ cây irit. Người
hầu của ông này sau đó nhét rễ cây vào miệng ông trong lúc ngủ. Mùi rễ
cây khiến ông nằm mơ thấy cùng một người phụ nữ trong cùng một trang
phục, đang biểu diễn trên sân khấu.
Trong một thử nghiệm khác, ông
nhờ chỉ huy dàn nhạc chơi một số bản waltz nhất định mỗi khi ông khiêu
vũ với những người phụ nữ xinh đẹp. Vị hầu tước sau đó hẹn giờ cho
máy nghe nhạc phát cùng một bản nhạc vào buổi tối. Kết quả là ông nằm
mơ thấy những khuôn mặt xinh đẹp trong giấc ngủ.
Trong tương lai, những tiến bộ về công nghệ cũng có thể giúp ích. Quy trình củng cố ký ức được cho là xảy ra trong những lần dao động sóng điện não cụ thể. Điều quan trọng là khuyến khích những dao động này xảy ra mà không làm chúng ta bị thức giấc. Jan Born, từ Đại học Tubingen, đã dẫn đầu những thử nghiệm như vậy.
Vào năm 2004, ông nhận ra rằng có thể tăng cường độ những tín hiệu
này bằng máy kích thích sóng điện não. Kết quả cho thấy người tham gia
thử nghiệm đã đạt kết quả cao hơn trong bài sát hạch về trí nhớ. Gần
đây, ông đã tìm ra cách đơn giản hơn, bao gồm việc sử dụng một tấm lưới
điện cực để đo hoạt động não, trong lúc headphone được sử dụng để phát
âm thanh tương ứng với các làn sóng não. "Phương pháp này làm tăng cường độ các sóng điện não chậm", ông Born nói.
"Đây là cách tự nhiên nhằm đưa não bộ hoạt động theo nhịp", ông nói. Nếu
như bạn không thích phải đi ngủ với một cặp headphone, Miriam Reiner
tai Viện Nghiên cứu Công nghệ Technion tại Israel có thể có một phương
pháp hấp dẫn hơn. Bà sử dụng một dây điện cực để nối não bộ của người tham gia thử nghiệm với một trò chơi. Trong trò chơi, người tham gia thử nghiệm được yêu cầu lái xe bằng suy nghĩ của mình.
Khi
điện cực phát hiện ra đúng tần số của sóng điện não - yếu tố liên hệ
với việc xử lý và củng cố các ký ức, nó sẽ tăng cường độ, nếu không, nó
sẽ chậm lại. Ý tưởng đằng sau thử nghiệm này là nhằm thúc đẩy quy trình xử lý các ký ức ngay sau khi tiếp thu kiến thức mới, Reiner cho biết. Điều này giúp cho não bộ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra trong ngày. Tất
nhiên, chúng ta sẽ cần những thí nghiệm lớn hơn, với nhiều người tham
gia hơn, trước khi những phương pháp này được đưa vào sử dụng trong đời
sống hàng ngày.
Cho đến nay, các phương pháp này vẫn chỉ dựa trên
những thí nghiệm khá chung chung. Reiner muốn đào sâu vào các thử nghiệm
cụ thể hơn, ví dụ như xem phương pháp của bà có thể giúp người khác học
cách chơi guitar ra sao. Diekelmann cũng cho rằng các nhà nghiên cứu cần đảm bảo việc tác động vào trí nhớ sẽ không tạo ra những hậu quả khác. "Nếu chúng ta củng cố một chuỗi ký ức này, nhiều khả năng các chuỗi ký ức khác sẽ bị tổn thương", bà nói.
(BBC Future)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét