“Nhà thương thí” là từ của người bình dân VN xưa kêu các dưỡng đường công lập.
Lúc đầu chính quyền thuộc địa đã xây một vài cái ở tỉnh Chợ Lớn để chữa
bịnh và săn sóc sức khỏe cho dân số khi đó còn chưa đông. Nay những nhà
thương đó còn vài nơi như Bảo sanh viện Hùng Vương (gốc là Bảo sanh
tỉnh Chợ Lớn)
Ở Sài Gòn thì có
nhà thương Bình Dân và nhà thương chú Hỏa. Đặc biệt, nhà thương chú Hỏa
là của tư nhân xây tặng đầu tiên của Sài Gòn. Về sau những bang hội Hoa
Kiều cũng xây dựng nhà thương để chăm sóc sức khỏe cho các đồng bang của
họ, như bịnh viện Quảng Đông (nay là Nguyễn Tri Phương), Triều Châu
(nay là An Bình), Phúc Kiến (nay là Nguyễn Trãi)…
Ở ngay bên cạnh bịnh viện Quảng Đông là một bịnh viện do quân đội Đại Hàn xây dựng, đó là bịnh viện Chung Cheng (Trung Chánh), nay là bịnh viện Quân Khu 7 của quân đội.
Sở dĩ đặt là “nhà thương thí” là do việc chạy chữa tại những nơi này hoàn toàn miễn phí. Người bịnh chỉ lo việc dinh dưỡng theo toa bác sĩ kê. Về sau do tình hình lạm phát gia tăng, nền kinh tế sống nhờ viện trợ trở nên èo uột khi ngoại viện bị cắt giảm nên Chính phủ Sài Gòn đã cho phép một số bịnh viện được thu phí điều trị.
Nhưng thực chất thì chi phí thu vào cũng không bù được với những ngân khoản đã bỏ ra. Hầu như có tính tượng trưng. Ngay như tại tỉnh Gia Định, bịnh viện ung thư Nguyễn Văn Học dù là chuyên ngành có thu phí nhưng mức thu vào cũng không cao lắmCó th ể xài tiếng “Lệ Phí” thì đúng hơn….
Đặc biệt, kế bên Viện Ung Thư Nguyễn Văn Học có một nơi vừa là bịnh viện, vừa là trường học. Đó là Trung Tâm Thực Tập Y Khoa Gia Định (nay là bịnh viện Nhân Dân Gia Định, hay được kêu là “bịnh viện Nguyễn Văn Học” sau 1975.
Bịnh nhân đưa vào điều trị ở đây sẽ giúp cho các sinh viên đã hoàn tất 6 năm học ở Y Khoa Đại Học Đường nghiên cứu nội trú để hoàn tất luận án Tiến sĩ Y Khoa (Văn Bằng Quốc Gia).
Có thể nói đây là một phòng thí nghiệm Y khoa lớn nhứt Việt Nam thời đó, trang bị tối tân và có một ban giảng huấn có cả những giảng viên ngoại quốc do Bộ Giáo Dục VNCH hợp đồng thỉnh giảng để hướng dẫn cho các Tiến sĩ Y Khoa tương lai, văn bằng của họ có giá trị toàn thế giới.
Các Y khoa bác sĩ tốt nghiệp và làm luận án Tiến sĩ Y khoa ở đây sẽ trình project của họ trước Hội Đồng thẩm duyệt tại Viện Đại học Sài Gòn...
Ở ngay bên cạnh bịnh viện Quảng Đông là một bịnh viện do quân đội Đại Hàn xây dựng, đó là bịnh viện Chung Cheng (Trung Chánh), nay là bịnh viện Quân Khu 7 của quân đội.
Sở dĩ đặt là “nhà thương thí” là do việc chạy chữa tại những nơi này hoàn toàn miễn phí. Người bịnh chỉ lo việc dinh dưỡng theo toa bác sĩ kê. Về sau do tình hình lạm phát gia tăng, nền kinh tế sống nhờ viện trợ trở nên èo uột khi ngoại viện bị cắt giảm nên Chính phủ Sài Gòn đã cho phép một số bịnh viện được thu phí điều trị.
Nhưng thực chất thì chi phí thu vào cũng không bù được với những ngân khoản đã bỏ ra. Hầu như có tính tượng trưng. Ngay như tại tỉnh Gia Định, bịnh viện ung thư Nguyễn Văn Học dù là chuyên ngành có thu phí nhưng mức thu vào cũng không cao lắmCó th ể xài tiếng “Lệ Phí” thì đúng hơn….
Đặc biệt, kế bên Viện Ung Thư Nguyễn Văn Học có một nơi vừa là bịnh viện, vừa là trường học. Đó là Trung Tâm Thực Tập Y Khoa Gia Định (nay là bịnh viện Nhân Dân Gia Định, hay được kêu là “bịnh viện Nguyễn Văn Học” sau 1975.
Bịnh nhân đưa vào điều trị ở đây sẽ giúp cho các sinh viên đã hoàn tất 6 năm học ở Y Khoa Đại Học Đường nghiên cứu nội trú để hoàn tất luận án Tiến sĩ Y Khoa (Văn Bằng Quốc Gia).
Có thể nói đây là một phòng thí nghiệm Y khoa lớn nhứt Việt Nam thời đó, trang bị tối tân và có một ban giảng huấn có cả những giảng viên ngoại quốc do Bộ Giáo Dục VNCH hợp đồng thỉnh giảng để hướng dẫn cho các Tiến sĩ Y Khoa tương lai, văn bằng của họ có giá trị toàn thế giới.
Các Y khoa bác sĩ tốt nghiệp và làm luận án Tiến sĩ Y khoa ở đây sẽ trình project của họ trước Hội Đồng thẩm duyệt tại Viện Đại học Sài Gòn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét