Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Sự thật về Thuyết tiến hóa: Những hình vẽ phôi thai giả của Haeckel, lời nói dối xuyên thế kỷ (phần 1)

Đó là “công trình khoa học” mà Darwin đã trích dẫn như là một tài liệu tham khảo trong cuốn sách “Sự tiến hóa của loài người”. Trong thực tế, một số người đã nhận ra rằng các tranh minh họa của Haeckel là một sự xuyên tạc ngay cả trước khi Darwin viết cuốn sách của mình.
Những hình vẽ phôi giả mạo của Ernst Haeckel

Vào năm 1868, Ernst Haeckel xuất bản cuốn sách Lịch sử của sự sáng tạo tự nhiên (Natürliche Schöpfungsgeschichte), trong đó Ernst Haeckel tuyên bố rằng ông đã thực hiện các so sánh bằng cách sử dụng phôi người, phôi khỉ và phôi chó. Trong các hình ông ta vẽ, các phôi gần như giống hệt nhau. Trên cơ sở các hình vẽ đó, Haeckel liền tuyên bố các giống loài có một nguồn gốc chung.

Nhưng sự thực thì hoàn toàn khác hẳn. Ernst Haeckel đã chỉ vẽ hình của một phôi thai duy nhất, rồi dựa vào đó chế ra hình phôi người, phôi khỉ, phôi chó và chỉ thêm vào mỗi hình đó rất ít thay đổi. Nói cách khác, đó là một trò lừa đảo.



Loạt hình trên là loạt hình do Hackel vẽ giả, loạt hình dưới là hình chụp trong thực tế. Tuy vụ giả mạo kinh khủng này bị phát hiện từ cả trăm năm trước, nhưng hiện giờ nó vẫn nằm chường trong các sách giáo khoa của nhiều cấp học trên toàn thế giới. Tại sao lại như vậy?



Trò lừa đảo của Haeckel đã quá rõ ràng và quá lớn đến độ ông ta đã bị cáo buộc bởi 5 vị giáo sư khác nhau và bị phán là có tội bởi tòa án trường Đại học Jena.”  – (Hank Hanegraaff, Sai lầm chết người “Điều mà những người theo phái tiến hóa không muốn để bạn biết”, nhà xuất bản W Publishing Group, 2003, trang 70)




Haeckel đã làm giả những hình vẽ nhằm mục đích chống lưng cho cái học thuyết mà ông ta tôn sùng. Khi bị phát giác ra hành vi giả mạo, điều duy nhất ông ta muốn biện hộ là: những người theo phái tiến hóa khác cũng cần phải bị xử tội như ông ta:


“Sau khi dứt khoát nhận tội ‘giả mạo’ này tôi phải có nghĩa vụ tự thấy bản thân mình đáng bị kết tội và tiêu diệt, nếu tôi không có được sự an ủi khi nhìn thấy hàng trăm người bạn đồng bị cáo cùng đứng trước vành móng ngựa với tôi, trong đó có nhiều nhà quan sát đáng tin cậy nhất và nhiều nhà sinh học được kính trọng nhất. Phần lớn các biểu đồ trong sách giáo khoa sinh học, luận án và tạp chí tốt nhất sẽ phải gánh chịu cùng một mức độ tội danh ‘giả mạo’, bởi tất cả chúng đều không chính xác, và bị làm giả, trình bày và dựng lên không nhiều thì ít” – (Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997) và (Francis Hitching, cuốn sách “The Neck of the Giraffe: Where Darwin Went Wrong”, nhà xuất bản Ticknor and Fields, New York, năm 1982, trang 204)
Nhưng để giữ cho các giáo điều của Darwin đứng vững, có một sự cần thiết phải tuyên bố rằng bản vẽ của Haeckel thực sự là “bằng chứng của sự tiến hóa”. Trò gian lận ấy như thế nào, đối với những người theo phái tiến hóa Darwin cũng không quan trọng. Cái quan trọng trong mắt những người ủng hộ học thuyết Darwin là: làm sao để các hình vẽ của Haeckel được tuyên bố là bằng chứng cho thuyết tiến hóa, ngay cả nếu nó là giả.
“Lời thú tội của Haeckel đã bị biến mất sau khi những hình vẽ của ông ta được sử dụng sau đó trong một quyển sách in năm 1901 có tựa đề: “Darwin và hậu Darwin”, và được sao chép rộng rãi trong các sách Sinh học viết bằng tiếng Anh”. – (Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)
Mặc cho việc trò giả mạo bị bại lộ, Darwin và những nhà sinh vật học ủng hộ ông ta tiếp tục coi các hình vẽ của Haeckel như là nguồn dẫn chứng tham khảo. Và điều đó đã khuyến khích Haeckel tiếp tục đi xa hơn. Trong những năm sau đó ông ta tiếp tục sản xuất ra hàng loạt các minh họa so sánh phôi. Ông ta vẽ các hình vẽ các phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và phôi người sát cạnh nhau. Các phôi của các giống loài khác nhau trong giai đoạn đầu, được ông ta vẽ hết sức giống nhau và chỉ khác nhau dần dần trong quá trình phát triển. Đặc biệt, sự giống nhau giữa phôi người và phôi cá thực sự là rất ấn tượng, đến mức cái “mang” có thể được nhìn thấy trong hình vẽ phôi người, giống như ở hình vẽ phôi cá. Dưới cái lốt khoa học mà ông ta đã khoác lên các hình minh họa ấy, Haeckel đã đưa ra “học thuyết về sự lặp lại hình thái” (Ontology Repeats Phylogeny). Ý nghĩa của “học thuyết” do Haeckel “sáng chế” ra, là như thế này: trong quá trình phát triển mà phôi trải qua trong trứng hay tử cung của mẹ, thì mọi giống loài đều lặp đi lặp lại lịch sử “tiến hóa” của nó, trong thời kỳ phôi thai. Ví dụ, ông ta nói phôi thai con người trong tử cung của người mẹ, đầu tiên trông giống như một con cá, và sau đó trong những tuần tiếp theo thì giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.

Bại lộ thêm lần nữa

Haeckel bịa ra rằng các phôi sẽ trải nghiệm lại “quá trình tiến hóa” mà “tổ tiên” của chúng đã trải qua. Những hình vẽ giả mạo của Haeckel, nói rằng phôi người ban đầu có đặc điểm giống như một con cá và sau đó, trong những tuần tiếp theo, giống một con kỳ nhông, một loài bò sát rồi một động vật có vú, cuối cùng “tiến hóa” thành một con người.
Bây giờ người ta đã biết rằng “những cái mang” xuất hiện trong giai đoạn đầu của phôi thai con người, trong thực tế là ống tai giữa, tuyến cận giáp, và tuyến ức đang hình thành. Cái phần của phôi thai mà trông giống như “túi lòng đỏ trứng” hóa ra là một cái túi mà sản xuất máu cho trẻ sơ sinh. Cái phần mà Haeckel nói là cái “đuôi” trong thực tế là xương sống, trông giống như một cái đuôi chỉ vì nó hình thành trước khi đôi chân xuất hiện.

Trong thập niên 1990, một nhà nghiên cứu phôi thai, người Anh, tên là Michael Richardson đã kiểm tra phôi của động vật có xương sống dưới kính hiển vi và xác định rõ ràng rằng, trong thực tế các phôi hoàn toàn không giống với những hình vẽ của Haeckel.

Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đã cho biết:

“Michael Richardson, một nhà phôi thai học tại Trường y của bệnh viện St Geogre (St George’s Hospital Medical School) ở London nói: “Ấn tượng mà các bản vẽ của Haeckel mang lại, rằng các phôi hoàn toàn giống nhau, là sai”… Vì vậy, ông và các đồng nghiệp đã tự nghiên cứu so sánh, kiểm tra lại và chụp ảnh các phôi của các loài ở độ tuổi phù hợp tương đối với những hình mà Haeckel đã vẽ. Hãy nhìn mà xem, các phôi thai “luôn trông khác nhau một cách đáng kinh ngạc”, Richardson báo cáo trong số ra tháng 8 của tờ Giải phẫu và Phôi thai học”(Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa,” đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)

Trong ấn bản ngày 05 Tháng 9 năm 1997, của tạp chí khoa học Science nổi tiếng, một bài báo được xuất bản cho thấy bản vẽ phôi của Haeckel là lừa đảo. Bài báo này mang tựa đề: “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”. Bài báo đã mô tả các phôi, trong thực tế, trông khác nhau như thế nào

Các quan sát trong những năm gần đây đã cho thấy các phôi của các loài khác nhau không giống nhau, như những gì mà Haeckel tuyên bố. Sự khác nhau hoàn toàn giữa phôi của động vật có vú, của loài bò sát và của loài dơi ở trên, là một minh chứng rõ ràng cho điều đó

Thực ra, đây là một sự thật đã được biết đến từ rất lâu trong giới khoa học, ngay cả những người theo phái tiến hóa cũng phải công nhận điều đó. Nhưng vì những lý do bí ẩn, họ vẫn cố tình phớt lờ vụ giả mạo này và khiến cho rất nhiều người tin rằng: những gì Haeckel nói mới là sự thật.

Ngày 16 Tháng 10 Năm 1999 tờ báo New Scientist đã viết:


“Haeckel gọi đây là một quy luật sinh học, và ý tưởng đó đã trở thành phổ biến, được gọi là sự lặp lại hình thái (recapitulation). Trong thực tế, quy luật nghiêm ngặt của Haeckel đã sớm bị chứng minh là sai. Ví dụ, những năm đầu tiên của phôi thai người không bao giờ có mang có chức năng như một con cá, và không bao giờ trải qua các giai đoạn nào trông giống như một loài bò sát trưởng thành hoặc là một con khỉ”. – (Elizabeth Pennisi, bài báo “Những cái phôi của Haeckel: Trò gian lận đã bị phát hiện lần nữa”, đăng trên tờ báo Science, 5 tháng 9 năm 1997)

Một bài báo trong tờ American Scientist, đã viết:


“Chắc chắn quy luật sinh học này đã chết hoàn toàn. Cuối cùng nó đã bị loại trừ khỏi các sách giáo khoa sinh học trong thập niên 50. Là một chủ đề của cuộc điều tra lý thuyết nghiêm túc, nó đã bị tuyệt chủng trong thế kỷ 20… ”. – (Keith S. Thomson, “Vòng đời của cá thể sinh vật và sự phát sinh loài,” đăng trên báo American Scientist, tập 76, tháng 5 và tháng 6 năm 1988, trang 273)


Tuy nhiên, có lẽ người ta đã quá lạc quan. Vì trên thực tế, nó vẫn được dạy trong các trường học, được phần lớn người ta xem là một “sự thật khoa học”…


(còn tiếp)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét