Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

TẠI SAO LÀM NGƯỜI XẤU DỄ HƠN LÀM NGƯỜI TỐT? (P1)


Chúng ta hay than vãn rằng sao trên đời này người xấu luôn nhiều hơn người tốt và tỏ ra bất bình khi người sống tốt thì không được hưởng những gì tốt đẹp trong khi người xấu thì không bị quả báo. Để rồi từ đó chúng ta dần dần thay đổi theo chiều hướng xấu từ bỏ những gì mình đã và đang làm tốt mà bắt đầu tập làm quen với những thói xấu đến khi mình trở thành người xấu lúc nào không biết. Rõ ràng chúng ta ai cũng có ý thức ghét cái xấu cái ác nhưng lại rất dễ có nguy cơ bị nhiễm cái xấu? Điều này có mâu thuẫn không? Tại sao làm người xấu dễ hơn làm người tốt? Và làm thế nào để bản thân không trở thành người xấu? Bài viết này sẽ lý giải cho các bạn tại sao người xấu lại nhiều hơn người tốt trong xã hội và chúng ta có dễ trở thành người xấu không. 

I. Điều gì chi phối hành động của một người?

Nếu các bạn thích xem truyện tranh hoặc là fan của những bộ phim hài hước, chắc hẳn chúng ta đều khá quen với cảnh khi một người bị cám dỗ bởi cái xấu, bên vai trái người đó sẽ có một con quỷ màu đỏ có sừng cầm đinh ba và nói những lời dụ dỗ đường mật còn bên vai phải là một thiên thần áo trắng dùng những lời lẽ kiểu dạy đời hay lên lớp để bắt buộc người đó làm điều đúng đắn. Và đa số trường hợp, người đó sẽ chọn nghe những lời ngon ngọt của con quỷ để làm chuyện xấu.

Dĩ nhiên hình ảnh quỷ thần ở hai vai chỉ là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ sự đấu tranh tâm lý của con người khi phải đứng trước những lựa chọn hoặc cám dỗ của bản thân. Trên thực tế, chúng ta đều biết không có quỷ thần nào xúi giục hay ngăn cản những gì chúng ta muốn làm hoặc thích làm. Nói như vậy cũng không có nghĩa là chúng ta luôn chủ động quyết định mọi hành động của bản thân mình. Bất kỳ một hành động lớn nhỏ nào của con người cũng đều bị chi phối bởi 2 yếu tố: “lực” và “lợi”.

NGƯỜI VIỆT CHẾT NHIỀU VÌ UNG THƯ DO THIẾU HIỂU BIẾT VÀ HỆ THỐNG Y TẾ LẠC HẬU

Đây là một bài viết cần nhiều sự kiên nhẫn và cởi mở từ phía người đọc vì được viết bởi 2 người, trong đó 1 người chuyên về sinh lý bệnh để giải thích bệnh ung thư (Bùi Thùy Anh). Quan trọng hơn là phần phân tích xã hội được viết bởi tiến sỹ Nguyễn Mạnh Cường - chuyên ngành Tài chính được giới thiệu ở cuối bài. 

Nếu xem bài "Một góc thực trạng ung thư ở Việt Nam", bạn đã biết xót xa cho những con người ngày đêm phải sống trong ô nhiễm và biết chắc chắn mình đang chết mòn mỏi, không có tia hy vọng sống. Bạn cũng đã thấy 2 bệnh viện lớn tại Sài Gòn và Hà Nội đang quá tải với bệnh nhân ung thư như thế nào rồi đấy!

Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế của bệnh ung thư, tỉ lệ tử vong do ung thư ở Việt Nam và vai trò của yếu tố chính trị với rất nhiều vấn nạn trong xã hội mà đại dịch ung thư chỉ là một phần trong đó. 

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

XIN ĐỪNG VỨT PIN VÀO THÙNG RÁC


1 viên pin dùng hết khi vứt đi có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1m3 đất trong 50 năm. Bạn có rùng mình khi nghe thấy thông tin trên không? 

Trong pin có các kim loại nặng cực kỳ độc cho cơ thể: chì, thuỷ ngân, kẽm, cadmium...

- Nhiễm độc thủy ngân tác động trực tiếp đến não, thận, hệ thống sinh sản và tim mạch...

- Nhiễm độc chì: chì khi vào cơ thể có xu hướng chiếm chỗ mọi kim loại khác có trỏng cơ thể. Ví dụ, chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu...Tóm lại, chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hoá bình thường trong cơ thể. nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao ở người lớn, tổn hại máu và xương, gây mất trí nhớ, giảm khả năng suy nghi, giảm chức năng của thận. 

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG (phần 2: điều trị bảo tồn) - BS Võ Xuân Sơn


NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG

Có một quan niệm hết sức sai lầm là khi bị trượt đốt sống, chúng ta phải kiêng cử vận động, và phải mang nẹp lưng liên tục. Người ta cho rằng khi cột sống bị trượt, vận động sẽ làm cho cột sống trượt thêm, và việc mang nẹp lưng giúp cho cột sống ít bị "xục xịch", ít "gây chuyện" hơn.

Đúng là nếu hạn chế vận động và mang nẹp lưng, chúng ta sẽ đỡ đau ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta là một cơ thể sống, nó không vận hành giống như một cái máy với những bộ phận vô cơ. Đối với một cơ thể sống, có một qui luật, là cái gì xài đến thì nó to và mạnh ra, còn cái gì không xài thì nó teo nhỏ và yếu đi.

TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG (phần 1) - BS Võ Xuân Sơn


TRƯỢT ĐỐT SỐNG LÀ GÌ?

Trượt đốt sống là hiện tượng các đốt sống không xếp thẳng hàng với nhau mà có đốt sống bị trật ra khỏi hàng, làm cho trục của các đốt sống phía trên trượt ra khỏi trục của các đốt sống phía dưới chỗ trượt.

Trượt đốt sống xảy ra chủ yếu ở vùng thắt lưng, thường gặp nhất ở khu vực giữa đốt sống thắt lưng số 4 và đốt thắt lưng số 5 (L4-5) và giữa đốt sống thắt lưng số 5 và đốt sống cùng số 1 (L5-S1). Trượt đốt sống thắt lưng rất thường gặp trong cộng đồng. Nhiều trường hợp trượt đốt sống không có biểu hiện gì. Nhiều trường hợp khác được phát hiện nhờ đau lưng.

Có nhiều lời đồn đại trong dân gian rằng khi bị trượt đốt sống, nhất thiết phải mổ sắp cột sống lại, nếu không nó sẽ trượt hẳn ra, cắt đứt tủy sống. Đây là một quan điểm sai lầm vì chỉ một số ít người bệnh trượt đốt sống mới cần đến bác sĩ và cũng chỉ một số ít trong đó mới cần phải mổ.

BA NHÓM KỸ NĂNG CON NGƯỜI


Tại sao có người đi rất xa trong nghề nghiệp, có người mãi đứng 1 chỗ?

Đơn giản thôi- người thành công có 2 kỹ năng quan trọng.

Là gì?

Có 3 nhóm kỹ năng quan trọng với một người lao động: kỹ thuật (technical skills), con người (human skills), và khái niệm hoá (conceptual skills).

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

NGƯỜI ĐẶT TÊN CHO CÁC ĐƯỜNG PHỐ SAIGON TRƯỚC 1975 VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ


Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…

Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÀI ĐẶT WINDOWS 10


Để có thể cài đặt Windows 10, anh em cần một đĩa DVD hoặc USB boot có chứa bộ cài, chi tiết hướng dẫn tạo USB anh em có thể tham khảo tại đây.

Việc anh em cần tiếp theo là cắm usb vào máy, sau đó vào BIOS chọn Boot từ USB hoặc CDROM

Danh sách phím truy cập BIOS theo mainboard
  • Mainboard ASRock - Bấm phím F2
  • Mainboard ASUS - Bấm phím DEL, Print hoặc F10 .
  • Mainboard GIGABYTE - Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard Intel - Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
  • Mainboard MSI (Micro-Star) - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.

XÁC ĐỊNH NGUY CƠ MẮC UNG THƯ - BS Võ Xuân Sơn


Trong bài viết trước, tôi nói đến việc đi tìm và phát hiện sớm ung thư, có nghĩa là tìm khi đã bị ung thư. Tuy nhiên, người ta không dừng lại ở đó, mà còn muốn tầm soát ngay cả khi chưa bị mắc ung thư. Đó làm xem xét khả năng mình sẽ bị ung thư, xác suất mắc phải ung thư của cá nhân mình là bao nhiêu.

Khoa học chưa có hiểu biết đầy đủ về ung thư, nhưng người ta thấy, rằng để bị ung thư, người bệnh phải có một gene ung thư, gọi chung là oncogene. Trên cơ sở có các gene ung thư đó, khi gặp điều kiện thích hợp, thì người ta sẽ mắc bệnh ung thư. Ngoài ung thư, hàng loạt bệnh khác cũng được cho là có tác động bởi gene và yếu tố môi trường.

Như vậy, một hướng nghiên cứu mới được triển khai, đó là nghiên cứu về gene. Tuy nhiên, đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới. Bản đồ gene người mới được thiết lập cách đây vài năm. Có thể hiểu bản đồ gene như bản đồ quốc gia, trong đó khu vực tỉnh A chi phối các cấu trúc vùng đầu mặt cổ, khu vực tỉnh B chi phối vùng lưng… Và người ta đã xác định được vị trí cụ thể mà các gene của một số loại ung thư "đặt trụ sở", ví dụ như ung thư gan ở "Hà Tĩnh", ung thư phổi ở "Đà lạt"…

PHÁT HIỆN UNG THƯ SỚM - BS Võ Xuân Sơn



Ung thư là sự phát triển một cách lệch lạc của các tế bào của các mô trong cơ thể. Sự phát triển của ung thư trải qua nhiều giai đoạn. Từ một điểm xuất phát ban đầu, các tế bào phát triển lệch lạc đó sinh sôi, nảy nở thành khối u. 

Khối u to dần và xâm lấn sang các cơ quan xung quanh, rồi di căn vào các hạch trong hệ thống bạch huyết liên quan, rồi di căn đến các cơ quan xa. Người ta dùng khái niệm TNM để phân độ ung thư, T chỉ mức độ xâm lấn tại chỗ, N chỉ mức độ di căn hạch, và M chỉ ra đã có di căn xa chưa.

Người ta thấy rằng, đối với nhiều loại ung thư, nếu phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Sớm là khi khối u chưa xâm lấn sang các cơ quan khác, tốt hơn nữa là mới chỉ xâm lấn một lớp mô nhỏ. Với một số loại ung thư, việc phát hiện sớm làm cho tỉ lệ chữa khỏi trở nên rất cao.