Để có thể cài đặt Windows 10, anh em cần một đĩa DVD hoặc USB boot có chứa bộ cài, chi tiết hướng dẫn tạo USB anh em có thể tham khảo tại đây.
Việc anh em cần tiếp theo là cắm usb vào máy, sau đó vào BIOS chọn Boot từ USB hoặc CDROM
Danh sách phím truy cập BIOS theo mainboard
Việc anh em cần tiếp theo là cắm usb vào máy, sau đó vào BIOS chọn Boot từ USB hoặc CDROM
Danh sách phím truy cập BIOS theo mainboard
- Mainboard ASRock - Bấm phím F2
- Mainboard ASUS - Bấm phím DEL, Print hoặc F10 .
- Mainboard GIGABYTE - Bấm phím Del để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard Intel - Bấm phím F2 để vào BIOS Setup Utility.
- Mainboard MSI (Micro-Star) - Bấm phím DEL để vào BIOS Setup Utility.
Danh sách phím truy cập BIOS theo dòng máy
Laptop SONY VAIO
Laptop SONY VAIO
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn phím Vaio Assist
Laptop HP – COMPAQ
- Một số dòng máy của HP thì bạn sẽ phải bấm F10 để vào BIOS.
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9
Laptop ACER
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.
Laptop ASUS
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC
Laptop LENOVO THINKPAD
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Laptop DELL
- Để vào được BIOS khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2
- Để vào được BOOT khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12
Tiếp đến sẽ vào được màn hình chọn ngôn ngữ, cài đặt định dạng ngày giờ và bàn phím
Click Install để bắt đầu cài đặt
Tiếp theo, sẽ chọn phiên bản mà anh em muốn cài đặt, tùy vào bộ
cài sử dụng, sẽ có các phiên bản khác nhau cho 32bit hoặc
64bit
Tiếp theo, chọn Agree và Next để qua bước kế tiếp, ở bước này, có 2 tùy chọn, 1 là update windows, 2 là cài mới, mình thường chọn
cài mới vì sẽ hạn chế các file rác từ windows cũ.
Bước tiếp theo rất quan trọng, cần phải cẩn thận khi làm bước
này, đó là bước chọn ổ đĩa cài đặt, ở bước này, nếu như cài ổ
cứng mới thì đơn giản, chỉ việc chọn ổ đĩa, chọn New và chọn dung lượng cho ổ C rồi Windows sẽ tự chia cho chúng ta như hình bên dưới
Còn nếu chúng ta cài lại Win từ ổ có sẵn thì sao? Có thể chọn đúng phân vùng chứa Win cũ và cài đặt vào đó.
Lưu ý: nếu chọn Format thì sẽ mất dữ liệu nhưng ổ C sẽ nhẹ hơn và nếu có virus thì cũng sẽ bị xóa đi, còn nếu anh em chọn cài đè lên, những dữ liệu cũ sẽ được lưu thành 1 thư mục tên là Windows.old, và có thể lấy lại sau khi cài win xong. Anh em có thể tùy chọn việc này nhé.
Lưu ý 1 điểm nhỏ là khi cài đè thì một số trường hợp sẽ gặp như hình sau, cách đơn giản theo kinh nghiệm của mình là cứ chọn cái đầu tiên, lúc đó Windows sẽ tự sửa lại boot manager
vào các lần khởi động sau.
Tiếp theo thì chỉ việc để cho Windows tự động cài đặt
Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách setup account, sau khi màn hình trên chạy xong, sẽ được chuyển vào màn hình sau
Các bước này là cấu hình lại ngày giờ, ngôn ngữ bàn phím bên mình bỏ qua nhé.
Tiếp theo, nếu đây là máy cá nhân, chọn tùy chọn " Set up for personal use", còn nếu như máy công ty thì nhờ mấy anh IT làm dùm nhe
Ở bước này, nếu có tài khoản Microsoft thì cứ sử dụng mà đăng nhập, tuy nhiên nếu không có, thì chọn "Offline account " ở góc trái nhé
Bước này anh em sẽ bị chào mời sử dụng MS account, anh em chọn "No" nhé
Kế tiếp là nhập tên người sử dụng máy tính vào, có thể đặt tên gì cũng được. Lời khuyên của mình là không nên có khoảng trắng nhé.
Bước này, nhập 2 lần mật khẩu nhé.
Cuối cùng, có thể chọn sử dụng hoặc không sử dụng Cortana.
tinhte.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét