Anh Trần Khắc Sinh (sinh ngày 10/8/1994, ngụ xã Lộc Giang, huyện Đức Huệ, Long An) bị Công an huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) khép tội giết người, cướp tài sản, sau đó bắt đi điều trị tâm thần rồi cho trắng án trở về.
Tuy nhiên, nghi phạm kêu oan và tố cảnh sát đã dùng nhục hình ép nhận tội.
Phương pháp điều tra “kiểu mới”
Anh Sinh trình bày, khoảng 19h cùng ngày xảy ra vụ án (7/2/2012),
công an huyện Trảng Bàng triệu tập anh đến điều tra suốt 3 ngày liền.
Thời điểm đó Sinh mới 17 tuổi nhưng cơ quan chức năng tạm giữ Sinh mà
không thông báo cho gia đình. Sau 3 ngày bị tạm giữ, Sinh được thả về dự
đám tang nạn nhân là bà cô ruột của mình.
Hai ngày sau, ngày 12/2/2012, công an huyện Trảng Bàng phối hợp Công
an xã Lộc Giang đến nhà đưa Sinh đến trại tạm giam. Trong 3 ngày từ 12
-15/2/2012, Sinh bị một cán bộ điều tra đánh vì dám đứng lên. “Cán bộ
đưa em vào phòng xét cung, bảo em ngồi vào ghế rồi bỏ đi đâu đó hơn 10
phút chưa quay lại? Buồn quá em đứng lên nhìn ra cửa sổ thì cán bộ xông
vào nói “tao bảo mày ngồi sao mày đứng” và đánh em một bạt tai”, Sinh
kể. Đánh xong, cán bộ trên lại tiếp tục ra ngoài, nửa tiếng sau mới có
cán bộ khác đến lấy cung. Sau đó, Sinh được chuyển lên Trại B4 công an
tỉnh Tây Ninh. Theo lời Sinh, tại đậy, công an đã dùng nhục hình, ép
cung, buộc Sinh phải nhận tội.
Từ ngày 15 – 21/2/2012, Sinh bị còng tay vào ghế trong phòng điều tra
và đối mặt với 3 cán bộ hỏi cung suốt ngày đêm. “Họ không cho em ngủ.
Ban ngày họ mở còng, ban đêm thì còng tay vào ghế nhưng bắt ngồi đó chứ
không nằm nghỉ. Ba cán bộ vào hỏi những câu giống nhau. Họ yêu cầu em
nhận tội vì “có chối cũng không được, đã có đủ chứng cứ chứng minh giết
người”. Em buồn ngủ quá gục xuống bàn thì họ lại vực em dậy. Cứ thế
trong sáu ngày liền, em không được ngủ, không được nằm, chỉ ngồi trên
ghế đối diện với điều tra viên”, vẫn lời Sinh.
"Họ không cho em ngủ. Ban ngày họ mở còng, ban đêm thì còng tay vào ghế
nhưng bắt ngồi đó chứ không nằm nghỉ. Ba cán bộ vào hỏi những câu giống
nhau. Họ yêu cầu em nhận tội vì có chối cũng không được, đã có đủ chứng
cử chứng minh giết người”. Em buồn ngủ quá gục xuống bàn thì họ lại vực
em dậy. Cứ thế trong sáu ngày liền, em không được ngủ, không được nằm,
chỉ ngồi trên ghế đối diện với điều tra viên".
Theo tố cáo, trừ thời gian Sinh được đi vệ sinh và ăn uống, 3 cán bộ
chia ca nhau “điều tra”, còn bật hai chiếc máy lạnh 24/24 trong khi Sinh
quần đùi áo cộc nhiều lúc phải run bần bật lên vì lạnh, sáu ngày không
được ngủ, rét run không chịu nổi, Sinh phải nhận tội. Đến lúc này cán bộ
điều tra mới tha đưa Sinh đến phòng tạm giam cho ngủ. Đến ngày
28/2/2012, công an tỉnh Tây Ninh truy tố Sinh về tội giết người, cướp
tài sản.
Vừa nhận tội, Sinh bị điều tra viên buộc phải ký vào bản hỏi cung đã
viết từ trước. Khi Sinh đọc lại bản hỏi cung thì cán bộ nạt nộ. “Họ bảo
sao em đọc lâu quá, bắt họ đợi. Có gì cứ ký đại vào không ai làm gì em
đâu mà phải đọc”, Sinh kể. Trong bản hỏi cung có sẵn của cơ quan điều
tra đưa cho, Sinh khai nạn nhân đeo nhẫn tay phải. Nhưng sau đó công an
xem hình bà Lệ trước khi chết mới tá hỏa là nhẫn đeo tay trái. “Thấy sai
sót đó, họ kêu em vào trong phòng máy, cho xem hình và bắt em từ nay
phải khai bà Út đeo nhẫn tay trái, không được nói là tay phải nữa. Thậm
chí trong những bản khai trước đó đều được tẩy sửa cho đúng với thực tế
nhẫn đeo tay trái”, Sinh nói tiếp.
Cảnh sát “hướng dẫn” nghi phạm diễn cảnh gây án
Nhằm tìm kiếm tang vật, công an bắt Sinh khai nơi cất giấu hai chiếc
nhẫn. Ban đầu, Sinh khai giấu ở một bụi cây gần nhà bà Lệ. Công an xới
tung tất cả không tìm được. Tiếp đến, Sinh khai giấu vào ruột một vỏ xe
máy nhưng tìm không thấy. Lần thứ ba, Sinh khai bán cho một tiệm vàng
gần đó. Ông chủ tiệm vàng phủ nhận và camera tại tiệm vàng cũng không có
hình ảnh nào của Sinh. Tang vật không được tìm thấy.
Ngày 25/2/2012, công an tỉnh Tây Ninh thực nghiệm hiện trường vụ án.
Để phục vụ thực nghiệm hiện trường, Sinh cho rằng tối trước đó công an
bắt Sinh diễn tập kịch bản có sẵn. “Họ bảo em cầm mỏ lết chạy vòng vòng
cái bàn rồi sau đó mới đập đầu bà Út. Mỗi khi em làm sai hoặc chưa đạt,
công an đều bắt diễn lại cho đúng với ý họ. Em không dám phản kháng, chỉ
thực hiện theo chứ em đâu có biết bà Út chết như thế nào”, Sinh kể.
Lại một lần nữa, gia đình Sinh không được thông báo. Người cha đang
đi làm được một người quen gọi điện báo tin mới biết, chạy đến nơi thực
nghiệm hiện trường thì mọi việc đã xong.
Sau khi thực nghiệm hiện trường, công an lập tức đưa Sinh vào Bệnh
viện Tâm thần trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) để giám định, cho rằng
Sinh có dấu hiệu tâm thần phân liệt. Được chín ngày, công an tiếp tục
đưa Sinh về Tây Ninh tạm giam hơn 3 tháng cũng không báo cho gia đình.
Ngày 11/5/2012 sau 3 tháng bị tạm giam, Sinh được chuyển đi điều trị ở
Bệnh viện Tâm thần trung ương 2. Lúc này gia đình mới hay khi Sinh gọi
điện về nói bị đưa đi bệnh viện. Từ tháng 5/2012 đến tháng 9/2013, Sinh
sống trong bệnh viện, ăn ngủ, điều trị theo chế độ bệnh nhân tâm thần.
Tháng 9/2013, Sinh rời bệnh viện vì có quyết định đã điều trị xong bệnh
lý. Phía công an ra quyết định đình chỉ vụ án, Sinh “được trắng án do bị
tâm thần”.
Sinh nói: “Nếu có ý định lấy tài sản, không cần giết người em vẫn lấy
được vì bà Út cất tiền, vàng ở đâu em đều biết hết. Bà Út lại thường
xuyên nhờ em coi nhà giúp mỗi lúc đi ra chợ hoặc đi công chuyện. Việc
lấy tiền và vàng là quá dễ dàng”.
Gia đình nghi phạm và nạn nhân “bắt tay” xin điều tra lại
Giải thích về dấu vân tay của mình trên hung khí, nghi phạm cho biết
chiếc mỏ lết đó do nạn nhân mượn tại tiệm sửa xe từ trước Tết rồi quên,
lại mua cái mới trả cho chủ tiệm. Sinh học việc tại tiệm nên có dấu vân
tay trên mỏ lết. Thêm nữa, cách ngày xảy ra sự việc 18 ngày, Sinh được
nạn nhân nhờ dọn nhà, từ đó tìm thấy chiếc mỏ lết. Sinh kể: “Em cầm nó
đem xuống nhà dưới hỏi bà Út, sau đó cất ở gần kệ để đồ dùng. Đó là lần
cuối em chạm vào, không biết ngoài ra có ai chạm vào hay không”.
Đối với con dao hung khí, Sinh cho biết ngày mồng 6 Tết đi làm lại.
Nạn nhân mang một đĩa trái cây sang tiệm sửa xe. Sinh đã cầm dao đó gọt
dưa nên có thể dấu vân tay còn lưu lại. Nhà bà Út ít người, chỉ mình bà
thường xuyên ở.
Về mối quan hệ với nạn nhân, Sinh cho biết rất thân thiết. Bà thường
trò chuyện cởi mở và thương yêu đứa cháu hiền lành, dễ sai bảo. Sinh
ngại ăn cơm với chủ tiệm sửa xe nên nạn nhân mỗi ngày đều để dành một
phần cơm kêu cháu qua ăn. Mỗi lần nhờ cháu giúp việc, bà đều cho nhiều
tiền nhưng nhiều lần Sinh từ chối.
Cơ quan điều tra đã khép lại hồ sơ vụ án. Nhưng hệ lụy của vụ án này
như đã trình bày, vẫn chưa biết khi nào dừng lại. Từ ngày chàng trai
làng trở về từ bệnh viện tâm thần, ngôi nhà vắng khách. Không một hàng
xóm nào dám nói chuyện với bố mẹ Sinh, đặc biệt là Sinh, còn bắt con cái
không được giao du với “cái ngữ tâm thần giết người” vì sợ “nghi phạm
nổi điên giết luôn”. Sinh được tha bổng về nhưng mang tiếng tâm thần nên
xin việc khắp nơi không được, hàng ngày chỉ ở nhà băm mì do mẹ mót về
để mang bán.
Một năm sau vụ việc, chồng nạn nhân treo cổ tự tử. Người con trai là
anh Nguyễn Trung Tín hiện đang theo học hai trường đại học ở Sài Gòn.
Anh Tín cho biết, sau khi ba mẹ mất, tài sản đều được thuộc về bà nội,
người bà còn muốn cai quản cả ngôi nhà ba mẹ anh để lại. Mọi chi phí học
hành hiện nay, anh được một người mẹ nuôi ở Bạc Liêu cho.
“Mẹ mất, cha tự tử chỉ trong vòng chưa đầy hai năm. Từ một người có
thể được gọi là “công tử”, bỗng dưng biến thành trẻ mồ côi, không nhà
cửa, tôi gần như suy sụp, đôi lúc chỉ nghĩ đến cái chết. Nhiều lần tôi
ấm ức lắm muốn viết đơn xin được điều tra lại vụ án nhưng không biết bắt
đầu từ đâu. Mỗi lần nghĩ đến cái chết của ba mẹ tôi lại không thể cầm
bút được”, anh tâm sự. Mỗi tuần, Tín đều về nhà nhưng không ở nhà bà
nội, không ở nhà ba mẹ vì buồn, cứ lang thang khắp các nhà trong xóm xin
ở nhờ. Anh cho biết trong thời gian tới sẽ kết hợp với gia đình Sinh
viết đơn xin được điều tra lại vụ án.
Tạm giam để “báo vệ nhân chứng”?
Ông Trần Quang Vinh (bố Sinh) kể, ngày 12/2/2012. Công an huyện Trảng Bàng phối hợp Công an xã Lộc Giang đến nhà đưa Sinh đến trại tạm giam, nói là nơi “bảo vệ nhân chứng”. “Công an vào nhà tôi lúc 20h, không đọc quyết định tạm giam hay bất cứ quyết định nào liên quan tới vụ án. Họ chỉ nói Sinh là nhân chứng duy nhất cần được bảo vệ để điều tra vì có nhiều người đang muốn bịt đầu mối; còn nói không phải bắt giam mà muốn “bảo vệ con giùm gia đình” nên tôi mới đồng ý cho con lên xe”, ông nói.
Nguồn: Pháp Luật Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét