1. Cây lô hội:
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá
màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép
dày, có răng cưa thô. Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic,
cacbonic, cacbondioxit.
2. Cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát
đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút
các khí độc và thải khí CO2.
3. Cây cọ cảnh
Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá
dạng như cái quạt xoè ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.
4. Cây dương xỉ
Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc
có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
5. Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và
sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm.
Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể
hút khí toluen và khí CO.
Theo kết quả nghiên cứu
của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h
tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan
là 1.3 ug/cm2, 2,7 ug/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
6. Cây ngũ gia bì
Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.
Theo
kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp
thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 ug/cm2 và 1,2
ug/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
7. Cỏ seo gà
Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê
thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ… Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, lá
mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Theo kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí CO
sau 6h tiếp xúc của cỏ seo gà là 5,9 ug/cm2, còn 24h là 6,3 ug/cm2.
Ngoài ra, cây cỏ seo gà còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde.
8. Cồ nốc hoa đầu
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm.
9. Cây thiên niên kiện
Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến
lá sáng bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có
thể hút khí CO và formaldehyde.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác (ngoài nghiên cứu trên) có thể hút bớt khí độc trong phòng.
10. Thường xuân
Thường xuân là loài thân gỗ leo gắng liền với lịch sử phát triển của
người Châu Âu. Loài cây này đã ăn sâu vào ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ,
khoa học và nghệ thuật.
11. Cây chân vịt
Ái mộc chân vịt là loài cây cảnh đẹp của vùng nhiệt
đới. Nó thích hợp với nội thất và cả ngoại thất. Lá của nó trở nên đậm
hơn khi trong bóng râm, đó là cách điều tiết để lá tận dụng tốt nguồn
ánh sáng yếu để quang hợp.
(Bachkhoasuckhoe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét