Đau lòng, là cảm giác về một nền sản xuất hàng hóa manh mún đến tội
nghiệp khi doanh nghiệp muốn bán hàng trong các siêu thị phải “lót tay”
từ 10 đến 20 triệu đồng cho một mã hàng. Là khi chứng kiến cảnh người ta
phải chống đối để giữ lại các giấy phép con hoặc “phù phép” “biến”
nó từ thông tư lên nghị định bằng mọi cách vì “tháng thu mấy chục tỉ”.
Nhưng đau đớn, là khi lại có thêm một cái chân nữa bị cưa ở bệnh viện vì
những lý do không thể nào tin nỗi…
1. Chữa sai khớp 4 ngày, bệnh nhân bị cắt chân
Lại một cái chân nữa bị cưa ở Bệnh viện Đà Nẵng vì những lý do không thể nào hiểu nổi!
Lần này là anh Nhược, ở Bình Long (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Anh Nhược bị té xe, sau đó được chuyển ra Bệnh viện Quân y 17 (thuộc Cục Hậu Cần, Quân Khu 5, đóng tại Đà Nẵng) để chữa trị với chẩn đoán “bị sai khớp gối chân trái” và được bó gối bằng thun mềm và cho thuốc uống.
Anh Nhược kêu đau chân, được đi chụp phim lần 2, bác sĩ nói 9 dây chẳng khớp gối có thể bị đứt hết và được tiếp tục “điều trị theo quy trình”, không phẫu thuật. Anh Nhược lại lên cơn đau, lại siêu âm, lại chẩn đoán, lại “điều trị theo quy trình”…
Lại một cái chân nữa bị cưa ở Bệnh viện Đà Nẵng vì những lý do không thể nào hiểu nổi!
Lần này là anh Nhược, ở Bình Long (Bình Sơn, Quảng Ngãi). Anh Nhược bị té xe, sau đó được chuyển ra Bệnh viện Quân y 17 (thuộc Cục Hậu Cần, Quân Khu 5, đóng tại Đà Nẵng) để chữa trị với chẩn đoán “bị sai khớp gối chân trái” và được bó gối bằng thun mềm và cho thuốc uống.
Anh Nhược kêu đau chân, được đi chụp phim lần 2, bác sĩ nói 9 dây chẳng khớp gối có thể bị đứt hết và được tiếp tục “điều trị theo quy trình”, không phẫu thuật. Anh Nhược lại lên cơn đau, lại siêu âm, lại chẩn đoán, lại “điều trị theo quy trình”…
Anh Nhượng bị cưa chân sau 4 ngày điều trị sai khớp gối ở Bệnh viện C17. Ảnh: TTO
4 ngày sau, anh Nhược lại lên cơn đau, lần này kèm nôn ói. Bác sĩ đưa đi
siêu âm lần nữa và chẩn đoán mạch máu bị chèn ép và cho chuyển qua Bệnh
viện Đà Nẵng.
Giấy chuyển viện của anh Nhược được Thượng tá, TS, BS Phạm Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 17 ký và đóng dấu ghi chuẩn đoán bệnh nhân “sai khớp gối trái do tai nạn giao thông”, khẳng định “toàn trạng ổn định, chân trái sưng đau tăng” và ghi ý kiến đề nghị “Ra viện, chuyển Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp”.
Tuy nhiên, đau đớn là ngay trong đêm chuyển viện, các bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng siêu âm và chụp CT rồi cho biết chân của anh Nhược đã hoại tử nên phải cắt chân trên đầu gối ngay trong đêm để bảo toàn tính mạng!
Giấy chuyển viện của anh Nhược được Thượng tá, TS, BS Phạm Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 17 ký và đóng dấu ghi chuẩn đoán bệnh nhân “sai khớp gối trái do tai nạn giao thông”, khẳng định “toàn trạng ổn định, chân trái sưng đau tăng” và ghi ý kiến đề nghị “Ra viện, chuyển Bệnh viện Đà Nẵng điều trị tiếp”.
Tuy nhiên, đau đớn là ngay trong đêm chuyển viện, các bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng siêu âm và chụp CT rồi cho biết chân của anh Nhược đã hoại tử nên phải cắt chân trên đầu gối ngay trong đêm để bảo toàn tính mạng!
2. “Phù phép” giấy phép con thành nghị định
Thú thật là mắt hoa, tai ù khi đọc thông tin Việt Nam chúng ta hiện có gần 7000 giấy phép con (các thông tư), trong đó gần 50% giấy phép con đang trái luật.
Và theo Luật Đầu tư 2014, nếu đến 1/7, các điều kiện kinh doanh quy định ở cấp thông tư không được đưa lên thành nghị định, đương nhiên sẽ bị bãi bỏ.
Thú thật là mắt hoa, tai ù khi đọc thông tin Việt Nam chúng ta hiện có gần 7000 giấy phép con (các thông tư), trong đó gần 50% giấy phép con đang trái luật.
Và theo Luật Đầu tư 2014, nếu đến 1/7, các điều kiện kinh doanh quy định ở cấp thông tư không được đưa lên thành nghị định, đương nhiên sẽ bị bãi bỏ.
Tuy nhiên, việc bãi bỏ các “giấy phép con” không hề dễ, bởi theo Thứ
trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, việc này làm ảnh hưởng đến quyền
lợi các bộ, ngành nên ai cũng muốn giữ. “Hàng tháng thu mấy chục tỷ, giờ
còn vài trăm triệu, cho nên họ chống đối kinh lắm”.
Chống không được thì đối phó. Và hiện đang có những cuộc chạy đua để
“phù phép” các thông tư lên nghị định ở các bộ ngành với những thực tế
dở khóc dở cười kiểu: “Làm ngày làm đêm”, “khối lượng công việc khổng
lồ”, “công việc gấp 10 lần bình thường”, “nước đến chân mới nhảy”…
“Chưa từng thấy hiện tượng nào đặc biệt như thế” là sự thảng thốt của ông Nguyễn Phước Thọ, Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.
Và kết quả, theo thừa nhận của bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp là “rất lo” bởi các bộ ngành đang “nâng” thông tư lên nghị định một cách cơ học.
Nhiều điều kiện kinh doanh viết như nghị quyết. Thông tư chép thế nào giờ chép lại như thế vào nghị định, tranh thủ “lồng lợi ích bộ ngành vào trong”...
Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi, chưa bao giờ thấy rầm rộ và sinh động như thế này!
“Chưa từng thấy hiện tượng nào đặc biệt như thế” là sự thảng thốt của ông Nguyễn Phước Thọ, Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ.
Và kết quả, theo thừa nhận của bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp là “rất lo” bởi các bộ ngành đang “nâng” thông tư lên nghị định một cách cơ học.
Nhiều điều kiện kinh doanh viết như nghị quyết. Thông tư chép thế nào giờ chép lại như thế vào nghị định, tranh thủ “lồng lợi ích bộ ngành vào trong”...
Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi, chưa bao giờ thấy rầm rộ và sinh động như thế này!
http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/308359/mat-may-chuc-ty-moi-thang-ho-chong-doi-kinh-lam.html
3. “Lót tay” 10-20 triệu/mã hàng đưa vào siêu thị
Cứ tưởng “lót tay” là một thuật ngữ phổ biến của riêng ở bóng đá Việt
Nam khi các ông bầu chuyển nhượng cầu thủ nhưng không phải. Bây giờ muốn
bán hàng cũng phải “lót tay”, thậm chí “lót” nhiều lần.
Ông Phạm Ngọc Hưng, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM “tố”
trong một hội thảo về giải pháp bán lẻ hôm qua: Muốn mở mã hàng trong
một hệ thống siêu thị, ngoài khoản phí theo quy định của hệ thống siêu
thị, doanh nghiệp phải “lót tay” 10-20 triệu đồng/mã hàng cho riêng nhân
viên bộ phận này.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất “tố” bị làm khó khi đưa
hàng vào các hệ thống siêu thị. Ảnh: Quang Định
Đau nhất là các công đoạn tiếp theo cũng đều phải “lót tay” cho bộ phận
hoặc cá nhân phụ trách trực tiếp như đặt hàng, đưa hàng lên quầy kệ...
Nếu không lót tay cho nhân viên quầy kệ, hàng sẽ bị nhét trong góc,
không thể bán được.
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160604/lot-tay-1020-trieu-ma-hang-dua-vao-sieu-thi/1112578.html
4. “Ngày mai anh quay lại không? Có” và ở tù
Tin khó tin hôm nay xin được khép lại bằng một chuyện vui dành cho những
ai thích chuyện cười, kể về một anh quê Thanh Hóa chuyên hành nghề đào
giếng thuê ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Hôm nọ, anh này được một chị 27 tuổi, ở xã Ea Tóh thuê đến đào giếng
trong thời gian chồng vắng nhà đi làm ăn xa. Trong quá trình đào, anh
này thấy “chị 27” xinh đẹp nên nỗi máu tà dâm.
Đêm nọ, anh này đột nhập vào nhà, vào phòng ngủ khống chế “nhà chị 27”,
dùng băng keo dán miệng, dùng dây trói tay vào giường, cởi áo trùm lên
mặt rồi thực hiện hành vi hiếp dâm “chị 27” đến 2 lần.
Sau khi thỏa mãn thú tính, anh này tháo bỏ băng keo dán miệng “chị 27”
thì chị ý hỏi “Ngày mai anh còn quay lại không?”. Tưởng bở, anh này trả
lời “Có”. Nghe giọng, “chị 27” nhận ra anh đào giếng, sáng ra đi báo
công an và anh đào giếng tay bị tra vào còng!
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/308418/ngay-mai-anh-quay-lai-khong-ke-hiep-dam-sa-bay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét