Tin khó tin hôm nay toàn chuyện kiểu yếu sinh lý. Ấy là khi cô giáo tố
thầy giáo đưa mình vào nhà nghỉ tâm sự cho mình có bầu, nhưng thầy giáo
bảo vào nhà nghỉ vì sợ cô giáo chê mình yếu sinh lý và bởi mình yếu sinh
lý thật nên không thể nào có bầu. Là khi Bộ Giao thích đùa với doanh
nghiệp kiểu đẩy vào rút ra rồi đổ thừa do nghề nguy hiểm và nguy hiểm
nhất Việt Nam là "lỗi đánh máy". Là khi mỗi ngày chúng ta chi hơn 20 tỷ
đồng mua thuốc trừ sâu của Trung Quốc về tẩm hết vào các loại thức ăn và
nguồn nước trước khi đưa vào dạ dày...
1. Vào nhà nghỉ vì sợ yếu sinh lý
Cô H, người tố cáo thầy Huy làm mình có bầu nhưng không nhận do "yếu sinh lý".
Hóa ra vụ “có bầu, cô giáo tố hiệu trưởng” ở huyện Ea Kar (Đắk Lăk), chuyện không như đơn tố cáo quý vị ạ. Hôm qua thì một
lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ea Kar cho Đất Việt biết cơ
quan này đã gửi đề xuất hình thức kỷ luật đối với thầy Huy hiệu trưởng
trường THCS TP, xã Cư Ni và cô N.T.H, 33 tuổi, giáo viên trường THCS
Phan Đăng Lưu.
Trước đó, Phó Chủ tịch huyện Ea Kar
cũng đã ra thông báo kết luận việc cô H tố thầy Huy lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để dụ dỗ, ép cô H. quan hệ tình dục là không đúng, vì cả hai
đã thừa nhận đến với nhau do tự nguyện. Cô H. đã xin rút những nội dung
đơn tố cáo không đủ căn cứ như quan hệ nhiều lần dẫn đến có thai, ông
Huy bắt phá thai, bị đe doạ.
Chết cười!
Vậy mà trước đó cô H lên báo lu loa
“thầy Huy nhiều lần hẹn hò tôi ở quán cà phê, ông bảo muốn “nói chuyện” ở
nhà nghỉ cho được yên tĩnh”. Và “phát hiện bị dính bầu, tôi gọi điện
thông báo, thầy Huy bảo tôi đi phá thai, hứa sau này sẽ đối xử với tôi
tốt như một người vợ. Nhưng thực tế thầy lại cố tình lẩn tránh, chặn
luôn cả số điện thoại của tôi”.
Còn thầy Huy thì thú nhận “cô H. rủ
tôi vào nhà nghỉ. Tôi nghĩ cô H. mới ly hôn nên thiếu thốn tình cảm, nếu
không đáp ứng thì sợ cô ấy nói mình… yếu sinh lý. Vì thế, tôi đã cùng
cô H. vào nhà nghỉ”.
Tuy nhiên sau khi cô H thông báo có
thai thì thầy Huy lại nói “tôi… yếu sinh lý, thời gian quan hệ mới hơn
tuần nên chắc chắn tác giả cái thai không phải của tôi”.
Sự thật là chẳng biết đường nào mà
lần bởi chuyện xử án ở xứ mình, cũng thầm thòi thầm thụt, xìu xìu ển ển,
lúc đúng lúc sai chẳng khắc gì ông thầy Huy bị yếu sinh lý!
2. Bất thường ở nhà máy tỷ đô do Trung Quốc đầu tư
Nhà
máy sản xuất giấy cứng bao bì công suất 420.000 tấn giấy/năm
của Công
ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam có dấu hiệu "biển thủ"
môi trường.
Ảnh:TPO
Chuyện Công
ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam chuyên sản xuất giấy do Trung Quốc
đầu tư hơn tỷ đô la có nguy cơ bức tử sông Hậu hôm nay lại lòi thêm cả
đống chuyện khó tin.
Đầu tiên là PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) bóc mẽ, cho rằng việc
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam cam kết không hề sử dụng xút
trong quá trình sản xuất giấy là "nói dóc" và là “chiêu trò đánh lừa dư
luận” của phía nhà đầu tư Trung Quốc.
Bởi
ĐBSCL không có nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giấy nên nguồn
nguyên liệu chủ yếu là nhập từ những thứ đã sử dụng rồi về tái chế, tẩy
trắng lại nên đương nhiên phải dùng xút.
Và trong khi cả Công ty TNHH Giấy Lee
& Man Việt Nam lẫn UBND tỉnh Hậu Giang đều khẳng định là công ty
này đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, thì ông Mai Thanh Dung,
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, đơn vị này chưa nhận
được bất kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường nào do phía Công ty
TNHH giấy Lee & Man trình lên.
Và cuối cùng là dấu hiệu “biển thủ
nước thải” khi việc xây dựng nhà máy nước thải đã không đúng như những
gì được cơ quan quản lý nhà nước quy định và cho phép. Công ty của Trung
Quốc này được Bộ TN&MT cấp phép xả thải vào nguồn nước với lượng xả
thải lớn nhất 50.000 m3/ngày đêm. Song họ lại đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải chỉ với công suất 20.000m3/ngày đêm. Thắc mắc thì công ty này giải thích do… quy trình, công nghệ sản xuất hiện đại, nước thải phát sinh ít hơn!
Kể một hồi lại thấy loạn cả lên, chả
biết ai đúng ai sai y như vụ thầy Huy yếu sinh lý. Chỉ biết ngữa mặt hỏi
bao giờ thì mới hết nỗi ám ảnh mang tên nhà thầu, nhà đầu tư Trung Quốc
đây hả giời?
3. Lỗi đánh máy muôn năm!
Pháp luật, đôi khi như trò đùa của
những người nông nổi. Ví như hôm trước Bộ Giao công bố 26 nhà thầu không
đạt yêu cầu trong việc thực hiện các dự án do bộ này quản lý. Theo quy
định hiện hành, các nhà thầu nằm trong danh sách này sẽ bị hạn chế, hạ
điểm trong các phiên đấu thầu, không được tham gia các dự án được phép
chỉ định thầu tại các dự án do Bộ Giao quản lý.
Đánh máy là nghề nguy hiểm và vi diệu nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau khi công
bố, Bộ Giao đột ngột đưa TCty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) ra khỏi
danh sách nhà thầu yếu kém. Bộ Giao còn cho biết đang tiếp tục xem xét
khả năng đưa TCty Bạch Đằng, Cty Quản lý và xây dựng đường bộ 26 và Cty
Xây lắp và cơ khí Cầu đường ra khỏi danh sách nhà thầu không đạt yêu cầu
sau khi 3 công ty này có khiếu nại.
Nước mình cái gì cũng chạy được và
người ta đang kháo nhau nhiều khả năng có chuyện “chạy xếp hạng” trong
việc “đưa ra” này. Bởi trước đó, vào năm 2015, Bộ Giao cũng đã đưa 4 nhà
thầu ra khỏi danh sách nhà thầu yếu sau khi đã công bố.
Tuy nhiên, những người có trách nhiệm ở Bộ Giao và Ban
QLDA 6 (đơn vị đang có 2 nhà thầu khiếu nại) thì nói do nhầm lẫn trong
đánh giá và lỗi đánh máy của các chuyên viên tổng hợp. “Mặc dù nội dung
đánh giá là tốt nhưng ở cột đánh giá, chuyên viên lại ghi là “sai phạm”,
dẫn đến tổng hợp kết quả sai”.
Xem ra đánh máy vẫn luôn là nghề nguy hiểm nhưng vi diệu nhất Việt Nam. Không thể không hô to lỗi đánh máy muôn năm! Thương hiệu của doanh nghiệp, kéo theo là nồi cơm của hàng ngàn gia đình, vậy mà các ông ý coi như chơi đồ hàng!
4. Con số hôm nay: Mỗi ngày chi 20,5 tỉ đồng nhập thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
Mỗi ngày, Việt Nam "ăn" hơn 20 tỷ đồng thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Lao Động
Việt Nam đang là một trong những quốc
gia hàng đầu, nhưng quý vị khoan vội tự hào bởi đó là hàng đầu về tiêu
thụ thuốc bảo vệ thực vật. Bằng chứng là trong tháng 5 vừa qua, số tiền chi để nhập nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc đã lên tới 27 triệu USD.
Và trong 5 tháng đầu năm 2016, Việt
Nam chi tới 140 triệu USD (hơn 3.080 tỉ đồng) để nhập khẩu thuốc trừ sâu
Trung Quốc. Tính ra mỗi tháng Việt Nam phải chi hơn 616 tỉ đồng, mỗi
ngày Việt Nam phải dành ít nhất 20,5 tỉ đồng để nhập thuốc trừ sâu của
Trung Quốc.
Những con số khó hiểu và không thể khủng khiếp hơn!
Đó là chưa kể tính đến năm 2013, danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta có gần 1.700 hoạt
chất, cao hơn 3-4 lần so với các nước trong khu vực (khoảng 400-600 loại
hoạt chất).
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thơ - Phó
Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam thì số lượng nguyên liệu,
hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu nhập khẩu công khai vào Việt
Nam chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Thực tế, lượng thuốc trừ sâu từ
Trung Quốc được tuồn vào thị trường nội địa còn lớn gấp nhiều lần, thông
qua con đường không chính ngạch, gọi nôm na là “nhập khẩu đường cửu
vạn”.
Câu hỏi đặt ra là hơn 20 tỷ đồng thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
mỗi ngày này đi đâu? Câu trả lời là nó lẫn vào trong lúa gạo, rau củ
quả, trái cây, đất đai, nguồn nước… sau đó đi vào dạ dày của mỗi chúng
ta bằng cách này hay cách khác. Đó là con đường tất yếu!
Sau đó thì sao? Mời quý vị ghé tham
quan bất kỳ một bệnh viện ung thư nào trên đất nước mình rồi sau đó ngồi
sụp xuống ở ghế đá đặt sẵn trong sân và tưởng tưởng tiếp…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét