Tin khó tin hôm nay là những tuyệt chiêu mới về văn hóa đổ lỗi: Lạc đà
là loài chim lớn nhất thế giới là do lỗi phông chữ; thực phẩm bẩn nuốt
vào bụng một phần do lỗi của người dùng. Là đỉnh cao muôn trượng của sự
hài hước không có điểm dừng: Hơn 22 ngàn doanh nghiệp vừa chết do bị tận
thu, tận diệt là điều bình thường của kinh tế thị trường; cứ tranh thủ
tẩu tán hết tài sản rồi vỗ ngực tuyên bố “cùng lắm thì ở tù”! 20 cán bộ
trắng đêm ngồi… canh giữ một xà lan hút cát lậu…
1. Ở đâu cũng có biểu hiện tận thu
Chẳng có gì lạ với thông tin chỉ trong
quý I của năm 2016, cả nước có đến hơn 22.000 doanh nghiệp đóng cửa và
xu hướng số doanh nghiệp phá sản, đóng cửa lại có xu hướng tăng lên.
Cũng chẳng có gì sốc khi TS Nguyễn
Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) lý giải nguyên nhân cội rễ là do ở đâu ông cũng thấy đang có biểu
hiện doanh nghiệp bị tận thu.
"Có những khoản trước đây người ta cho
rằng không phải thu, nhưng bây giờ thu. Có những khoản trước đây là chi
phí hợp lý, hợp lệ, giờ bảo không phải. Có những khoản đang cần thu
ngân sách thì bảo ông nộp tạm cho tôi, năm sau tôi khấu trừ. Tôi đang lo
thuế môn bài tăng lên, thuế môi trường trong xăng dầu cũng vậy.
Tiếp xúc với doanh nghiệp, tôi luôn
thấy chỉ thu và thu: từ chi phí vận tải, mọi trận địa đối với doanh
nghiệp chỉ thấy tăng tăng và tăng, không thấy chỗ nào giảm chi phí, giảm
rủi ro cho doanh nghiệp...”.
Là bởi điều này đã được chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan cảnh báo trong một hội thảo do CIEM tổ chức vào
cuối tháng 10 năm ngoái với hai chữ còn kinh khủng hơn: “Tận diệt!’
Khi ấy, bà lo lắng, ngân sách hiện nay
đã không còn tiền để đầu tư và đây là điều nguy hiểm. Ngân sách khó
khăn đến mức "tận diệt" doanh nghiệp chứ không phải là tận thu nữa,
nhiều doanh nghiệp không còn sức để làm ăn.
Nhưng nghe choáng thật sự bởi nhiều
người có trách nhiệm với vận mệnh của nền kinh tế đất nước cho rằng điều
này là bình thường và phụ hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Và
Viện trưởng CIEM khẳng định đây là dấu hiệu rất bất thường và đáng buồn.
Ai nói bình thường là tự an ủi nhau, là vô trách nhiệm...
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/ts-nguyen-dinh-cung-o-dau-cung-co-bieu-hien-tan-thu-3305197/
http://plo.vn/kinh-te/quan-ly-thi-truong/hang-chuc-ngan-dn-chet-sao-noi-la-binh-thuong-622262.html
2. Tẩu tán hết tài sản và "cùng lắm thì ở tù!”
Và nghe cay cay đắng đắng thế nào đó
khi Thứ trưởng kiêm Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng giải thích
có rất nhiều vụ án lớn, số tiền phải thu hồi hàng nghìn tỷ đồng nhưng
điều kiện thi hành rất hạn chế, điển hình như trong vụ án của Huỳnh Thị
Huyền Như (nguyên cán bộ Ngân hàng Vietinbank). “Họ tẩu tán hết, khi xác
minh không có tài sản thi hành án”- ông Dũng khẳng định.
Chợt nhớ “lời vàng” đanh thép của một
nữ đại gia phố núi Hà Tĩnh cách đây mấy tháng sau khi lừa vay của người
dân mấy chục tỉ đồng rồi lượn khỏi địa phương, sau đó quay về câng câng
cái mặt không chịu trả nợ: “Cùng lắm thì ở tù”!
http://dantri.com.vn/su-kien/ho-tau-tan-het-khi-xac-minh-khong-co-tai-san-thi-hanh-an-20160409091647659.htm
3. Lực lượng chức năng trực 10 tiếng... canh giữ xà lan hút cát lậu
Chuyện hài hước nhất trong ngày đây thưa quý vị!
20 các cán bộ vẫn túc trực tại hiện trường hơn
10 tiếng đồng hồ để canh giữ tang chứng.
Ảnh: Người đưa tin
Sau khi bắt giữ, các cơ quan chức năng
đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với chủ phương tiện về hành vi
“khai thác khoáng sản trái phép”. Tuy nhiên, chủ phương tiện không những
không chịu hợp tác mà còn có những lời lẽ thách thức cơ quan chức năng.
Cao
trào là chủ phương tiện bỏ đi, để lại xà lan hút cát lậu lênh đênh giữa
sông Ngàn Sâu. Và không biết làm gì hơn, 20 cán bộ liên ngành đành túc
trực để… canh giữ tang vật!
“Tới
nay, có gần 20 người gồm công an huyện, quân đội, dân quân tự vệ, công
an xã túc trực canh gác tại hiện trường. Nhiều người đã ngấm mệt vì phải
trực ở đây hơn 10 tiếng đồng hồ” - thượng tá Nguyễn Tuấn Anh - Phó
Trưởng Công an huyện Vũ Quang than thở.
http://www.nguoiduatin.vn/luc-luong-chuc-nang-truc-10-tieng-canh-giu-xa-lan-hut-cat-lau-a235494.html
4. Lỗi phông chữ…
Hài
hước không kém là trả lời của ông Bùi Việt Bắc, Giám đốc NXB Hồng Đức về
việc cuốn sách “Mười vạn câu hỏi vì sao” có chi tiết lạc đà là loài
chim lớn nhất thế giới gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Ông ấy bảo việc sách viết lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới là do lỗi… phông chữ!
Tuy nhiên, khi được hỏi, phông chữ thì có liên quan gì tới nội dung sai sót, ông Bắc cũng ậm ừ “thì là do lỗi phông thôi”.
Lâu
nay cứ tưởng lỗi đánh máy đã là đỉnh cao muôn trượng, giờ đến ông này
còn sáng tạo thêm lỗi phông chữ, đọc xong cười không nhặt được mồm.
Sai
thì cứ thẳng thắng nhận đi là sai, bởi chỉ có trẻ con mới không biết
việc lỗi phông chữ chỉ là do cách các NXB xử lý khi in ấn, còn nội dung
là do tác giả và khâu biên tập.
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/298568/nham-lan-lac-da-la-loai-chim-vi-loi-phong-chu.html
http://laodong.com.vn/van-hoa/chinh-thuc-thu-hoi-sach-viet-lac-da-la-loai-chim-lon-nhat-the-gioi-538880.bld
5. Phát ngôn trong ngày: Thực phẩm bẩn có lỗi của… người dùng (!?)
Trả
lời Infonet, ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm
Bộ Y tế thừa nhận: “Nếu ai hỏi tôi nhìn miếng thịt này có chất cấm hay
không tôi cũng chịu. Nếu nhìn được bằng mắt thường các chất cấm trong
thực phẩm thì chẳng cần phải xét nghiệm nữa, chẳng cần cơ quan nào nữa.
Cái đấy cần phải có chuyên môn, phải có kiểm nghiệm thì mới kết luận
được. Không có kiểm nghiệm thì chịu thôi”.
Tuy nhiên cũng ông Long trên báo Pháp luật TPHCM cùng ngày, ông lại bảo đại ý thực phẩm bẩn là có lỗi của người tiêu dùng!
TKT xin trích nguyên văn một đoạn ông Long trả lời phỏng vấn trên Pháp luật:
Phóng
viên: ATTP đang trở nên nổi cộm, đặc biệt là vấn đề quản lý chất
salbutamol, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan vẫn còn
những khoảng trống, chồng chéo?
+ Ông
Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục ATTP: Cục ATTP đã khuyến cáo người
dân không được sử dụng, chẳng hạn như thịt nhiễm liên cầu lợn nhưng
người dân cứ ăn thì phải làm thế nào? Lỗi của ai? Đấy, mà người ta không
bán công khai. Vì thế phải xác định đúng vấn đề thì chúng ta mới xử lý
được. Hai việc này hoàn toàn khác nhau, nói chồng chéo là không được.
Vậy để
xảy ra vấn đề thực phẩm không an toàn như hiện nay thì lỗi của ai,
trách nhiệm thuộc về ai, trong khi người tiêu dùng vẫn chịu thiệt?
+ Đầu tiên là trách nhiệm của người sử dụng….
Đọc xong lại thấy lạc vào một rừng gì đó không nhìn thấy được chứ không phải độc tố như lời ông Bộ phó Bộ Nông hôm nọ!
http://plo.vn/suc-khoe/thuc-pham-ban-co-loi-cua-nguoi-dung-622251.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét