Bà Phú bước xuống sân, ông Phú nắm chặt cánh tay vợ đi từng
bước chậm chạp sát bên cạnh. Ông không dám nhìn ra phía cổng, bởi ông
hình dung hai cái bóng trắng vẫn đứng đó chờ đợi ông. Ra tới bên hông
nhà, bà Phú đặt cây đèn trên bệ nước xi măng, lấy khăn nhúng ướt cho
ông lau mặt, rồi đứng chờ ông đi tiểu bên bệ chuối. Gió thổi xào xạc
trong hốc cây, những tàn lá chuối run lên phần phật, ngọn đèn dâù tắt
phụt làm ông Phú lại một phen khiếp vía.
Trăng thượng tuần soi mờ không gian, chẳng cần đèn ông cũng đã rành đường đi nước bước từng hốc cạnh trên mãnh đất lâu đời của ông. Nhưng vì cảm giác hoảng loạn, ông cần ngọn đèn cho đỡ sợ. Bà vợ nắm tay ông dắt vào nhà, ngang qua mảnh sân, ông bỗng nghe tiếng chó gầm gừ, rồi sủa vang ở ngoài cổng, ông bấu chặt cánh tay vợ và hổn hển nói:
− Mẹ con nó đang đi ngoài ấy!
Bà Phú ngơ ngác hỏi:
− Mẹ con ai? Ông làm sao thế?
Ông Phú run rẫy đáp:
− Bà không nghe tiếng chó sủa hay sao?
Quả thực ngoài ngõ, tiếng chó đang tru lên từng hồi như ai oán, và lại sủa lên. Và cứ mỗi lúc một xa dần. Ông Phú nhắc lại:
− Đấy, bà có nghe thấy không? Mẹ con nó dắt nhau đi ngoài đường.
Bà Phú mệt mỏi nhắc lại:
− Mẹ con ai mới được chứ lị? Chó thì đêm nào mà chả sủa, có khi chó nó sủa bóng trăng, rồi có khi chó nó sủa người đi đánh dặm. Ông lẩn thẩn mất rồi, ở nhà quê mà đêm không có nghe tiếng chó thì chẳng lẽ cả đêm người ta thức để canh trộm à?
Bà nói dứt câu, thì hai người cũng vừa lên tới bậc thềm, đẩy cửa bước vào nhà. Bà Phú bật diêm châm đèn, vừa ngáp vừa bảo chồng:
− Thôi, ngủ đi ông, đừng có giựt mình rồi thức dậy nữa. Cố ngủ đi một tí, trời sắp sáng rồi. Chốc nữa tôi bảo con Nhàn đi mời thầy thuốc bắc, bốc thuốc cho ông.
Rồi bà lên giường nằm quay mặt vào vách, nhắm mắt lại. ông Phú cũng nằm nhắm mắt, phủ chăn lên tận ngực, nhưng tất nhiên không ngủ được. Ông nằm lan man nghĩ ngợi một lúc khá lâu, rồi bỗng vùng dậy ngồi tựa lưng vào vách là vì trong mớ trí tưởng hổn độn của quá khứ vừa ùa về trong trí ông. Ông chợt thấy lạnh toát toàn thân vì nhớ ra câu chuyện cũ đã lâu lắm, lâu đến nỗi chẳng bao giờ ông nghĩ tới cho đến đêm nay bỗng loé lên trong đầu ông, dắt ông về một kỷ niệm của ngày tháng cũ.
Trăng thượng tuần soi mờ không gian, chẳng cần đèn ông cũng đã rành đường đi nước bước từng hốc cạnh trên mãnh đất lâu đời của ông. Nhưng vì cảm giác hoảng loạn, ông cần ngọn đèn cho đỡ sợ. Bà vợ nắm tay ông dắt vào nhà, ngang qua mảnh sân, ông bỗng nghe tiếng chó gầm gừ, rồi sủa vang ở ngoài cổng, ông bấu chặt cánh tay vợ và hổn hển nói:
− Mẹ con nó đang đi ngoài ấy!
Bà Phú ngơ ngác hỏi:
− Mẹ con ai? Ông làm sao thế?
Ông Phú run rẫy đáp:
− Bà không nghe tiếng chó sủa hay sao?
Quả thực ngoài ngõ, tiếng chó đang tru lên từng hồi như ai oán, và lại sủa lên. Và cứ mỗi lúc một xa dần. Ông Phú nhắc lại:
− Đấy, bà có nghe thấy không? Mẹ con nó dắt nhau đi ngoài đường.
Bà Phú mệt mỏi nhắc lại:
− Mẹ con ai mới được chứ lị? Chó thì đêm nào mà chả sủa, có khi chó nó sủa bóng trăng, rồi có khi chó nó sủa người đi đánh dặm. Ông lẩn thẩn mất rồi, ở nhà quê mà đêm không có nghe tiếng chó thì chẳng lẽ cả đêm người ta thức để canh trộm à?
Bà nói dứt câu, thì hai người cũng vừa lên tới bậc thềm, đẩy cửa bước vào nhà. Bà Phú bật diêm châm đèn, vừa ngáp vừa bảo chồng:
− Thôi, ngủ đi ông, đừng có giựt mình rồi thức dậy nữa. Cố ngủ đi một tí, trời sắp sáng rồi. Chốc nữa tôi bảo con Nhàn đi mời thầy thuốc bắc, bốc thuốc cho ông.
Rồi bà lên giường nằm quay mặt vào vách, nhắm mắt lại. ông Phú cũng nằm nhắm mắt, phủ chăn lên tận ngực, nhưng tất nhiên không ngủ được. Ông nằm lan man nghĩ ngợi một lúc khá lâu, rồi bỗng vùng dậy ngồi tựa lưng vào vách là vì trong mớ trí tưởng hổn độn của quá khứ vừa ùa về trong trí ông. Ông chợt thấy lạnh toát toàn thân vì nhớ ra câu chuyện cũ đã lâu lắm, lâu đến nỗi chẳng bao giờ ông nghĩ tới cho đến đêm nay bỗng loé lên trong đầu ông, dắt ông về một kỷ niệm của ngày tháng cũ.
Dạo ấy, ông đã có ba con rồi, nhưng vẫn đam mê cái thú cô đầu trên phố huyện. Trò tiêu khiển cuối mùa này lôi cuốn ông không phải vì ông thích văn chương thơ phú, hay ghiền tiếng trống chầu kêu khách, mà chỉ vì nhà hát có những cô hầu rượu trẻ trung lúc nào cũng tựa má, kề vai thân thiết với ông.
Gọi là đào rượu bởi thiếu nữ ấy không phải là ca nhi, họ chỉ vì túng thiếu, phải bỏ nhà quê lên thành phố. Tấp vào những nhà hát để làm công việc hầu rượu và quạt mát cho Quan viên đến thưởng thức.
Ông Phú là một trong những Quan viên lắm của nhiều tiền, thường xuyên ghé chơi vào những ngày rãnh rỗi. Ông có xe kéo riêng, từ làng Vạn Yên lên phố huyện chỉ mất khoảng ba tiếng đồng hồ. Ông hách dịch lắm nhưng phóng tay xài rộng nên chủ chứa rất quí trọng và ra sức chìu chuộng.
Họ giao ông cho cô đào Tuyết mới ngoài 20, vào nghề chưa được nửa năm. Tuyết phục dịch ông chu đáo lắm, từ lời ăn tiếng nói, dáng đi dáng đứng, từ cái quạt nan cầm tay phe phảy liên tục cho ông, tới cốc rượu nồng nâng lên miệng ông khi ông kê gối ngã đầu trên đùi cô. Sự chung đụng xác thịt dĩ nhiên không thể dừng lại ở đó. Lần nào trước khi ra hát từ, ông cũng ngủ với cô một đêm, rồi mới chia tay hẹn gặp chuyến tới.
Bà Phú cũng biết cái thú của chồng, nhưng chuyện ấy không làm bà bận tâm nhiều lắm. Bởi ông làm ra tiền, thì đi ngang về tắt để giải sầu một tháng đôi ba ngày cũng không có gì quá đáng đối với đàn ông thời ấy.
Bẵng đi một thời gian, ông Phú không lên phố huyện để chuẩn bị ra tranh chức ông Nghị. Gọi là tranh, nhưng có tranh với ai đâu, đó là thứ Nghị hách, Nghị gật, ngồi làm bù nhìn để diễn tuồng dân chủ cho thực dân Pháp mà thôi. Quan tỉnh quan huyện hổ trợ sau lưng, là tất nhiên ông thắng cử, nghênh ngang vào ngác trong các nghị trường. Có điều ông Phú cũng phải bỏ thì giờ học chữ Quốc ngữ và mấy câu tiếng Tây, vì chẳng lẽ vào nghị trường mà không biết đọc, biết viết. Ông say mê chức trọng quyền cao, thú cô đầu dường như ông quên hẳn.
Cô đào Tuyết ở phố huyện ngóng ông mãi không thấy tăm hơi. Ông không lên, thì cô không có tiền mà nhà chứa cũng mất nhiều lợi tức. Cô dọ hỏi cả tháng trời, mới biết ông ở làng Vạn Yên. Đắn đo mãi, cô đánh liều thuê xe kéo về làng Vạn Yên. Tất nhiên cô không dám đến thẳng nhà, cô dừng chân ở ngoài cánh đồng làng, mướn một đứa bé đang thả diều gần đó bảo nó vào gặp riêng ông Phú, nhắn ông ra gốc cây đa cho cô gặp. Làng này thì già trẻ lớn bé, ai mà không biết mặt ông Phú, cô dặn đi dặn lại thằng bé rằng:
− Này, mày phải gặp cho bằng được ông Phú rồi hẳn đưa cái mảnh giấy này nhé! Nhớ chửa? Đừng có bạ ai cũng đưa, nhất là bà Phú thì nên lảng đi ngay. Phải đưa tận tay cho ông Phú, bảo là có cô Tuyết đang đợi ở gốc cây đa đầu làng ấy. Thôi đi đi! Nhanh chân lên một tí nhé! Đưa giấy rồi ra đây tao cho thêm tiền nhé!
Thằng bé nhận tiền và mảnh giấy, bỏ luôn cái diều và chạy thẳng vào làng Vạn Yên. Nó cũng biết ông Phú, nhưng là vì con nhà cùng đinh, nên chưa bao giờ đặt chân vào nhà ông. Nó đến trước cổng nhà ông, dừng lại thở, mồ hôi nhễ nhại khắp mặt và lên áo. Trong sân nhà ông hôm nay lố nhố cả chục người, rồi lại có cả ô tô trên tỉnh xuống, làm nó càng sợ không dám vào.
Khoảng thời gian này ông Phú bận lắm vì đang chạy chức nghị viên. Chờ đến hơn một tiếng đồng hồ, thằng bé phân vân không biết làm sao. Quay lại gốc đa nói thật với Tuyết thì sợ cô đòi lại tiền mà xông vào nhà gặp ông Phú thì liều lĩnh quá. Lỡ phật ý ông, ông tát cho thì sưng mặt. Nó cứ đứng sớ rớ mãi ở ngoài cổng cho đến khi chị Thuần xách giỏ đi mua thêm rượu, thấy cử chỉ lấm lét của nó, cất tiếng hỏi:
− Này, mày con nhà ai thế? Làm gì mà cứ thập thò ở đây thế này? Ăn trộm hả? Xéo ngay không chết bây giờ đấy nhé!
Thằng bé sợ hãi đáp:
− Cháu hỏi thăm ông Phú ạ!
Chị Thuần mắng:
− Ớ! Cái thằng này láo thật! Mày là đứa nào mà dám hỏi tới ông Phú? Cút đi, ốm đòn bây giờ đó!
Thằng bé luống cuống đáp:
− Dạ, cháu cần đưa cho ông Phú mảnh giấy này ạ!
Nó rút trong cạp quần miếng giấy nhỏ đã nhoè nhoẹt mồ hôi, trao cho chị Thuần rồi bỏ chạy. Chị Thuần không biết chữ nên đứng nhìn đăm đăm một lúc, rồi trở vào đưa cho anh Long, con trai đầu lòng của ông Phú. Mảnh giấy nguệch ngoạc mấy chữ ông ra cho em gặp, em đang chờ ở gốc cây đa. Có việc cần. Tuyết. Long đọc lướt nhanh rồi cất vào túi. Anh không biết Tuyết là ai mà lại đòi gặp bố mình. Anh lưỡng lự một chút rồi vào nhà mời ông Phú ra mãi sau vườn rồi đưa cho ông mãnh giấy. Ông Phú đang lúc say sưa với công danh sự nghiệp, nghĩ đến tương lai ông nghị, nên lập tức nổi nóng nghiến răng bảo:
− Cái con đĩ này! Ai cho phép nó xuống tận đây để tìm tao? Láo thật!
Rồi ông vò mãnh giấy, quăng mạnh xuống gốc cây. Long ngước lên hỏi bố:
− Cô ấy là ai mà tìm bố, bố có định ra gặp cô ấy không?
Ông Phú gắt:
− Gặp làm gì? Nó là con đào rượu ở nhà hát trên phố huyện. Tao mà gặp là tao vả ngay cho mấy cái.
Dứt lời, ông toan quay vào nhà vì khách đang chờ ở bàn tiệc. Nhưng Long níu lại và ôn tồn nói:
− Bố ạ! Bố không ra gặp cô ấy, ngộ lỡ cô ấy đến thẳng đây rồi làm sao? Bố sắp sang nghị viên. Hôm nay nhà mình đông đủ Quan viên, chức sắc, chẳng may cô ấy đến làm ầm ỉ lên thì làm sao?
Chính ông Phú cũng vừa sực nghĩ ra điều ấy, đường hoạn lộ của ông đang thênh thang, lại để một đứa con gái nghèo hèn làm vỡ chân ông. Nhưng ông vẫn trấn an con trai:
− Nó chẳng dám đến đây đâu! Có mà uống thuốc liều!
Long tha thiết nói:
− Bố ạ! Cô ấy đã từ huyện xuống làng ta, thì sợ gì mà không đến thẳng đây? Chả qua là cô ấy ngại mẹ con thôi! Nhưng nếu bố không ra gặp thì thể nào cô ấy cũng đến.
Ông Phú đăm chiêu cuối đầu, Long lại đề nghị:
− Hay là bố để con chạy ra xem sao! Con sẽ nói khéo bảo cô ấy đừng đến đây. Bảo cô cứ về đi rồi nay mai bố sẽ lên huyện gặp.
Ông Phú ngượng ngùng nhìn con:
− Ờ! Tính thế cũng phải. Đi hộ bố đi. Bảo với nó dứt khoát từ nay không được lai vãng về đây nữa. Mai kia bố lên huyện, bố sẽ cho nó một trận.
Long gật đàu, cuối lượm lại mảnh giấy mà vừa rồi ông Phú đã vứt vào gốc cây. Rồi anh tất tả chạy ra ngoài đầu làng. Từ xa anh đã thấy Tuyết đứng ở gốc cây, nón cầm tay phe phẩy, anh chạy lao lại thở hồng hộc vì quảng đường khá xa mà anh thì cố lướt thời gian. Tuyết ngừng quạt, trố mắt nhìn Long nhưng không dám hỏi. Long đứng lại, cố lấy bình tĩnh và lên tiếng:
− Cô... cô là cô Tuyết phải không ạ?
− Vâng ạ, tôi đây ! Xin hỏi ông là....
− Tôi tên là Long, bố tôi nhận được mảnh giấy của cô nhưng bận lắm, không ra gặp cô được.
Dứt lời Long giơ mảnh giấy nhàu nát ra trước mặt Tuyết. Tuyết thất vọng ngồi bệch xuống đất trên nhánh cây cổ thụ, cô buồn rầu hỏi:
− Thế ông Phú có nhắn gì tôi nữa không?
Long vốn biết bố mình nóng tính, đôi khi không dằn được cơn giận, nên anh tội nghiệp bảo Tuyết:
− Bố tôi chỉ bảo là từ nay tuyệt đối cô đừng có về làng tìm bố tôi. Bố tôi không bằng lòng như thế. Gặp ở nhà hát chứ sao cô về tận đây? Nếu mẹ tôi biết thì làm sao?
Tuyết ứa nước mắt sụt sùi đáp:
− Tôi đâu muốn lê thân về đây đâu, chẳng qua là vì tôi... tôi... tôi có.. mang với bố anh, nên mới phải xuống tìm chứ tự dưng lặn lội về đây để làm cái gì? Có chửa thì tất nhiên nhà hát người ta đuổi tôi đi rồi, chứ ai mà cho hầu rượu nữa! Bây giờ thì bụng còn bé nên còn nán được, chứ tháng sau rồi tháng sau nữa, dấu làm sao được với thiên hạ? Ông nghĩ coi, tôi thì tôi không nhà không cửa, nhà hát đuổi tôi đi thì tôi chả biết làm sao để sống qua ngày để sinh đẻ? Vạn bất đắc dĩ tôi mới phải liều xuống đây thưa thật với bố anh.
Cô nghẹn ngào dừng lại, Long mủi lòng nhìn cô gái tội nghiệp. Cô còn trẻ, lại có nhan sắc mặn mà, bố anh say mê là phải. Long dè dặt hỏi:
− Thế bây giờ cô tính thế nào? Cô tìm gặp bố tôi dể làm gì?
Tuyết đã dự định trước, rành mạch kể:
− Tôi bây giờ lâm vào bước đường cùng rồi, nên mới phải ngữa tay nhờ cậy bố anh. Đẻ xong, tôi sẽ đem con tôi cho các bà sơ, rồi tôi đi làm thuê, làm mướn nuôi thân. Tôi không có dám làm phiền bố anh nữa đâu. Tôi chỉ cần từ đây đến ngày ở cử thôi.
Long hiểu ra, xúc động vì hoàn cảnh dỡ dang của cô gái do bố mình gây nên. Anh thọt tay vào túi nhưng không có đồng bạc nào vì anh không hề dự trù trước, anh dịu dàng bảo:
− Hay là thế này, tại bố tôi không biết là cô có mang với bố tôi, bây giờ cô cứ ngồi đợi đây để tôi chạy về cho bố tôi hay, thể nào bố tôi cũng ra gặp cô.
Tuyết thở phào nhẹ nhỏm:
− Vâng... vâng, trăm sự nhờ anh. Anh đi nhanh hộ tôi một tí nhé, tôi chờ!
Long toan chạy thì Tuyết lại thêm:
− Ấy, ấy, nhược bằng như là bố anh bận quá không ra được để gặp tôi, thì nhờ anh nói khéo tôi chỉ xin ít tiền thôi, để tôi sống qua ngày chờ ngày sinh nở thôi.
Long gật đầu, rồi lập tức chạy lao vào làng, anh vẫn biết ông Phú ham thú trăng hoa, nhưng anh không ngờ anh sắp có một đứa em cùng cha khác mẹ.
Về tới nhà, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, anh lại làm hiệu gọi ông Phú ra sau vườn và kể lại từ đầu đuôi, đồng thời giục bố ra gặp, nhưng ông Phú gạt đi:
− Quân láo lếu, nó bảo nó có chửa à? Đã chắc gì nó có chửa với tao? Cái thứ mèo mã gà đồng, ngủ hết người này đến người khác. Thấy tao có tiền lại giở trò vòi vĩnh. Kệ mẹ nó!
Thế là ông quay gót vào nhà, Long chạy theo níu kéo:
− Bố ơi! Không phải con của bố thì đời nào cô ấy mò về tận đây?
Ông Phú phất tay:
− Mày ngu lắm con ạ! Làm cái nghề đào rượu như nó phải biết mánh khoé chứ! Rồi mày xem, nó sẽ vác cái bụng chữa đi vòi tiền của tất cả mọi thằng đàn ông đã đến cái nhà hát ấy. Gặp ai nó cũng sẽ bảo người ấy. Tao già đầu rồi, tao không có dại.
Long đứng thừ người một lúc rồi nói:
− Nếu thế thì để con chạy ra bảo cho cô ấy biết để cô ấy quay về huyện trước trời tối. Bắt người ta chờ khổ thân. Vả lại cô ấy đã có công mò về tận đây thì... cũng nên biếu cho cô ấy một ít tiền chứ bố!
Ông Phú gay gắt xua tay:
− Đã bảo là kệ nó, mày cứ hay mua việc. Tao không ra, mày không ra thì nó sẽ phải về. Chửa biết chừng nó sẽ đi tìm thằng khác để báo tin là có chửa. Tiền bạc tao không tiếc, nhưng giúp nó một lần, nó sẽ ăn quen thấy mùi ăn mãi, phiền phức lắm.
Long còn đang phân vân, thì có tiếng bà Phú gọi:
− Anh Long đâu, mẹ nhờ một tí nào!
Ông Phú giục:
− Vào xem mẹ mày cần cái gì.
Long thở dài chạy vào nhà tìm mẹ. Bà Phú gắt:
− Con phải ngồi tiếp khách hầu rượu các Quan chứ! Sao mà cứ thập thò ở dưới bếp là thế nào? Lên nhà trên mau, đừng để người ta chờ!
Ông Phú trở lại bàn tiệc, nói cười oan oan với cốc rượu nồng, không mảy may bận tâm với Tuyết đang sốt ruột chờ ông ngoài gốc cây đa. Riêng Long thì rất áy náy nhưng không thể rời bàn tiệc. Ngoài cánh đồng Tuyết hết đứng lại ngồi, nỗi oán hận cả bố lẫn con mỗi lúc một dâng cao, cho đến khi mặt trời lặng, vẫn không thấy ông Phú hoặc Long ra gặp, cô đành thất thểu thất vọng tìm đường trở về phố huyện.
Thời gian cứ thế mà trôi, suốt cả nữa năm ông Phú tíu tít tiếp khách, lại biết mình sắp làm lớn, nên không lên phố huyện hát cô đầu nữa. Nhưng người tính không bằng trời tính, phút chót tình thế biến chuyển dồn dập. Cái chức nghị viên bị bãi bỏ sau khi ông tốn khá nhiều tiền để lót đường từ làng lên tỉnh. ông buồn đứt ruột vì công danh trắc trở và vì tiếc tiền vung tay quá hào phóng. Có lẽ mả nhà ông không phát về đường Quan lộc nữa.
Ngồi buồn vài tháng sau, ông lại mò lên phố huyện đến nhà hát cũ. Chị chủ nhà ra đón ngậm ngùi bảo ông:
− Gớm , lâu quá mới lại thấy Quan bác quá bộ đến thăm chúng em đấy. Chúng em cứ nhắc đến Quan bác mãi.
Ông Phú nghênh ngang bước vào và khinh bạc hỏi:
− Không biết cô Tuyết của tôi bây giờ ra làm sao, chả biết có còn nhớ tôi hay quên bén mất rồi?
Chủ nhà trố mắt nhìn ông vì tưởng ông nói đùa, giây lâu chị mới kể:
− Ủa, chả lẽ Quan bác chưa biết hay là sao? Cô ấy nghĩ việc từ khi có mang tháng thứ ba rồi. Em thì chả biết cô ấy phiêu bạt về đâu, mãi sau này mới nghe người ta nói là cô đẻ thiếu tháng ở nhà thương thí ấy, rồi cả hai mẹ con chết rồi.
Ông Phú nghe qua chả có phản ứng gì, chủ nhà liền ngâm bốn câu ngữ, tức là bốn câu thơ mỡ đầu bài hát nói của Dương Khuê mà ngày trước ông Phú thích nghe mỗi khi nằm kề bên Tuyết.
Lấy ai là kẻ đồng tâm
Lấy ai là kẻ tri âm với nàng
Đêm khuya luống những đàng hoàng
Người đi đâu vắng mà đàn còn đây?
Ông Phú nghe xong, vẫn không tỏ một lời tiếc thương kẻ bạc mệnh. Chủ nhà biết ý nên cũng không nhắc thêm chuyện ấy nữa, mãi đến khi tiển chân ông ra về, chủ nhà mới kể thêm:
− Cái dạo mà cái Tuyết mới có mang, nó có xuống tận làng Vạn yên để tìm Quan bác để báo cho Quan bác biết , nhưng mà nó chờ mãi mà Quan bác cứ lờ đi. Nó về đây khóc cả tuần lễ rối khăn gói ra đi. Từ đấy, em chả gặp nó bao giờ cho đến khi em nghe tin nó chết đấy.
Ông Phú khẻ nhíu mày nhưng không nói gì, chỉ biết sau lần ấy ông không lên phố huyện nữa, cũng ít khi nào ông nghĩ đến người con gái bạc số đã từng kề cận nhiều đêm bên ông và cưu mang đứa con bất hạnh của ông. Mãi đến hôm nay, hai cái bóng trắng hiện ra ngoài sân trong đêm, hai mẹ con dắt tay nhau trong sương mù, thất thểu đi ra khỏi cổng nhà ông, mới làm ông giật mình liên tưởng đến chuyện cũ. Ông buộc miệng thảng thốt kêu lên nho nhỏ:
− Hay là hai mẹ con nó hiện về báo oán?
Bà Phú đang nằm thiu thiu, ngơ ngác quay lại hỏi:
− Hai mẹ con nào?
Ông Phú không dám tiết lộ chuyện cũ với vợ, nên làm bộ lảng sang chuyện khác, ông thản nhiên nói:
− Bà chưa ngủ à? Tôi thì tôi mới chợp mắt lại nằm mê ngay lập tức.
Bà Phú ngồi dậy vấn tóc và bùi ngùi nói:
− Tôi thì tôi biết ông còn thức chứ chưa ngủ đâu. Có phải là ông đang nhớ đến con bé gì trên phố huyện, dạo mà ông mê đi hát cô đầu, đúng chưa? ông ngủ với nó, rồi nó có mang, rồi nó về làng tìm ông mà ông nhất định không ra gặp, có đúng thế không?
Ông Phú kinh hãi hỏi lại vợ:
− Sao... sao bà biết?
Bà Phú ngậm ngùi thở dài trách bằng giọng có pha nước mắt:
− Tôi thì tôi biết từ dạo ấy cơ! Thằng Long nó kể cho tôi nghe hết. Ông ác lắm, con ông mà ông còn bỏ, con bé bụng mang dạ chửa, lang thang đầu đường xó chợ, không cơm ăn, không áo mặc. Tất nhiên là nó đẻ non rồi, hai mẹ con nó cùng chết đói. Ông à! đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường. Sao ông không bảo với tôi một tiếng để tôi giúp nó? Tôi không có muốn ông thất đức, con gái tôi nó phải gánh chịu.
Ngừng một chút cốt ý để chồng suy gẩm, bà Phú lại tiếp:
− Đấy, thằng Long nó trách ông đấy! Cho nên hôm nó có dịp lên phố huyện, tôi bảo là nó cố tìm cái con bé ấy để dúi cho nó ít tiền. Nhưng mà nhà chủ đuổi đi lâu lắm rồi, chả biết nó đi đâu?
Ông Phú nằm yên không biết nói sao. Giờ này ông vẫn không hối hận vì đã xử bạc với Tuyết. Ông chỉ sợ hồn ma hai mẹ con về báo oán, nên ông tự bào chữa:
− Bà bảo tôi ác là oan cho tôi. Cái hôm nó về chờ tôi ở gốc cây đa ngoài cánh đồng, tôi không ra là vì đã chắc gì cái thai trong bung nó là con tôi? Đào rượu ở nhà cô đầu thì nay tiếp người này, mai tiếp người khác. Biết nó có mang với ai?
Bà Phú không nói gì nữa. Chuyện này bà đã dấu kín bao nhiêu năm, bà vẫn thầm trách chồng là người nhẫn tâm. Bà không nói chỉ vì bà không muốn các con biết thêm những cái xấu của bố chúng nó, nhất là cô con gái. Bà ngồi lên đẩy cái liếp cửa sổ cho không khí trong lành ngoài vườn luà vào, nhưng trời vẫn còn tối quá, nên bà lại hạ xuống. Làng xóm còn im lìm ngủ yên, gà chưa gáy tiếng nào. Dưới bếp chưa có tiếng động, chứng tỏ chị Thuần chưa dậy pha trà, bà Phú buồn rầu bước xuống, bưng cây đèn ra hiên để xuống bếp, bà nói:
− Thôi ông ngủ đi một tí để lấy sức, tôi xuống tôi đun ấm nước.
− Sao không gọi cái Thuần nó dậy bảo nó đun?
− Thôi, còn sớm mà! để cho nó ngủ. Đằng nào tôi cũng dậy rồi.
Bà bước ra ngoài, ông Phú nằm một mình nhớ lại từng chi tiết cái hôm Long trao cho ông mảnh giấy, rồi giục ông ra gốc đa gặp Tuyết. Chuyện cũ bao nhiêu năm qua giờ này bổng sống lại trong ông. Nhưng để khỏi áy náy, ông tự bảo mình:
− Đã chắc gì đứa bé trong bụng là con mình!
Ông vừa dứt lời thì bổng thấy cơn lạnh từ trên vách ùa vào xối xả như gió bấc muà đông. Lập tức con mèo đen của ông kêu thét lên và lao mạnh vào liếp cửa sổ. Ngay sau đấy có tiếng gõ cửa liên hồi, ông giật thót người run lên bần bật. Tiếng gõ không phải ở trước cửa như đêm qua mà ngay trên liếp cửa sổ, sát cái giường ông đang nằm. Ông co rúm người, cố nhích ra xa, rồi ú ớ gọi vợ. Con mèo vẫn cào mạnh, vẫn gầm gừ, nhảy lên tuột xuống. Ông cố kêu nhưng cổ ông dường như bị bóp nghẹt khiến ông không thốt được một tiếng, chỉ nghe tiếng âm thanh nghèn nghẹn như người sắp tắt thở. Tiếng gõ trên cửa sổ vẫn vang lên, rồi giọng nói con nít như rót vào tai ông:
− Xin ông bát cơm... Xin ông bát cơm... Con đói quá...
Ông Phú lết mãi mới ra được mép giường rồi ngã lăn xuống đất, ông lồm cồm bò dậy thì bên ngoài cửa sổ có tiếng nói của người đàn bà mà ông đã nghe đêm qua:
− Về con ơi.. Về với mẹ... Về con...
Mấy tiếng ấy cứ lập đi lập lại xa dần, nhỏ dần cho đến khi ông không còn nghe thấy nữa. ông há hốc mồm, hai tay ôm cái gối, từ từ đứng dậy. Vừa lúc ấy cánh cửa trước mở tung, ông thét lên kinh hãi.... Nhưng đó là bà vợ vừa từ dưới bếp đi lên, bà bực bội cằn nhằn:
− Ông làm cái gì mà tôi giật mình? Đêm hôm mà cứ hét ầm lên là thế nào?
Thấy ông ngơ ngác đứng giữa nhà, bà nói tiếp:
− Sao mà tôi đi có một tí mà ông không dám nằm một mình là sao?
Ông Phú hổn hển đáp:
− Mẹ con nó lại vừa mới hiện về bà ơi!
− Hiện về đâu? Bình tĩnh cái đã nào!
− Nó đứng ngay sau cái cửa sổ, tôi hãi quá mới phải vùng dậy, toan xuống bếp tìm bà, bà cho tôi cốc nước.
Bà Phú dịu dọng tội nghiệp:
− Tôi đang đun. Nước trong ấm ủ thì hết sạch rồi. Thôi xuống bếp uống tạm miếng nước mưa đi vậy!
Vừa nói, bà vừa bước ra ngoài, ông Phú lẽo đẽo đi sau. Nhưng khi ra thềm nhà, ông Phú đứng khựng lại ngay, là vì dưới ánh trăng mờ ông nhìn thấy hai cái bóng trắng. Hai mẹ con dắt nhau ở cuối sân, lầm lũi đi ra ngõ. Ông giật tay bà Phú, chỉ ra cổng và hoảng hốt kêu:
− Chúng nó kia kià, thấy không? Bà.... bà có thấy hai mẹ con nó không?
Bà Phú lắc đầu, giờ này bà Phú cũng mơ hồ đoán rằng hồn ma hai mẹ con về chọc ghẹo chồng bà, nhưng đồng thời bà cũng tin rằng có thể tâm trí chồng bà khủng hoảng trầm trọng cho nên có ít chiết ra nhiều. Người hoảng loạn thì rất dễ thấy ma, bởi nhìn thấy gì cũng tưởng là ma, bà chán nản nói:
− Tôi có thấy cái gì đâu!
Bà vừa dứt lời thì ngoài cổng có chó tru lên thảm thiết, rồi gầm gừ sủa vang rồi cứ thế xa dần, nhỏ dần, cho đến khi im hẳn trả lại sự yên tỉnh cho màn đêm. Ông Phú run run nói:
− Chúng nó đấy, mẹ con chúng nó đấy!
Vào bếp, ông Phú bưng cái gáo đựng nước mưa tu ừng ực rồi ông lắc đầu mệt mỏi bảo vợ:
− Bà ơi, chắc phải bán bỏ căn nhà này đi chỗ khác bà ơi!
Bà Phú gạt phắt đi:
− Cái gì? Mồ mã tổ tiên của ông ở cả đây mà, bán nó sao được? Với lại nếu quả thực ông thấy ma đó, thì ma đi theo người, ông đi đâu cho thoát?
Đối với ông Phú lúc này thì mồ mã tổ tiên cũng không còn quan trọng nữa, và căn nhà đồ sộ này ông cũng chẳng thấy tiếc chút nào vì ông sợ quá mức rồi. Đi đâu cũng được, miễn là hai cái bóng trắng kia đừng rượt theo quấy phá ông, ông lắc đầu bảo vợ:
− Tôi không ở đây được nữa, nhà này bây giờ là nhà ma. Ở với ma làm sao được?
Bà Phú tội nghiệp bảo chồng:
− Thôi hay là như vầy đi, ông sang ở tạm bên thằng Long vài hôm xem sao?
Bà Phú đưa đề nghị này là một sự bất đắc dĩ vì sợ chồng khủng hoảng quá mà kiệt sức, chứ trong thâm tâm bà không muốn mang phiền toái sang nhà con trai. Vợ chồng nó bận buôn bán lại vướng hai đứa con còn nhỏ. Chồng bà qua đó rồi cả đêm cứ kêu thét lên như thế này thì chỉ làm khổ con trai và hai đứa cháu nội mà thôi. Riêng ông Phú thì gật đầu đồng ý ngay:
− Ừ, để tôi sang ở bên thằng Long, chứ ở bên đây chắc tôi chết mất!
Bước sang ngày thứ ba, ông Phú hốc hác thấy rõ. Hai đêm thức trắng, ban ngày cố ăn một hai bát cơm mà nuốt không vào, người ông phờ phạc, hai mắt trũng sâu, mất hết thần khí. Bước đi lảo đảo như sẳn sàng quỵ ngã bất cứ lúc nào. Với ông bây giờ ngày đi quá nhanh, cứ đến lúc mặt trời lặn là ông bắt đầu lo sợ. Bà Phú bảo cái Nhàn chạy đi gọi Long để bàn cái việc đón ông Phú sang ở tạm bên ấy, nhưng hôm ấy Long lên tỉnh chưa về, còn bà Phú và thằng Hoành thì qua nhà cô con gái thứ hai là Kim vì tin vào luật vay trả cha ăn mặn, con khát nước, nên bà rất lo cho hai cô con gái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét