Ở nhà một mình, ông Phú đăm chiêu đi tới đi lui trên sân
gạch. Chợt nghe tiếng quạ kêu trên nhành cây soan, ông giật mình ngẩng
lên, vẫn con quạ đen đậu chỗ cũ nhìn ông như thách thức, ông lượm cục
đất ném lên, nó kêu mấy tiếng oai oán và bay vụt đi. Một lúc sau tình
cờ ngó lại, ông vẩn thấy nó đậu ở chổ cũ. Ông bực mình lắm, nhưng cố
lờ đi, không thèm để ý đến nó nữa. Ông thơ thẩn đi ra đi vào, cả ngày
chỉ hút thuốc lào và uống nước trà, cơm canh nuốt không vô.
Bên ông chỉ có con mèo đen làm bạn đồng hành, không rời ông một bước. Buổi trưa ông ra nằm trên cái võng căng ở đầu nhà, con mèo cũng nhảy lên nằm gọn trong lòng ông. Cách đầu nhà khoảng 20 thước, có cái ao nhỏ mà diện tích chỉ bằng hai chiếc chiếu, ông đào cũng cả chục năm để thả cá giống. Con mèo đang nằm trên bụng ông bổng nhe răng gầm gừ rồi thét lên và phóng vọt lại phía cái ao. Ông Phú giật mình xoay người, té bịt xuống đất, ông run rẫy nằm yên nhìn con mèo đen đang vùng vẫy gầm thét dù chẳng thấy ai bên cạnh nó.
Ông biết hồn ma của hai mẹ con đang ở đó, chỉ cách ông 20 bước, và con mèo trung thành của ông đang gắng sức ngăn cản hai bóng ma không cho tiến về phía ông. Ông toát mồ hôi muốn vùng dậy chạy vào nhà, nhưng không ngồi dậy nổi. Bổng con mèo rớt xuống ao, nó cố gắng vùng vẫy ngoi lên, nhưng rõ ràng có những bàn tay vô hình dìm nó xuống, khiến nó cứ ngoi lên lại chìm xuống, rồi chỉ trong khoảnh khắc con mèo bị ngộp nước, không cử động được nữa.
Ông Phú nằm im khá lâu, sợ hãi quá không đứng dậy nổi. Con mèo của ông đã chết đuối dưới ao. Tim ông thắt lại, mồ hôi vả ra đầy người, ông vừa tiếc con mèo, vừa sợ cho chính mình. Mấy phút sau ông mới vịn tay vào cột nhà đứng dậy, ông mở to mắt, từ từ tiến lại bờ ao khom người vớt xác con mèo lên, rồi thơ thẩn bước những bước không hồn vào ngồi trền cỏ dại. Ông mệt mỏi cất tiếng gọi:
− Thuần ơi, Thuần ơi Thuần!
Ông gọi hai ba tiếng, chị người làm mới nghe thấy chạy lên, chị hốt hoảng nhìn con mèo ướt đẩm nằm chết bên cạnh ông. Mèo có sức khoẻ dai dẳng. Ở nhà quê muốn giết mèo chỉ có cách trấn nước, chị người làm ngơ ngác hỏi:
− Ối giời ơi, ông ơi, sao ông giết con mèo hở ông?
Ông Phú buộc miệng đáp:
− Tao có giết nó đâu! Ma giết chứ không phải tao giết!
Chị người làm trố mắt nhìn ông vì chẳng hiểu ông nói gì. Chị đứng tần ngần một lúc rồi nói:
− Trời ơi! Không có con mèo thì chuột nó tha hồ mà lộng hành. Ông ơi! Con đem.... con chôn con mèo ông nhé?
Ông Phú lơ đãng:
− Ừ! Đem chôn đi.
Từ đó cả ngày ông thơ thẩn như kẻ mất trí. Đi tới đi lui trên hè, nói lảm nhảm những câu vô nghĩa. Mất con mèo ông cảm thấy như mất một người bảo vệ an toàn, hồn ma giết được con mèo thì cũng có thể giết được ông. Nhớ lời vợ dặn, xế chiều ông lại ra nghĩa trang phía sau nhà, thắp nhang khấn vái và chuẩn bị đi ngủ sớm để lấy sức. Người cứng đầu tới đâu, gặp lúc nguy khốn, cũng phải bám víu vào lời cầu nguyện.
Bà Phú trước khi sang nhà con gái đã dặn ông:
− Ở nhà ông cứ đi ngủ sớm đi nhé. Tôi sang cái Kim một lát rồi tôi về ngay.
Ông cũng có ý định đi ngủ sớm vì ông nghiệm ra rằng hồn ma chỉ quấy phá ông vào lúc gần sáng. Trưa nay cụ lang Triệu đã đến bắt mạch, cắt cho ông bảy thang thuốc bổ và dặn ông nên ngủ sớm để lấy sức vì khi thiếu ngủ, người ta dễ sinh ra hoảng hốt. ông Phú nói gì thì nói, cụ lang Triệu dứt khoát cũng không tin là có ma mà chỉ quả quyết là cơ thể ông suy nhược quá, nên bị những cơn ác mộng làm khổ trong giấc mộng. Cụ bảo:
− Ma với quỷ! Toàn là những chuyện hoang đường, tôi năm nay đã ngoài 70, chưa biết mặt ngang mũi dọc con ma nó ra làm sao? Ông cứ ăn ngủ điều độ cho lại sức, ma nó thấy ông cũng phải bỏ chạy.
Ông Phú bực lắm nhưng đành chịu vì không làm sao chứng minh được. Ông cũng mong là cụ lang nói đúng, chứ tình trạng này kéo dài thì sớm muộn gì ông cũng sẽ chết gục vì kinh sợ hoặc kiệt sức.
Từ trong nhà cầm bó nhang ra vườn sau, ông Phú bổng nghe con quạ đen trên cây soan kêu mấy tiếng rồi bay theo ông, đậu trên cành vườn cây trên đầu ông. Ông nhìn lên, vừa bực bội vừa hoang mang, miệng cào nhào xua tay đuổi, nhưng con quạ gan lì đứng yên nhìn ông. Ông thở dài cuối xuống, cố gắng lờ đi và tiếp tục bước xuống con dốc lần ra nghĩa địa. Ông cần cầu xin tổ tiên phù hộ để ông và con cháu có thể ở lại căn nhà hương hỏa, nối tiếp nhau nhang khói phụng thờ tổ tiên.
Con quạ trên cành bưởi lại kêu một hồi dài rất ai oán rồi bay vụt đi mất. Ông ngơ ngác nhìn theo và từ đó nó không trở lại nữa. Nhưng ông bổng giật mình kinh hãi vì khi còn cách nghĩa trang khoảng chừng mấy chục thước, ông thấy hai cái bóng trắng của hai mẹ con đang ngủ trên phần ngôi mộ trong làn khói xanh bao phủ dầy đặc. Lạ nhất là bao nhiêu cây nhang dù không ai thắp đều bốc khói mờ mịt khiến hai bóng người áo trắng ấy lúc ẩn lúc hiện, khi còn khi mất.
Bên ông chỉ có con mèo đen làm bạn đồng hành, không rời ông một bước. Buổi trưa ông ra nằm trên cái võng căng ở đầu nhà, con mèo cũng nhảy lên nằm gọn trong lòng ông. Cách đầu nhà khoảng 20 thước, có cái ao nhỏ mà diện tích chỉ bằng hai chiếc chiếu, ông đào cũng cả chục năm để thả cá giống. Con mèo đang nằm trên bụng ông bổng nhe răng gầm gừ rồi thét lên và phóng vọt lại phía cái ao. Ông Phú giật mình xoay người, té bịt xuống đất, ông run rẫy nằm yên nhìn con mèo đen đang vùng vẫy gầm thét dù chẳng thấy ai bên cạnh nó.
Ông biết hồn ma của hai mẹ con đang ở đó, chỉ cách ông 20 bước, và con mèo trung thành của ông đang gắng sức ngăn cản hai bóng ma không cho tiến về phía ông. Ông toát mồ hôi muốn vùng dậy chạy vào nhà, nhưng không ngồi dậy nổi. Bổng con mèo rớt xuống ao, nó cố gắng vùng vẫy ngoi lên, nhưng rõ ràng có những bàn tay vô hình dìm nó xuống, khiến nó cứ ngoi lên lại chìm xuống, rồi chỉ trong khoảnh khắc con mèo bị ngộp nước, không cử động được nữa.
Ông Phú nằm im khá lâu, sợ hãi quá không đứng dậy nổi. Con mèo của ông đã chết đuối dưới ao. Tim ông thắt lại, mồ hôi vả ra đầy người, ông vừa tiếc con mèo, vừa sợ cho chính mình. Mấy phút sau ông mới vịn tay vào cột nhà đứng dậy, ông mở to mắt, từ từ tiến lại bờ ao khom người vớt xác con mèo lên, rồi thơ thẩn bước những bước không hồn vào ngồi trền cỏ dại. Ông mệt mỏi cất tiếng gọi:
− Thuần ơi, Thuần ơi Thuần!
Ông gọi hai ba tiếng, chị người làm mới nghe thấy chạy lên, chị hốt hoảng nhìn con mèo ướt đẩm nằm chết bên cạnh ông. Mèo có sức khoẻ dai dẳng. Ở nhà quê muốn giết mèo chỉ có cách trấn nước, chị người làm ngơ ngác hỏi:
− Ối giời ơi, ông ơi, sao ông giết con mèo hở ông?
Ông Phú buộc miệng đáp:
− Tao có giết nó đâu! Ma giết chứ không phải tao giết!
Chị người làm trố mắt nhìn ông vì chẳng hiểu ông nói gì. Chị đứng tần ngần một lúc rồi nói:
− Trời ơi! Không có con mèo thì chuột nó tha hồ mà lộng hành. Ông ơi! Con đem.... con chôn con mèo ông nhé?
Ông Phú lơ đãng:
− Ừ! Đem chôn đi.
Từ đó cả ngày ông thơ thẩn như kẻ mất trí. Đi tới đi lui trên hè, nói lảm nhảm những câu vô nghĩa. Mất con mèo ông cảm thấy như mất một người bảo vệ an toàn, hồn ma giết được con mèo thì cũng có thể giết được ông. Nhớ lời vợ dặn, xế chiều ông lại ra nghĩa trang phía sau nhà, thắp nhang khấn vái và chuẩn bị đi ngủ sớm để lấy sức. Người cứng đầu tới đâu, gặp lúc nguy khốn, cũng phải bám víu vào lời cầu nguyện.
Bà Phú trước khi sang nhà con gái đã dặn ông:
− Ở nhà ông cứ đi ngủ sớm đi nhé. Tôi sang cái Kim một lát rồi tôi về ngay.
Ông cũng có ý định đi ngủ sớm vì ông nghiệm ra rằng hồn ma chỉ quấy phá ông vào lúc gần sáng. Trưa nay cụ lang Triệu đã đến bắt mạch, cắt cho ông bảy thang thuốc bổ và dặn ông nên ngủ sớm để lấy sức vì khi thiếu ngủ, người ta dễ sinh ra hoảng hốt. ông Phú nói gì thì nói, cụ lang Triệu dứt khoát cũng không tin là có ma mà chỉ quả quyết là cơ thể ông suy nhược quá, nên bị những cơn ác mộng làm khổ trong giấc mộng. Cụ bảo:
− Ma với quỷ! Toàn là những chuyện hoang đường, tôi năm nay đã ngoài 70, chưa biết mặt ngang mũi dọc con ma nó ra làm sao? Ông cứ ăn ngủ điều độ cho lại sức, ma nó thấy ông cũng phải bỏ chạy.
Ông Phú bực lắm nhưng đành chịu vì không làm sao chứng minh được. Ông cũng mong là cụ lang nói đúng, chứ tình trạng này kéo dài thì sớm muộn gì ông cũng sẽ chết gục vì kinh sợ hoặc kiệt sức.
Từ trong nhà cầm bó nhang ra vườn sau, ông Phú bổng nghe con quạ đen trên cây soan kêu mấy tiếng rồi bay theo ông, đậu trên cành vườn cây trên đầu ông. Ông nhìn lên, vừa bực bội vừa hoang mang, miệng cào nhào xua tay đuổi, nhưng con quạ gan lì đứng yên nhìn ông. Ông thở dài cuối xuống, cố gắng lờ đi và tiếp tục bước xuống con dốc lần ra nghĩa địa. Ông cần cầu xin tổ tiên phù hộ để ông và con cháu có thể ở lại căn nhà hương hỏa, nối tiếp nhau nhang khói phụng thờ tổ tiên.
Con quạ trên cành bưởi lại kêu một hồi dài rất ai oán rồi bay vụt đi mất. Ông ngơ ngác nhìn theo và từ đó nó không trở lại nữa. Nhưng ông bổng giật mình kinh hãi vì khi còn cách nghĩa trang khoảng chừng mấy chục thước, ông thấy hai cái bóng trắng của hai mẹ con đang ngủ trên phần ngôi mộ trong làn khói xanh bao phủ dầy đặc. Lạ nhất là bao nhiêu cây nhang dù không ai thắp đều bốc khói mờ mịt khiến hai bóng người áo trắng ấy lúc ẩn lúc hiện, khi còn khi mất.
Ông run rẩy bước lùi lại, lưng đập mạnh vào gốc cây , bó nhang rớt xuống đất lúc nào không hay. Ông đưa tay dụi mắt và nhìn lại thì không thấy hai cái bóng trắng đâu nữa. Làn khói dày đặc mới lúc nãy bốc lên cao trên ngôi mộ, giờ cũng tan biến hẳn, không còn dấu vết gì để lại. Ông đứng ngơ ngác và mừng rỡ vì đoán đó chỉ là ảo giác do nổi sợ trong lòng tạo nên.
Ông cuối xuống nhặt từng cây nhang lên, lưỡng lự mấy giây rồi quay vào nhà không dám ra nghĩa trang nữa.
Để thử lại cho chắc ăn, ông xuống bếp đưa bó nhang cho chị Thuần và bảo:
− Mày ra cắm mỗi ngôi mả ba que hương rồi thắp lên cho tao!
Chị Thuần ngạc nhên hỏi:
− Ơ... Hôm nay là ngày gì mà thắp hương hở ông?
Ông Phú ậm ừ đáp:
− Thì nhớ đến ông bà cha mẹ thì thắp chứ có là ngày gì đâu. Mày thì hay có cái tật hỏi lôi thôi. Đi đi!
Chị Thuần là người thích nói chuyện, nhưng biết tính ông Phú nóng nảy nên không dám nói gì mặc dù chị thấy ông rất vô lý. Những người nằm trong nghĩa trang kia là dòng họ của ông chứ có liên quan gì đến chị. Ông nhớ đến tổ tiên, sao ông không tự ra thắp nhang mà lại sai chị? Có điều hai hôm nay chị thấy ông lẩn thẩn như người mất hồn, mặt mũi hốc hác tiêu điều nên chị cũng thông cảm vì ông đang đau nặng, thậm chí phải đón thầy thuốc bắc đến tận nhà bắt mạch và hốt thuốc cho ông. Sáng nay chị đã hỏi bà Phú:
− Ông ốm hả bà? Bịnh gì bà có biết không bà?
Bà Phú phân vân chưa biết trả lời ra sao thì chị người làm nói luôn:
− Hay là ông bị ma đè đấy bà ạ!
Bà Phú sợ tiếng đồn sẽ lan ra ngoài cho nên bà vội gạt đi:
− Ma với quỷ cái gì? Trái gió trở trời ốm đau là chuyện thường.
Dứt lời bà bỏ vào buồng hỏi ông Phú:
− Hai mẹ con nó chôn ở đâu, ông có biết hay không? Hay là ông chịu khó lên phố huyện hỏi thăm rồi làm lễ phát tang cầu siêu cho mẹ con nó.
Ông Phú bướng bỉnh đáp:
− Cầu với đạo cái gì? Tôi đã bảo đã chắc gì của mình mà cứ phải bận tâm.
Bà Phú chán nản bước ra giục Nhàn và thằng Hoành lên đường và dặn chị Thuần ở nhà thường xuyên để ý xem chồng bà có cần gì hay không .
Chị Thuần cầm bó nhang đi ra, ông Phú lấm lét theo sau nhưng núp ở gốc cây xa xa theo dõi, tuyệt nhiên chẳng có chuyện gì. Hai bóng ma đó không hề xuất hiện, như vậy rõ ràng là lúc nãy ông hoảng quá rồi đâm ra quáng gà chứ hồn ma nào hiện giữa ban ngày. Ông chờ chị Thuần đốt nhang khắp lượt rồi quay vào, ông chạy nhanh vào trước để chị Thuần đừng nhìn thấy ông núp sau cây bưởi. Con quạ đậu trên cành bưởi ngay trên đầu ông mà ông không để ý vì trời đã nhá nhem. Khi thấy ông bỏ chạy vào nhà, nó mới kêu lên mấy tiếng làm ông giật mình cào nhào chửi.
Ông lên hè, ngồi hút điếu thuốc lào rồi vào buồng, ông kinh hãi muốn đứng tim khi thấy con quạ đen đậu ngay trên cánh cửa sổ, ở đầu giường ông. Ông rút một chiếc guốc ném mạnh, nó mới kêu lên mấy tiếng và bay đi. Ông hạ cái liếp xuống rồi lên giường ngủ lúc trời bên ngoài vẫn còn sáng rõ. Vợ ông chưa về, lại không có con mèo bên cạnh. ông thấy căn buồng âm u, bao trùm một nổi sợ hãi đến rợn người, mặc dầu trời chưa tối hẳn.
Ông nằm thao thức một hồi thì trời bổng chuyển mưa, bên ngoài không gian tối sầm lại và gió nổi vùn vụt rờn rợn trong các khóm mây. Lẫn trong tiếng gió rít, ông bổng nghe văng vẳng có tiếng nói âm vang của hai mẹ con bên ngoài cửa sổ lúc được lúc mất:
− Con ơi... về với mẹ... con ơi.
Bàn tay run lẩy bẩy, ông kéo tấm chăn phủ trên mặt và nín
thở chờ đợi những phút kinh hoàng sẽ lại tái diễn như hai đêm vừa qua.
Trong khoảnh khắc mưa trút nước xối xả và từng tia chớp chói loà như
giận dữ sau cả một tuần nắng gắt. Nước chảy ào ào trên mái ngói, gió
thổi hất nước từng đợt vào liếp cửa. Ông Phú nghĩ đến vợ ông đang bên
nhà con gái, chẳng biết bao giờ mưa dứt để về với ông.
Nằm một lúc không nghe tiếng hồn ma nữa, ông lấy hết can đảm bước xuống thắp đèn, vặn thật to, để trên cái bàn cạnh đầu giường, nơi con mèo thường ngủ. Nhưng gió luà qua kẻ vách liên hồi làm ngọn đèn cứ chập chờn sắp tắt, ông lại bưng cây đèn lên, nhìn quanh tìm một chỗ khuất gió. Đang loay hoay giữa nhà thì chợt có tiếng gõ cửa thình lình, ông hốt hoảng hét lên, đánh rơi cây đèn xuống đất và mò mẩm bước lùi lại giường, ngồi phịch xuống.
Mới khoảng 7 giờ tối, gà chưa lên chuồng mà sao hồn ma đã về gõ cửa. Tiếng gõ càng mạnh hơn và tiếp theo là giọng chị người làm lẩn trong tiếng gió:
− Ông ơi, con đây ông ơi, Thuần đây! Mở cửa cho con với!
Ông Phú hoàng hồn, đặt bàn tay lên ngực và đứng dậy, ông tiến ra tháo then cửa. Một luồng gió cực mạnh đẩy tung cánh cửa, tát nước vào mặt ông, chị người làm chạy tụt vào và khép cửa lại. Nước mưa ướt đầm đià trên mái tóc, trên mặt và lan xuống áo chị, chị hổn hển nói:
− Sao ông không thắp đèn lên, để tối thế này? Con lên hỏi ông là con có cần sang nhà cô Kim đón bà về hay không? Hay là để bà ngủ bên ấy ạ?
Ông Phú đang muốn dấu chuyện hồn ma, và càng không muốn người làm và các con biết là mình đang sợ hãi bóng đêm, cho nên ú ớ đáp:
− Chả biết bà mày muốn về hay ở lại?
− Bà con thì chắc muốn về ấy, nhưng mà mưa gió thế này thì chắc bà chả dám về một mình đâu. Con không đón thì chắc bà ngủ bên ấy luôn đấy!
Ông Phú ngượng ngùng nói:
− Thôi thế mày chịu khó sang bên ấy đưa bà mày về vậy. Tao có chuyện cần bàn với bà mày.
Chị Thuần quay ra cửa nhìn trời ái ngại, nhưng đành xuống nhà lấy áo tơi đội mưa ra đi. Ông Phú trở lại giường, bên ngoài từng tia chớp vẫn loá lên, soi rõ căn buồng âm u của ông. Ông vừa kéo tấm chăn đắp lên ngực, thì lại có tiếng gõ cửa đập thình thịch, mà mỗi lần nghe tiếng đập cửa là mỗi lần ông muốn đứng tim. Ông ngấc đầu lên, hoàn hồn vì nghe giọng nói chị Thuần vọng vào:
− Ông ơi, ông đừng ngủ vội ông nhé! Bà dặn là ông phải uống thuốc đã, thuốc con đang sắc ở dưới bếp ấy. Độ nữa giờ nửa là ông rót ra uống là vừa ông nhé! Nửa giờ thôi ông ạ, đừng để lâu quá nó cạn hết, bà lại mắng con ấy. Thôi con đi đón bà đây!
Ông Phú dặn theo:
− Chịu khó đi nhanh nhanh lên.
− Vâng, nhưng mà trời mưa to thế này thì chắc cũng gần nữa đêm bà và con mới về đấy. Ông uống thuốc đi nhá rồi ngủ trước đi ông nhá!
Nằm lại một mình , ông Phú lang mang nghĩ ngợi và cái cảm giác kinh sợ càng tăng lên bởi giờ này chỉ có mình ông trong căn nhà mênh mông. Bên ngoài, tiếng mưa bổng dạt hẳn, chỉ còn lớt ngớt rơi nhẹ trên mái ngói. Gió cũng ngừng theo, chỉ lâu lâu mới xào xạt qua những nhánh cây, những tàu lá chuối sau nhà.
Nằm một lúc không nghe tiếng hồn ma nữa, ông lấy hết can đảm bước xuống thắp đèn, vặn thật to, để trên cái bàn cạnh đầu giường, nơi con mèo thường ngủ. Nhưng gió luà qua kẻ vách liên hồi làm ngọn đèn cứ chập chờn sắp tắt, ông lại bưng cây đèn lên, nhìn quanh tìm một chỗ khuất gió. Đang loay hoay giữa nhà thì chợt có tiếng gõ cửa thình lình, ông hốt hoảng hét lên, đánh rơi cây đèn xuống đất và mò mẩm bước lùi lại giường, ngồi phịch xuống.
Mới khoảng 7 giờ tối, gà chưa lên chuồng mà sao hồn ma đã về gõ cửa. Tiếng gõ càng mạnh hơn và tiếp theo là giọng chị người làm lẩn trong tiếng gió:
− Ông ơi, con đây ông ơi, Thuần đây! Mở cửa cho con với!
Ông Phú hoàng hồn, đặt bàn tay lên ngực và đứng dậy, ông tiến ra tháo then cửa. Một luồng gió cực mạnh đẩy tung cánh cửa, tát nước vào mặt ông, chị người làm chạy tụt vào và khép cửa lại. Nước mưa ướt đầm đià trên mái tóc, trên mặt và lan xuống áo chị, chị hổn hển nói:
− Sao ông không thắp đèn lên, để tối thế này? Con lên hỏi ông là con có cần sang nhà cô Kim đón bà về hay không? Hay là để bà ngủ bên ấy ạ?
Ông Phú đang muốn dấu chuyện hồn ma, và càng không muốn người làm và các con biết là mình đang sợ hãi bóng đêm, cho nên ú ớ đáp:
− Chả biết bà mày muốn về hay ở lại?
− Bà con thì chắc muốn về ấy, nhưng mà mưa gió thế này thì chắc bà chả dám về một mình đâu. Con không đón thì chắc bà ngủ bên ấy luôn đấy!
Ông Phú ngượng ngùng nói:
− Thôi thế mày chịu khó sang bên ấy đưa bà mày về vậy. Tao có chuyện cần bàn với bà mày.
Chị Thuần quay ra cửa nhìn trời ái ngại, nhưng đành xuống nhà lấy áo tơi đội mưa ra đi. Ông Phú trở lại giường, bên ngoài từng tia chớp vẫn loá lên, soi rõ căn buồng âm u của ông. Ông vừa kéo tấm chăn đắp lên ngực, thì lại có tiếng gõ cửa đập thình thịch, mà mỗi lần nghe tiếng đập cửa là mỗi lần ông muốn đứng tim. Ông ngấc đầu lên, hoàn hồn vì nghe giọng nói chị Thuần vọng vào:
− Ông ơi, ông đừng ngủ vội ông nhé! Bà dặn là ông phải uống thuốc đã, thuốc con đang sắc ở dưới bếp ấy. Độ nữa giờ nửa là ông rót ra uống là vừa ông nhé! Nửa giờ thôi ông ạ, đừng để lâu quá nó cạn hết, bà lại mắng con ấy. Thôi con đi đón bà đây!
Ông Phú dặn theo:
− Chịu khó đi nhanh nhanh lên.
− Vâng, nhưng mà trời mưa to thế này thì chắc cũng gần nữa đêm bà và con mới về đấy. Ông uống thuốc đi nhá rồi ngủ trước đi ông nhá!
Nằm lại một mình , ông Phú lang mang nghĩ ngợi và cái cảm giác kinh sợ càng tăng lên bởi giờ này chỉ có mình ông trong căn nhà mênh mông. Bên ngoài, tiếng mưa bổng dạt hẳn, chỉ còn lớt ngớt rơi nhẹ trên mái ngói. Gió cũng ngừng theo, chỉ lâu lâu mới xào xạt qua những nhánh cây, những tàu lá chuối sau nhà.
Hai đêm vừa qua, dường như ông không ngủ được chút nào. Giờ đây đôi mắt cay nhức, cứ mở ra nhắm lại vô cùng mệt mỏi mà cũng không sao ngủ được. Nằm mãi càng mệt, ông quyết định xuống bếp canh chừng siêu thuốc bắc, nhưng chưa kịp ngồi lên thì cánh cửa trước bổng từ từ mở ra, tiếng bản lề chậm rãi kêu lên ken két. Một tia chớp sáng loé kéo theo cơn gió cực mạnh đẩy tung cánh cửa chính, hất nước ào ào vào đến tận giường chổ ông nằm.
Ông Phú đưa tay vuốt mặt rồi trố mắt nhìn ra, hai cái bóng trắng của hai mẹ con đang từ dưới sân dắt tay nhau chậm rãi bước lên thềm. Nước mưa chảy ướt đẩm chảy từ đầu tới chân, hai cái bóng trắng ấy cừ lừ lừ tiến vào, đi thẳng lại phía ông. Ông Phú mắt nhìn trừng, mồm há ra, ngã vật ra giường, miệng vẩn mở lớn nhưng không nói, không kêu được. Khi vào tới giường, hai cái bóng trắng bổng thu nhỏ lại, chỉ như hai con chim sẻ bay lượn quanh ông, tỏa ra một sức nặng đè xuống khủng khiếp mà ông không tài nào vùng lên nổi. Ông cảm thấy như có tảng đá nghìn cân đè lên ông và bàn tay bóp chẹt lấy cổ ông cho đến lúc ông nghẹt thở và ngất đi, không biết gì nữa.
Lâu lắm ông mới tỉnh lại, ông nằm im một lát, người nhẹ lâng lâng vì không bị bóng đè nữa. Bên ngoài mưa lâm râm, ông thẩn thờ bước xuống giường, lảo đảo đi ra phía đầu nhà.
Chị Thuần đội mưa đi đón bà Phú ,đúng như lời chị dặn trước , gần nữa đêm mới cùng bà Phú và thằng Hoành trở về , Nhàn thì ngủ lại bên anh chị Long vì mưa dài dai dẳng , anh chị Long không cho Nhàn về sợ bị cảm lạnh. Đến nhà , bà Phú không kịp thay quần áo ướt , vào thẳng buồng xem ông Phú đã ngủ chưa , bà ngạc nhiên không thấy chồng đâu. Bà đánh diêm châm đèn, nhưng cái đèn ở vị trí thường lệ cũng không thấy , bà lo lắng nhìn quanh rồi cất tiếng gọi lớn :
− Ông ơi... Ông đâu rồi?
Không có tiếng trả lời, chị Thuần từ dưới bếp lao lên và lo âu cất tiếng từ ngoài cửa để bà Phú đừng mắng chị:
− Bà ơi... bà... Lúc con đi, con đang sắc thuốc, con dặn ông là độ nữa giờ ông xuống bếp rót ra rồi uống, nhưng mà chắc ông ngủ quên, ông để siêu thuốc cháy hết rồi bà ạ!
Bà Phú đáp:
− Mà ông mày có trong nhà đâu... mày sang buồng cái Nhàn xem sao... xem ông mày có... Hay là mày chạy ra ngoài nhà cầu xem...
Rồi bà gọi Hoành, cả ba cùng sục xạo mọi góc ngách trong nhà xem ông Phú ngủ ở đâu. Tìm mãi, gọi mãi không có tiếng trả lời, bà Phú bắt đầu lo sợ. Trời mưa gió thế này thì chắc ông không ra khỏi nhà, huống chi mấy hôm nay ông đang khủng hoảng tinh thần, đời nào ông dám đi đâu một mình giữa đêm khuya? Chị Thuần bưng đèn dầu lên buồng ông bà Phú, vô tình đạp phải miếng thủy tinh của cái chụp đèn mà lúc nãy rớt xuống vỡ tung trên nền gạch, chị hớt hãi chạy ra hè, lớn tiếng gọi:
− Bà ơi... bà... Con mời bà lên ngay đây ạ!
Bà Phú cùng cậu con út chạy lao lên, nhìn cái đèn dầu nằm ở trên giường và những mảnh thủy tinh tung toé khắp nơi, đưa mắt nhìn nhau không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong căn buồng này lúc cả nhà đi vắng. Chị Thuần sực nhớ ra bảo bà:
− Bà ơi.... Con quên.. nói với bà... là hồi chiều ở nhà... ông... ông.. trấn nước chết con mèo rồi. Con hỏi ông thì ông bảo là ma giết nó chứ không phải ông ạ.
Bà Phú hốt hoảng kêu lên :
− ... Thật không?... Ông mày quý con mèo lắm mà... Sao... sao lại giết nó?
Chị người làm lắc đầu đáp:
− ... Con... con cũng đâu có biết đâu. Con đang ở dưới bếp thì ông gọi con ra đầu nhà và bảo con chôn nó đi... Ông dìm nó xuống dưới ao cá giống ấy bà ạ!
Bà Phú không nói gì cả, nếu quả thực như thế thì có lẽ chồng bà bị ma nhập thật rồi. Bởi không đời nào ông giết chết con mèo mà ông gắn bó bao nhiêu năm nay. Nghe chị Thuần nhắc đến cái ao cá giống, bà thảng thốt bưng đèn chạy vội ra đầu nhà xem ông có bị rớt xuống ao không? Chị Thuần và thằng Hoành cũng vội vã chạy theo, rồi cả ba cùng thở phào nhẹ nhỏm vì không có gì. Chị Thuần bảo:
− Ao nông lắm ạ... Ông có ngã... chắc cũng không sao đâu bà ạ!
Bà Phú thở dài và trở lại đứng trên thềm nhà và gọi lớn:
− Ông ơi.... ông ơi....
Bà sực nhớ đến những câu chuyện kinh dị bà nghe hồi còn nhỏ là ma hay dấu người trong bụi rậm hay dưới bờ ao. Ngày xưa bà không tin những chuyện hoang đường đó, bây giờ bà tự hỏi biết đâu đó là những chuyện thật? Cả ba cái miệng cùng cất tiếng gọi, nhưng tiếng kêu của họ chỉ tan biến trong màn đêm âm u mà thôi.
Thật ra thì ông Phú không đi đâu cả, trong lúc cả nhà nhốn nháo tìm ông, thì ông đang ở ngoài nghĩa địa vườn sau. Tối nay, sau khi bị hai cái bóng trắng xuất hiện và đè lên người ông trên giường. ông ngất đi một lúc rồi tỉnh dậy, ông thơ thẩn ra đầu nhà, lấy cái xẻng rồi lầm lũi tiến ra nghĩa địa mặc dù trời vẫn đang mưa rã rít. Bên cạnh ngôi mộ của cha ông, còn một khoảng đất trống , ông sắn nhát xẻng đầu tiên xuống đất, rồi cứ thế hì hục đào dưới trời mưa phùn và gió bấc thổi từng cơn buốt giá.
Tuổi tuy đã cao, đất lại nặng vì đã biến thành bùn, rít chặt vào lưởi xẻng, nhưng đêm nay có một sức lực phi thường nào đó nhập vào đôi cánh tay ông, khiến chỉ một khoảng sau, ông đã hình thành rất nhanh một cái huyệt hình chữ nhật cùng kích thước với những cái huyệt khác. Ông sẽ xây cho Tuyết , người con gái bạc mệnh mà ông đã hất hủi, một ngôi mộ giả trong nghĩa trang gia tộc để trả món nợ tình năm xưa, giờ này đang làm ông ân hận.
Trời đã tối hẳn, mưa lại tuôn xuống xối xả, nhưng ông cứ cắm đầu hăm hở đào, xắn từng mảnh đất lớn hất lên hai bên , bắn văng lên cả mấy ngôi mộ xây bên cạnh. Nghĩa trang nằm ở thế đất trũng, nước trong vườn cứ liên tục chảy xuống, ông đào tới đâu, nước tràn vào huyệt tới đó. Người ông ướt đẩm từ đầu, ngưng ông không dừng tay, không mệt mỏi. Vợ con ông và chị người làm chẳng bao giờ hình dung giờ này, giữa đêm khuya ông ra nghĩa địa đào huyệt, cho nên cả ba người cứ tìm quanh quẩn trong nhà, dưới bếp, ngoài sân và vạch các bụi rậm trong vườn xem ma có giấu ông trong đó hay không?
Không thấy gì, bà Phú cầm đuốc chạy sang mấy nhà hàng xóm hỏi thăm. Bà hỏi thăm cầu may thôi, chứ xưa nay mấy khi ông Phú sang chơi nhà hàng xóm, nhất là ban đêm. Đối với ông đa số những gia đình láng giềng đều nể sợ nhưng trong lòng họ không ưa bởi ông vừa giàu, vừa hách dịch. Họ không ưa, mà chính ngay bản thân ông cũng chưa bao giờ thân thiện vì ông vẫn chủ trương không nên ngồi chung với đám cùng đinh, chúng nó sẽ lờn mặt. Bà Phú vào gõ cửa mấy căn nhà lân cận, ai cũng ngạc nhiên lắc đầu. Bà rơm rớm nước mắt cảm ơn hàng xóm rồi quay về.
Cơn mưa vừa ngớt được một lúc, bây giờ lại trở nên nặng hạt. hất nước từng đợt vào mặt bà, bà hắt hơi mấy cái liền rồi bảo chị người làm:
− Thôi, ngủ lấy lại sức đi con ạ, gần sáng đến nơi rồi, ngủ đi rồi mai mình tính. Dứt khoát sáng mai thì chắc ông mày phải sang ở tạm bên nhà thằng Long rồi.
Chị người làm vừa ngáp vừa nói:
− Vâng, con cũng mệt quá rồi ạ! Về mau đi bà, con đốt lửa con sưởi cho bà, không khéo cảm mất bà ạ! Tại bà với con dầm mưa cả ngày rồi. Ông đi đâu thì chắc sáng mai rồi ông phải về thôi.
Bà Phú không nói gì nữa, xưa kia chồng bà vắng nhà cả mấy ngày liền, bà có bận tâm bao giờ bởi biết ông lên phố huyện vui thú cô đầu. Đêm nay bà lo lắng chỉ vì mơ hồ cảm thấy có chuyện bất thường đang xảy đến với ông. Về đến nhà bà thay bộ quần áo rồi vào buồng lên giường nằm và cứ nung nấu mãi một câu hỏi trong đầu là chồng bà đi đâu giữa nữa đêm về sáng thế này?
Bà nhớ lại lúc nào cũng nghe ông bảo là ông gặp ma, hay là thực sự ma đem ông giấu ở đâu? Nếu đúng như vậy, thì đành phải đợi sáng mai vậy vì ban ngày khi mặt trời lên, ma nó sẽ phải lui về cõi âm của chúng. Chừng đó, ông Phú sẽ phải tự tìm về nhà.
Bên ngoài mưa vẫn rơi đều đặn trên mái ngói và trên những chòm cây rậm rạp ngoài vườn, mệt quá, bà Phú thiếp đi lúc nào không hay. Chẳng biết bà ngủ được bao lâu, nhưng lúc choàng tỉnh dậy thì trời vẫn chưa sáng rõ, nhất là mưa đêm vẫn chưa dứt hẳn, bà đưa tay dụi mắt và ngạc nhiên vui mừng thấy ông Phú đang ngồi ở đuôi giường, bên ngoài cái bục màu trắng đục, xoay lưng lại phía bà. Bà ngồi bật dậy và lên tiếng trách:
− Ông đi đâu cả đêm mà tôi tìm mãi vậy?
Ông Phú vẫn ngồi im không đáp, không quay lại, dáng điệu gục xuống, bà Phú gắt nhẹ:
− Ơ hay, đi vào ngủ đi. Sao lại ngồi ngoài đấy cho muỗi nó cắn à?
Vừa nói, bà vừa đưa tay định kéo ông vào mùng thì ông lẳng lặng đứng dậy, lủi thủi bước ra cửa. Bà bực bội tuột xuống giường và nói:
− Ơ... Ông đi đâu đấy? Còn sớm mà. Sao không ngủ lấy một giấc đi đã?
Ông Phú cũng vẫn chẳng nói gì, ông bước nhanh ra hè rồi vòng qua hông hè, bà Phú xỏ được đôi guốc để chạy theo, thì ông Phú đã ra tới đầu nhà và đi ra vườn sau. Mặc dầu đường trơn ướt tối tăm lại thoai thoải dốc, rất dễ ngã trong những ngày mưa, nhưng ông Phú vẫn bước thoăn thoắt dường như không muốn bà vợ bắt kịp mình. Bà Phú ra tới hiên sau thì bóng ông đã thấp thoáng ở cuối con dốc nối liền nghĩa trang.
Bà bực mình toan quay vào nhà, bỏ mặc ông, nhưng bà thấy tội nghiệp vì bà biết chắc ông đang bị khủng hoảng tinh thần một cách trầm trọng. Bà thở dài lắc đầu rồi tìm cây gậy chống, lần ra nghĩa địa để kéo ông vào ngủ. Nhưng ra đến nơi, trong không gian mờ mờ của buổi sáng tinh sương, bà nhìn quanh thì lại không thấy ông đâu nữa. Tiến sâu vào thêm chút nữa , bà mới giật mình thấy đất bùn văng tung toé , phủ lên cả mấy ngôi mộ cũ. Bà leo lên ngôi mộ thấp và cất tiếng gọi:
− Ông ơi... ông đâu rồi? Ông làm cái gì ngoài đây ông ơi...
Không có tiếng trả lời, bà mở to mắt, chăm chú nhìn quanh, rồi bổng hét lên giữa không gian vắng lặng:
− Á... ông có sao không... ông ơi... sao.. sao ông đến nổi như thế này ông ơi?
Tiếng khóc thống thiết tan nhanh trong tiếng mưa rơi và gió thổi:
− Hu.. hu.hu... Nhàn ơi... Hoành ơi... bố chết rồi... huhu... bố chết rồi các con ơi... Giời ơi... ông ơi...
Bà phát hiện một cái huyệt mới đào, nước ngập đầy tới miệng và xác ông Phú, chồng bà nổi lềnh bềnh trong đó. Thì ra ông đã bị ngộp nước, chết đuối trong cái huyệt do chính tay ông hì hục đào.
(NNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét