Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

BẠN CÓ TIN KHÔNG? : "MA" ở Biệt Thự Đà Lạt

Mặc dù ngôi nhà bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ.. . 

Có ma trong các biệt thự ở Đà Lạt không? Những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt có ma? Thậm chí cả những căn đang có người ở, ma cũng xuất hiện và làm đủ trò? Nhiều người quả quyết đã nhìn thấy tận mắt những bóng ma xuất hiện, lởn vởn trong những ngôi biệt thự này? Phần lớn những câu chuyện kể về ma có liên quan đến cái chết của những cô gái trẻ thật ly kỳ, rùng rợn. Nhiều người phải dọn nhà đi nơi khác sống, không dám đến gần những “ngôi nhà ma” ấy. Chúng tôi đã mất 3 đêm “tìm ma” trong những ngôi biệt thự rất lạnh lẽo và hoang vắng...

Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp, nhưng đang xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống. Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.

"NGÔI NHÀ MA" Ở ĐÀ LẠT ĐƯỢC ĐỔI ĐỜI


Sau hàng chục năm bị bỏ hoang, hai “ngôi nhà ma” ở Đà Lạt đã được chỉnh trang để phục vụ miễn phí khách tham quan

Đại diện chủ sở hữu hiện tại của hai ngôi nhà ma ở Đà Lạt nói trên cho biết, sau khi đấu giá thành công hai căn nhà số 32 và 34, đường Ba Tháng Tư, phường 3, TP Đà Lạt với giá trên 3,4 tỷ đồng, họ đã bắt tay vào việc chỉnh trang, tu sửa lại toàn bộ căn nhà từ hai tháng qua.  

Trong quá trình chình sửa, mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lượng công trình nhưng vẫn đảng bảo giữ nguyên hiện trạng kiến trúc. Ngoài ra, khuôn viên tòa nhà cũng được mở rộng, trồng thêm nhiều loại cây, hoa mới để tạo vẻ đẹp thơ mộng của cảnh quan.

Dịp 30/4 và 1/5/2015, hai ngôi nhà này đã mở cửa cho khách du lịch vào tham quan, sau đó tiếp tục trùng tu, nâng cấp. Khi đã hoàn tất công việc chỉnh trang, họ sẽ biến nơi đây thành điểm du lịch phục vụ cộng đồng miễn phí, tạo nên trạm dừng chân mới cho du khách trước khi bước vào TP Đà Lạt.

Ngôi nhà số 32 và 34, đường Ba Tháng Tư tọa lạc tại lưng chừng hai quả đồi, được bao bọc bởi rừng thông. Một tòa nhà nằm bên phía tay trái và tòa nhà còn lại ở phía tay phải theo hướng đi vào TP Đà Lạt.

Hai căn nhà này do các chức sắc giàu có người Pháp cho xây dựng vào những năm đầu tiên của thế kỷ XX, được đánh giá là có lối kiến trúc và nội thất cực kỳ hiện đại thời bấy giờ. 

TIN KHÓ TIN (18)


Một con quái vật lấy ngân sách hơn 17 tỷ đồng để chi cho chuỗi tiệc sinh nhật của mình trong khi dân chúng đang quằn quại trong đói rách. Một hót gơ khoe ảnh hậu trường kiểu đập đầu vào tường với loạt ảnh nude nghệ thuật vãi tè. Chồng ơi em muốn abc; đang yêu trai bỗng nhiên quay sang yêu gái; đã hàng Tàu còn mỏng nhất thế giới. Toàn những chuyện nóng sôi nên kết thúc Oh My Chuối hôm nay, xin mời các mẹ lắng lại một chút bên bức ảnh chụp một lớp học giữa mênh mông trời đất...  
 
1. Nghệ thuật vãi tè

Linh Miu, một hót gơ đang lên của sâu bít Việt vừa gây sốc với loạt ảnh hậu trường theo kiểu “đập đầu vào tường” buổi chụp em ấy cởi đồ chụp ảnh nude nghệ thuật!

Nghệ thuật gì?

Nghệ thuật vãi tè, nhìn giống bị công an bắt quả tang!

Tốt khoe xấu che, nhưng nói thiệt tốt kiểu này là nhà em thấy… kinh khủng khiếp!

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

NHỮNG TÍNH NĂNG CỦA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG


Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình: Mở cửa xe khi bị kẹt chìa khoá ở trong xe, mất chìa khoá xe vẫn lái xe đươc, hết pin vẫn sử dụng điện thoại được..v.v...

Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè…

Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục nếu ta biết được những “tuyệt chiêu” của chiếc ĐTDĐ.

TIN KHÓ TIN (17)

Bạch Tuyết bị giam 800 ngày vẫn chưa tìm ra tội gì, trong khi bò ở miền Trung bị ỉa chảy do ăn phải dưa không nghe lời lãnh đạo. Còn muốn được trở thành hộ nghèo phải là họ Dư, còn muốn thành Thượng đế hoàn hảo thì nên đau ruột thừa và mua điện của ông độc quyền bắc thang đọc đồng hồ. 

1. Viện Kiểm sát không được nghỉ hưu, công dân mơ được tuyên án

 “Đừng nuốt chửng cả lương tâm của mình, để lại tiếng xấu muôn đời!” – hôm qua, dẫn lời của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng về việc làm sao để tránh gia hạn tạm giam, oan sai cho người dân, Giáo dục Việt Nam đã cảnh báo như vậy. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nói rằng các lãnh đạo, kiểm sát viên nghỉ hưu nhưng cái Viện kiểm sát thì không nghỉ hưu, do vậy phải làm sao đừng để oan sai, để cho người dân tin tưởng. 

Người dân nức lòng với những phát ngôn như vậy. Nhưng bên trong nhà giam, vẫn còn không ít những công dân bị giam giữ mà không có chứng cứ buộc tội. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) đã nằm trong tù 800 ngày nhưng đến giờ này vẫn không biết phạm tội gì, trong khi cơ quan chức năng vẫn giữ đúng nguyên lý im lặng là vàng. Còn bao nhiêu người như bà Bạch Tuyết có một ước mơ giản dị nhưng vô cùng lớn là được… đưa ra xét xử (!).

 Vợ chồng ông Hoàng Xuân Tiến: "2 người mặc sắc phục công an
 nói đưa 25 triệu thì con được về..." Ảnh: Lao Động 
 
Còn tại Nghệ An, hai vợ chồng già ông Hoàng Xuân Tiến suốt nhiều năm qua đi gõ cửa kêu oan cho con trai là sinh viên bị phạt tù 3 năm rưỡi sau khi có 2 người mặc sắc phục công an đến nhà yêu cầu đưa 25 triệu đồng để cho con đang bị bắt giữ khi đang uống càphê về nhưng bị ông Tiến yêu cầu viết giấy. Rất may là Viện Kiểm sát cấp cao tại Hà Nội vừa có văn bản thông báo là thụ lý để giám đốc thẩm vụ án này. Như này, người dân chỉ mong sao cái viện kiểm sát đừng về hưu cho dân nhờ. 

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

TIN KHÓ TIN (16)

 
Tin khó tin hôm nay là câu chuyện về Con voi của Hoài Linh sừng sững vừa chui qua lỗ kim ở Sài Gòn, nơi mong điểm 10 của Chủ tịch Chung và có món rác khó nuốt trong khi nạn nhân của Giang “ đại tá” muốn gã san sẻ vài điều trăn trở. Còn anh tè bậy ngóng đóng phạt cho thanh thản để thấy "Cháy nhà ra mặt sếp" rồi cùng chúng ta chờ hai ngài đại tá củng cố niềm tin. 

1. Chủ tịch Chung và điểm 10 ở Sài Gòn

Trong khi anh Chung - Chủ tịch Hà Nội ái ngại tháp VTV cao nhất thế giới ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân thì người Sài Gòn mong anh Thăng chỉ đạo rốt ráo xây thêm bệnh viện ung bướu. VTV có lý của VTV, Chủ tịch Chung băn khoăn khá “dân túy” và dân TPHCM ao ước cũng rất chính đáng. Không ai bảo đừng xây tháp để lấy tiền thêm BV bởi VTV chắc không lấy tiền ngân sách. Nhưng tôi tin số đông sẽ giơ tay với việc cứu người. Tháp truyền hình không làm VTV cao hơn còn bệnh viện thiếu khiến cơ hội sống của nhiều bệnh nhân thấp đi.

Ngàn người ốm đang vật vã chen chúc trong những “cái hộp” ở BV ung bướu chật chội nhất nước. Có lẽ ai vô cảm mới không  đau lòng thấy ba bệnh chung nhau trên giường, bệnh nhi vui đùa ở dưới. Cái tháp cao nhất địa cầu chưa biết sẽ lợi cho ai nhưng BV không cần to nhất cũng phần nào mãn nguyện với  ai mang trọng bệnh. Người ta có thể nhịn ngắm và mơ tưởng nhưng không thể hoãn ốm. Có thêm một vài nhà thương dân chúng Sài Gòn chắc chẳng sá gì tặng vài điểm 10 cho Bí thư Thăng, Chủ tịch Phong.

KHI BẠN ĐỜI BỊ COI THƯỜNG


Lúc yêu nhau, gánh nặng áo cơm chưa đè nặng, mọi chuyện thường đơn giản, nhẹ nhàng. Nhưng khi bước vào cuộc sống hôn nhân, mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Chồng thu nhập thua vợ

Anh N.M.P. làm tiếp thị. Chị P.T.C. giúp mẹ buôn bán tạp hóa. Những chuyến giao hàng của chàng trai đến cô chủ tiệm tạp hóa khiến họ nảy sinh tình cảm rồi tiến tới hôn nhân. Sau khi đám cưới, anh ở rể bởi do chị là con một, cộng thêm nhà mẹ vợ ngay chợ huyện sẽ tiện lợi việc buôn bán.
 
Dù tiền lương của chồng chỉ đủ để chồng chi tiêu nhưng thu nhập từ chuyện buôn bán phía bên vợ khá tốt nên kinh tế của đôi vợ chồng trẻ cũng ổn định. Vì vậy, một năm sau khi cưới, họ quyết định có con. Trong lúc vợ đang ở cữ, chồng nghỉ làm ở nhà lo chuyện bếp núc, lẫn cả giặt giũ quần áo.

Đứa bé 6 tháng tuổi, chồng nói vợ sẽ đi làm, chứ đàn ông suốt ngày quanh quẩn trong xó bếp không ổn. Vợ nói làm thì làm nhưng tranh thủ chuyện cơm nước, chứ con còn nhỏ đâu gửi nhà trẻ được. Còn mướn người giúp việc vừa tốn kém mà nhiều khi không được như ý muốn...

VÌ SAO CÁC PHIM BOM TẤN CỦA HOLLYWOOD KHÔNG QUAY TẠI VIỆT NAM?


Trước nay, mỗi lần có đoàn phim nước ngoài sang, nhiều người trong chúng ta chỉ quan tâm đến việc phim đó có nói xấu, có xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam không, chứ chưa chịu xem đó là cơ hội để mở mang đất nước. Năm 2007, khi đạo diễn Mỹ nổi tiếng Oliver Stone đến Mỹ Lai (Quảng Nam) để chuẩn bị cho bộ phim “Pinkville” (Đề cập đến vụ thảm sát Mỹ Lai), một số “chuyên gia” kỳ cựu đã khẳng định: Oliver Stone sẽ không quay phim này tại Việt Nam! … Và thực tế đúng như vậy. Họ còn chắc như đinh đóng cột rằng, trong tương lai sẽ không còn những phim lớn đến quay tại Việt Nam, nếu không có sự thay đổi mang tầm… quốc gia. Cảm ơn người láng giềng Việt Nam! Cuộc chiến Việt Nam đã khiến cái tên Việt Nam trở thành một chủ đề lớn của điện ảnh thế giới suốt mấy chục năm. Tổng cộng trên thế giới có trên 70 phim liên quan đến chiến tranh Việt Nam, trong đó 99% là phim Mỹ (tất nhiên vì họ là nhân vật chính của cuộc chiến) còn lại là lẻ tẻ vài ba bộ phim của Hong Kong, Hàn Quốc...

Trong số này, một số phim đã trở thành những kiệt tác kinh điển của điện ảnh thế giới như: “Coming Home” (Hồi hương – 3 giải Oscar 1978), “Forrest Gump” (6 giải Oscar 1994), “Born on the 4th of July” (Sinh ngày 4/7 – 2 giải Oscar 1989), “Apocalyse Now” (Ngày tận thế – 2 giải Oscar và Cành Cọ Vàng LHP Cannes 1979), “Birdy” (Ước là chim – Giải thưởng lớn BGK tại LHP Cannes 1984), “Full Metal Jacket” (Áo giáp thép – Đoạt hàng chục giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới)… Nhưng điều đáng nói ở đây là hơn 70 phim về đề tài chiến tranh Việt Nam (tất nhiên bao gồm cả những kiệt tác nêu trên)… đều không quay ở Việt Nam! Điều này cũng dễ hiểu bởi khoảng 10 năm đầu sau 1975, lệnh cấm vận nghiêm ngặt của chính phủ Mỹ khiến các dự án phim Mỹ không thể quay ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

THƠM LỪNG NEM NƯỚNG BẠC LIÊU


Miền Nam không nhiều loại nem, chả cầu kỳ, phong phú như miền Bắc, đặc biệt là nem chả Hà Nội. Dân thành thị Bạc Liêu phần lớn ăn uống ảnh hưởng kiểu Tàu: “Bạc Liêu là xứ quê mùa/ Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.” Sáng sớm, ở nhà ăn sáng thì có món cháo trắng ăn với hột vịt muối, củ cải xà pấu rang sả ớt, thịt kho tiêu. Hay đồ xào, đồ kho dư hai ba thứ đổ chung, thêm muối vô kho mặn lại (kêu là xà bần) để dành ăn cháo từ ngày này sang ngày khác. Khá khá hơn một chút không ăn sáng ở nhà mà ra mua ổ bánh mì xíu mại ngoài vỉa hè. 

ÔNG MẤT GÀ... BÀ MẤT IPHONE - Nancy Nguyen

Tài khoản FB này của tôi đáng giá thì không, nhưng nói ngay, cũng khiến được một số “thành phần”... thèm thuồng. Nên khi tôi bị mất phone, một vài bạn trong quốc nội đã lo lắng khuyên tôi mau đổi mật khẩu FB. 
Một lời khuyên nhỏ, mà tôi phải suy nghĩ thật nhiều. 
Ở cái xứ này, giá thành của một cái phone, $700, không chỉ dừng lại ở giá trị của cục sắt 5.5 inches, nhưng còn là rất nhiều trách nhiệm của nhà cung cấp đối với người sử dụng. Từ việc thay sửa, bảo trì, lưu trữ hồ sơ biên lai, hướng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng ..v.v.. Người bên này, khi quyết định mua một món hàng, thường nhìn nhiều hơn, và xa hơn, là thứ mình có thể cầm nắm được trên tay. $700 một chiếc phone, tôi không phải chỉ mua một món hàng, mà còn mua cả một dịch vụ chăm sóc các nhu cầu hậu mãi chu đáo.
Cũng chiếc phone ấy, về đến Việt Nam thì... sống chết mặc bây. Hư gì tự sửa. Không biết hỏi Google. Phone đàng hoàng hay phone trộm cắp đều... như nhau. Tầm mắt người ta dường như bị chặn tại cục sắt kiêu sa trên tay, và hoàn toàn không còn thói quen nhìn rộng hơn, xa hơn một món hàng.

TIN KHÓ TIN (15)

Đang có một sự nghi vấn về việc toàn dân TP.HCM bị điếc do ô nhiễm tiếng ồn từ xe cộ vượt ngưỡng. Thật ra sống ở xứ này thì nên điếc, đui và cả tập cười suốt ngày nữa để được yên bình, để không phải thấy và nghe những chuyện trời ơi đất hỡi kiểu thầy giáo đánh học sinh như đánh chó dại; vụ án giám đốc sở mất chim và ưỡn ngực bảo "Tiến sĩ đây" khi bị đuổi việc... 

1. Cái khuỷu tay không biết nói dối 

“Thầy Học yêu cầu học sinh Lân Anh mang gậy tre làm dụng cụ thể dục mà trước đó em nhặt được lên văn phòng. Sau đó, thầy cầm chiếc gậy vào bảo em quay mặt vào tường. Khi em vừa quay mặt thì bị thầy đánh vào gáy, cổ. 

Bị thầy dùng gậy tre đánh mạnh vào cổ nên nam sinh bị choáng váng rồi ngồi sụp xuống đất. Thầy Học tiếp tục dùng gậy tre đánh liên tiếp vào lưng, cánh tay…”. 
Theo như những gì báo biên thì thầy Học đánh học sinh như đánh chó dại, vậy mà báo cáo của ông hiệu trưởng lại biên “thầy Học có dùng que đánh vào mông em Anh nhưng học sinh này đã đưa tay ra đỡ dẫn đến việc phải nhập viện bó bột ở tay”! 

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

CÁCH ĐỐI XỬ RẤT HAY VỚI NHỮNG NGƯỜI GHÉT MÌNH!


Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng chán nản thất vọng nói với lão hòa thượng: “Trong cái chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều là nói những lời ác với chúng ta, còn thường xuyên gọi con là hòa thượng hoang. Họ cho chúng ta tiền hương khói càng ngày càng ít đến thê thảm”. Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không có một ai mở cửa cho con, đến cơm bố thí cũng được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn thành một ngôi chùa ngàn gian, tiếng chuông vang xa không ngớt như Sư Phụ nói, con e là không thể”.

Lão hòa thượng khoác lên mình chiếc áo cà sa không nói lời nào, chỉ nhắm mắt lại lẳng lặng nghe, tiểu hòa thượng cứ nói và cằn nhằn liên miên… Cuối cùng, lão hòa thượng mở mắt to hỏi: “Bây giờ bên ngoài gió bấc thổi mạnh, lại có băng tuyết ngập trời, con có thấy lạnh không?” Tiểu hòa thượng toàn thân run rẩy nói: “Con lạnh, hai chân con đều tê cóng cả rồi!” Lão hòa thượng nói: “Vậy chi bằng chúng ta đi ngủ sớm đi”.

TÔI ĐÃ THOÁT KHỎI VÒNG VÂY ĐA CẤP CỦA LIÊN KẾT VIỆT NHƯ THẾ NÀO? (BÀI 1)

Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vụ việc cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Xuân Giang (ngụ P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội) - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại VN (gọi tắt Công ty Liên kết Việt) và Nguyễn Thị Thúy (ngụ P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội) - Phó tổng giám đốc công ty, cùng 5 người khác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đại tá Trần Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng, Cục Cảnh sát kinh tế (C46) Bộ Công an - cơ quan đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam do Lê Xuân Giang cầm đầu, có tới 60.000 người đã trở thành nạn nhân của công ty này.

BÀI 1: Màn chào hỏi, giới thiệu
 
N là sinh viên năm 2 một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Cũng như các bạn sinh viên khác vì là sinh viên năm 2 nên N muốn tìm một công việc làm thêm. Nhưng do lịch học không ổn định nên N không tìm được việc. Ở trường thì N có quen 1 cô bạn tên T. Cũng không thân lắm, chỉ là gặp nhau trên lớp và bàn bài vở.

Vô tình một lần N và T được chia nhóm cùng nhau nên nói chuyện nhiều hơn và một thời gian thì bỗng thấy T rất quan tâm N. Ngày nào cũng hỏi han, trò chuyện, quan tâm, vì là bạn cùng lớp nên N cũng không nghi ngờ, chỉ nghĩ đơn giản bạn bè quan tâm nhau thôi.

Đến một ngày thì T gọi cho N hỏi N có bạn bè gì muốn đi làm thêm không? Chỗ công ty anh T đang tuyển thêm nhân viên làm thêm. T hỏi lại làm gì thì N bảo bán hàng và nhiều việc nữa, có ai muốn đi làm không?

N háo hức vì cũng đang đi tìm mà không được. N hỏi kĩ thì được T cho biết công ty anh T nên yên tâm đi, việc thì cứ đến phỏng vấn rồi biết, yên tâm công việc này sắp xếp theo lịch học của mình nên không lo lịch, lương thì thỏa thuận nhưng khá cao.

N suy nghĩ rồi tối gọi lại cho cô bạn T kia thì T bảo mặc quần áo lịch sự chút và cầm thẻ sinh viên đi, không phải hồ sơ, được thì mai tới phỏng vấn ngay, tức ngày 17/3 /2015, tại Hoàng Quốc Việt.

CHÂN DUNG ĐẠI TÁ RỞM TRÊN CHIẾC XE BIỂN 80B... VÀ CÚ LỪA 6 VẠN NGƯỜI


Theo tài liệu cơ quan chức năng, Lê Xuân Giang (SN 1971, quê ở Văn Giang, Hưng Yên) từng là học viên một trường trung cấp dạy nghề của Bộ Quốc phòng và từng làm công tác quản lý tài chính trong một đơn vị của Quân đội. Nhưng Giang chỉ ở trong quân ngũ một thời gian rất ngắn, sau đó ra ngoài làm nhân viên cho một số công ty tư nhân.

Lê Xuân Giang xuất ngũ tại thời điểm với quân hàm Chuẩn úy và từ đó bắt đầu sự nghiệp lập các công ty để làm ăn.

Đầu tiên, Giang làm Giám đốc điều hành cho công ty Tân Thành Phát. Tiếp đó Giang thành lập công ty Đức Giang Vina và làm giám đốc. Tuy nhiên do kinh doanh không phát triển nên Giang đã tính toán chuyện mượn danh nghĩa Bộ Quốc phòng để làm ăn và đã chuyển đổi doanh nghiệp này thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP vào năm 2005.

Sau đó, Giang tiếp tục thành lập công ty Quốc tế Hưng Việt. Các công ty này đều hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường với những sản phẩm như bóng đèn, thiết bị điện cơ bản. Dần dần, qua các mối quan hệ và hướng dẫn làm ăn, Lê Xuân Giang chuyển sang sản xuất thực phẩm chức năng, máy khử độc Ozone, vật lý trị liệu...

"KIM CHỈ NAM", "HÒN ĐÁ TẢNG" - Canh Lê


Cụ mác nó đã dạy thì cấm có sai, giề thì giề cứ phải là "kim chỉ nam", "hòn đá tảng":

   - Không còn nghi ngờ gì nữa, máy móc đã làm tăng lên đáng kể con số những kẻ nhàn rỗi lười biếng (Without doubt, machinery has greatly increased the number of well-to-do idlers).

   - Sự sản xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng đưa đến kết quả là sản sinh ra quá nhiều người vô dụng (The production of too many useful things results in too many useless people).

Nông dân ta mần ruộng, thì phải một ông người cầm cày, hai ông người quàng dây kéo cày, vị chi là ba ông người, cày từ ngày này qua ngày khác. Chớ mần ra cái máy cày rồi, thì nhỏn một ông người leo lên máy cày, cày loáng phát xong, còn hai ông người kia thành "những kẻ nhàn rỗi lười biếng", "vô dụng" à !?

Công nhân ta mần đường, thì phải một ông người cầm xẻng, ba ông người cầm dây kéo xẻng, vị chi là bốn ông người, xúc từ ngày này qua ngày khác. Chớ mần ra cái máy xúc rồi, thì nhỏn một ông người leo lên máy xúc, xúc loáng phát xong, còn ba ông người kia thành "những kẻ nhàn rỗi lười biếng", "vô dụng" à !?

Mần ra máy móc nhiều, thì dân ta còn đách giề cái đức tính "cần cù nhẫn nại", "chịu thương chịu khó", "hay lam hay làm" ... vv ... nữa.

Nhể ... !? ...

THỰC TRẠNG XÃ HỘI TỪ MỘT TẤM HÌNH - BS Võ Xuân Sơn


Khi tôi nói tấm hình này phản ánh thực trạng xã hội ngày nay, chắc chắn sẽ có nhiều người phản đối, vì cho rằng đây là một hiện tượng cá biệt, không phải là phổ biến trong xã hội ta.

Đúng, tấm hình này ghi nhận một sự việc cá biệt. Cá biệt vì chắc khó có ai chụp được một tấm hình khác tương tự: một người đàn ông mặc veston, lái xe hơi Civic, giữa đường phố thủ đô, ngay ngã tư, vạch quần đái vào dải phân cách, chỉ cách những người đi đường khác cỡ nửa mét. 

Nhưng nó lại phản ánh một thực trạng xã hội ngày nay, đó là nền tảng văn hóa thấp kém của một bộ phận không nhỏ những người có tiền, mà chúng ta hay gọi là những người thành đạt. Cũng chính vì như vậy, nó được lan truyền với một tốc độ chóng mặt, và gây ra một cơn bão bàn luận trên mạng xã hội.

TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG: "KHÔNG SỢ CHIẾN TRANH NÊN MỚI CÓ HÒA BÌNH"


(GDVN) - Chúng ta đã để lại “khoảng lặng” hàng thập kỷ về chiến tranh Biên giới 1979. Sự thiếu sót này là có tội với lịch sử, tiền nhân, đồng bào... 

Trước đó, nội dung về cuộc chiến tranh vệ quốc này chỉ được đề cập rất ít trong sách giáo khoa...

Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam.

PV: Theo ông, cần nhìn nhận như thế nào cho đúng với bản chất cuộc chiến tranh Biên giới 1979?

Tướng Lê Mã Lương: Về bản chất, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà đối phương đã có ý đồ (từ những năm 50 của thế kỷ trước), nhằm đưa các nước Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Trung Quốc.

Mặt khác, Việt Nam là nước có một vị trí chiến lược, địa chính trị cực kỳ quan trọng ở Đông Nam Á.

Trong lịch sử, Trung Hoa đã phát động 16 cuộc chiến tranh lớn hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam để thôn tính Đông Nam Châu Á.

Nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ muốn nắm Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, tạo hành lang xâm nhập Đông Nam Á.

Họ coi chúng ta là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược “trỗi dậy Trung Hoa” như cái cách ông Chu Ân Lai từng nói trong cuộc gặp giữa đại biểu 4 đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Lào) tại Quảng Đông tháng 9/1963.

"Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cửa một con đường xuống Đông Nam Châu Á..."

Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế, ngăn cản cách mạng của chúng ta lớn mạnh để tiện thực hiện âm mưu mở rộng ảnh hưởng của mình.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

NGHỀ CHỤP HÌNH XƯA VÀ NAY


Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nói về nghề nhiếp ảnh cho khách hàng để lấy tiền, không nói đến những người chuyên chụp phong cảnh, rừng núi sông biển, hoa lá chim cò, chụp nghệ sĩ… mà bây giờ người ta hay gọi là các “nhiếp ảnh gia nghệ thuật”.

Thợ ảnh thời trắng đen

Làm hình trắng đen có hai giai đoạn mà thuật ngữ trong nghề chia ra hai loại là thợ phòng sáng và thợ phòng tối. Phòng sáng là chuyên làm việc ngoài ánh sáng như: chụp hình, sửa phim, sửa hình. Phòng tối là làm việc trong cái phòng tối hù đúng nghĩa đen, tất cả các khe hở nào có thể để lọt ánh sáng bên ngoài vào đều được thợ ảnh lấy giấy đen dán lên nhiều lớp cho kín hết. Trong phòng chỉ có duy nhất một bóng đèn tròn màu đỏ nhỏ xíu thường xuyên được bật cho chút ánh sáng đỏ mờ mờ mà làm việc. Cái bóng đèn tròn to 100W chỉ bật lên để in hình và thời gian bật được tính từng giây. Người trong nghề nói chuyện với nhau, hễ ai là thợ phòng sáng thì được đồng nghiệp nhìn bằng con mắt vị nể, bởi làm phòng sáng khó hơn phòng tối rất nhiều.

Cha tôi, sau khi học nghề với chú họ thành tài, bèn mở một tiệm hình riêng làm chủ và một mình ông kiêm luôn cả phòng sáng lẫn phòng tối. Ban ngày cầm máy tiếp khách chụp hình, ban đêm vào phòng tối lục đục in ảnh. Năm tôi mười lăm tuổi, cha tôi bắt tôi nghỉ học để theo nghề nhiếp ảnh. Lúc đó, tôi không thích học nghề nên nại lý do: “Con không biết nheo mắt đâu, không chụp hình được”. Cha tôi nói: “Mấy đứa tay ngang chụp hình mới nheo mắt, thợ chuyên nghiệp không ai chụp hình mà nheo mắt hết. Lâu lâu chụp vài kiểu nheo mắt thì được, chớ ngày nào cũng chụp, chụp từ sáng đến chiều, chụp năm này qua năm khác mà mỗi lần chụp phải nheo mắt thì mặt mày nó nhăn như khỉ ăn ớt. Ra đường, chỉ cần nhìn cái cách nó cầm máy là biết ngay đứa nào chuyên nghiệp đứa nào tay ngang liền. Cầm máy như vậy nè”. Cha tôi đưa cho tôi cái Pentax to đùng, nặng trĩu mà bắt tôi chỉ cầm bằng tay trái sao cho chắc, máy không bị rơi xuống đất. Cha tôi nói: “Tay trái cầm máy, nhìn vào lỗ nhắm bằng mắt phải, tay phải điều chỉnh ống kính, bấm máy, áp máy sát vào, không được để máy run. Cầm máy bằng tay trái để tay phải còn rảnh mà dời đèn pha, sắp xếp người với cảnh cho cân đối.”

CÁM ƠN EM ĐÃ YÊU CHỒNG CHỊ - Chung Lê

 
(Bài này mình viết cách đây ba năm. Nhân chuyện cô ca sĩ đang bị ném đá, đưa lại để bày tỏ quan điểm, he he)
 
“Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
 
Trách làm chi những phút xao lòng”
 
(Thuận Hữu)
 
Hơn nửa thế kỷ sống trên đời, mình nhận ra những cuộc hôn nhân không hề có “những phút giây ngoài chồng ngoài vợ” mới hiếm hoi làm sao. Hãy khoan nói đến những chuyện “chung đụng”, “chiếu chăn”. Có khi chỉ là nửa tiếng sau giờ làm việc ngồi cà phê cùng nhau ở một quán có âm thanh du dương. Cũng có khi chỉ là một chiếc thiệp xinh xinh – nghĩ cả tuần để tìm lời đề tặng.
 
Mình từng làm “chân gỗ” cho vài cuộc “ngoài chồng, ngoài vợ”. (Tội lỗi đầy mình – nhưng chưa hối hận). Vợ của sếp mình đến cơ quan chồng nhảy cà tưng, cho sếp ăn toàn những thứ (nguyên chất) lấy từ nhà WC, hoặc trên… giường ngủ. Chả biết “tội lỗi” của ông chồng đến đâu, nhưng “dằn mặt” kiểu ấy là “mất điểm” với tụi nhân viên dưới quyền như mình. Cô hỏi: “Chú đi với con nào?” Biết mười mươi “con nào” là ai mà vẫn lắc đầu ngây ngô không biết.
 
Lại nữa, anh chồng coi vợ như… con cái, Osin. Mắng mỏ, hạ nhục không tiếc lời, ngay cả trước mặt bạn bè, người thân. “Chuột chạy cùng sào…”; “Mình không lấy nó thì không ai thèm lấy…”. Tình cảm vợ chồng như sự ban phát “mưa móc” từ “cậu Giời”. Con bé Osin ấy bị “cảm nắng” một cậu bạn thời đại học sau một lần quay về hội trường. Cô nhớ lại thời mình từng ngồi thả thuyền giấy trước thềm nhà khu nội trú trong ngày mưa bão…

TIN KHÓ TIN (14)


Hôm nay Tin khó tin gửi đến những lời khuyên rất chân thành. Nếu bị chặt chém đừng trách móc, kêu ca mà hãy xem trước đó mình đã đọc báo xem đài chưa? Nếu quý vị chưa giàu, đã già hay không cao, Lý Nhã Kỳ đã mở cửa trái tim ngước nhìn. Và tất cả chúng ta cứ thanh thản sẽ đến ngày kiếm 7.000 đô/năm để không còn nghe “ Con chết vì nhà mình nghèo phải không bố mẹ”… 

1. Lý Nhã Kỳ yêu trai nghèo lùn và già

Có lẽ không còn lo “cạp đất mà ăn” như Ngọc Trinh nên Lý Nhã Kỳ hào sảng tuyên bố đàn ông lùn, già và nghèo vẫn có thể yêu được em ấy. Lần đầu tiên một mỹ nữ công khai mở cửa trái tim cho đàn ông ngắn người, nhiều tuổi và ít tiền. Ngôn tình lồng lộng đây chứ tìm đâu nữa. I like soái cô Lý Nhã Kỳ .

Trinh ơi em học chị Kỳ đi. Chúng anh không nghèo bền vững và đàn bà đâu phải ai cũng vồ kim cương. Kỳ này! Em không hổ danh doanh nhân tài ba dù anh chẳng biết em buôn bán thế nào. Em nhìn xa trông rộng: Xấp vé số nghèo sẽ  thành triệu phú, mấy gã trẻ rồi sẽ già, lùn kéo sẽ cao. Hãy  nâng niu đàn ông Việt chưa giàu, đã già và hơi thấp như Kỳ các em chân dài nhé. Không hiểu Kỳ có chấp nhận một gã ba trong một hay lùn không được nghèo, già cấm hai thứ còn lại và nghèo trừ những nhược điểm khác? Thôi cứ mơ đi mấy bác không phải đại gia, cùng với chém gió đó là hai thứ miễn phí mà.

CÓ MỘT HÒA THƯỢNG... BIỆT ĐỘNG SAIGON


Trong số những cựu tù chính trị trở về từ địa ngục trần gian Côn Đảo, Phú Quốc theo Hiệp định Paris và sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước tháng 4-1975, có hai người tù rất đặc biệt. Đó là Linh mục Nguyễn Văn Mầu và Hòa thượng Thích Viên Hảo.

Hòa thượng Thích Viên Hảo, tên thật là Tô Thế Bình, sinh năm 1932 quê ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Từ nhỏ, Bình sống với ông nội, cho đến  năm 11 tuổi. Người ta thường nói tu hành là do căn duyên, không phải ai trên đời xuất gia cũng thành hòa thượng. Mọi thứ không phải con người chọn lựa, mà do bổn tánh từng người thích hợp hay không thích hợp với căn tu. Vì thế mà nhà Phật khuyên con người, trước hãy lo tu tâm, sau mới nghĩ đến tu Phật. Có lời khuyên rằng: Buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật. Bất luận làm nghề gì, việc gì, chỉ cần có tâm thiện, hướng Phật là có Phật trong lòng. 

Sau khi ông nội của Bình qua đời, gia đình mai táng rồi gửi bài vị lên chùa thờ cúng để ông hưởng phần nhang khói và sớm chiều nghe chuông mõ công phu, siêu thoát. Cũng từ đó, Bình lên chùa thắp nhang cho ông mỗi ngày và nghe kinh kệ, quen dần với chuông mõ cửa Phật. Có nghiệp duyên với tu hành nên Bình trở thành chú tễu, không màng đến những việc của đám  trẻ con khác như suốt ngày kéo nhau hái trái cây vườn, bắt ốc, mò cua, bắt chuột, bắt cá và tắm sông. Thời gian sau, Bình xin gia đình xuất gia đi tu. 

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

TIN KHÓ TIN (13)


Tin khó tin hôm nay là sự nâng cấp và nối dài hứa hẹn liên tu bất tận về những phát ngôn củ chuối từ "cướp có văn hóa", "đánh nhau mới năng động" đến đánh nhau ngất xỉu, đổ máu chỉ là "đùa cợt". Có một sự nhục không hề nhẹ về sự chây ỳ, móc túi người dân của các doanh nghiệp vận tải không chịu nhìn xăng mà giảm giá và ông JICA bảo quan chức Việt uống rượu xịn hơn Nhật. Còn có cả sự giật mình, hóa ra xứ này vẫn có nơi chính quyền biết sợ dân.   

“Tôi thấy nhục vì doanh nghiệp vận tải bị nói chây ỳ, móc túi”

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam phát biểu như vậy tại cuộc họp với các đơn vị vận tải nhằm có biện pháp điều chỉnh giá cước vận tải phù hợp với mức giảm của giá xăng dầu sáng qua các mẹ ạ.

DƯ LUẬN


Trong một thành phố bé nhỏ, độ ba mươi gia đình và trên dưới hai chục thanh niên nam nữ độc thân tị nạn quây quần với nhau thành một cộng đồng.

Không gian chẳng trải rộng, số người lại ít ỏi, bất cứ chuyện gì xảy ra trong cái cộng đồng đó, ai nấy đều biết hết trơn. Thằng con bà Lý, mới tám tuổi, té cây gãy một giò, phải chở vào phòng cứu cấp, lúc năm giờ chiều, trễ lắm là tới bảy giờ, cái tin nầy đã trở thành đề tài bàn bạc tại những mâm cơm tối gia đình. Còn nói chi tới chuyện con Hạnh, con gái lớn của bà Mùi, đã gấu ó, thiếu điều muốn chụp đầu, lên gối với con Thu, cháu kêu bà Bảy bằng dì, vì hai con cùng đeo đuổi thằng Phát, cao ráo đẹp trai, con bà Cảnh, người ta bàn tới ba ngày cũng chưa hết... Đời sống tẻ nhạt quá, một biến cố nào xảy ra trong cộng đồng cũng trở thành một cơ hội cho thiên hạ giải buồn...

Đi làm về, chưa kịp cởi đôi giày, cái bóp còn lủng lẳng dưới nách, bà Lành đã chạy lẹ vô bếp, chụp lấy cái điện thoại, bấm số lia lịa. Khi nghe có giọng đàn bà ở đầu dây bên kia, bà hấp tấp:

- Cô đó hả, cô Hoa? Cô biết tin gì chưa?... Cô biết rồi hả? Vậy mà tui tưởng cô chưa biết, nên vừa về tới nhà, tui đã lật đật gọi cho cô hay liền... Ờ, tui biết hồi trưa... Cô Yến cho tui biết chớ ai. Chẳng là hồi trưa, sau giờ ăn “lunch”, tui kêu cho cổ, dặn chừng cổ, Chủ Nhựt này có làm chả giò, cổ làm thêm cho tui vài chục... Mà ngộ quá hén, cô Hoa, cái nầy kêu bằng “sống lâu thấy lắm chuyện kỳ”.

NĂM NGÀY - Phạm Thị Hoài


Đọc lại tác phẩm của mình là việc khó. Truyện ngắn này, 29 năm trước là một vụ tai tiếng. Bây giờ nó là một kỉ niệm. (Tác giả: Phạm Thị Hoài)

Ngày thứ nhất tôi bảo, chúng mình phải chia tay Vi ạ. Thực ra câu chia tay là điệp khúc trong mỗi bài hát tình yêu, hát nó lên lần thứ bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là sau đó một đoạn khác tiếp diễn, rồi lại điệp khúc, rồi lại tiếp diễn, ad libitum. Thực ra tôi muốn nói rằng tình yêu của tôi như cánh tay tê như ngón chân chuột rút, khó chịu lắm nhưng không cắt phăng đi được. Tình yêu của tôi như bộ mặt cau có của ông viện trưởng mỗi sáng Thứ Hai họp giao ban có người đến muộn, ngấy đến cổ nhưng là thiết thân. Cho nên tôi đăm đăm nhìn Vi, thật khẩn thiết, hy vọng nàng sẽ rùng mình một cái và bao nhiêu bệnh tật nan y của tình vợ chồng thời nửa cổ nửa kim nay sẽ tháo chạy khỏi nàng. Rùng mình toát mồ hôi hột vẫn là phương thuốc dân gian bất ngờ hiệu nghiệm nhất của chúng ta. Nhưng nàng không gặp mắt tôi, vì nàng cúi mặt như hàng tháng nay, đất dưới chân nàng thôi miên mạnh hơn tôi, nàng đáp khẽ: “Vâng”.

Có một cái gì đó ngăn tôi gọi Vi ngửng lên để nhìn vào mắt tôi. Ít ra cũng lọt vào vùng thôi miên hạn hẹp của tôi, và lời nói vừa rồi coi như không rơi vào khoảng chật chội giữa hai bàn tay nàng, hai bàn tay chụm ngón vào nhau làm một búp hoa không nở bao giờ. Bao nhiêu tình yêu của tôi tưới vào chỗ ấy cũng như tưới vào ruộng nẻ. Muộn rồi. Tôi biết nàng không lặn lội đi tìm bất kỳ thứ gì trên gương mặt tôi nữa. Chính tôi cũng không ưa nó, cái mặt ông viện trưởng ở nhà và anh nhân viên quèn ở viện.

CỔNG LÀNG KHỦNG" GẦN 3 TỈ ĐỒNG


TTO - Với chiều cao 14m, rộng 22m và có kinh phí xây dựng gần 3 tỉ đồng, cổng làng ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu được xem là cổng làng to nhất ở Nghệ An!

Ngày 23-2, ông Hồ Quang Tuấn, chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho hay địa phương vừa làm lễ cắt băng khánh thành công trình cổng làng từ nguồn tiền công đức của những người con xa quê.

Theo thiết kế, khuôn viên công trình là 3.000m², điểm cao nhất của cổng là 14m, rộng 22m. Cổng có một cửa chính và hai cửa phụ, vòm cửa chính cao 6,9m, rộng 7m, cột cổng rộng 4m... Hướng vào cổng có chữ Làng Quỳnh Đôi; hướng từ trong nhìn ra có chữ Khai Cơ 1378 (tức làng Quỳnh Đôi được lập năm 1378). Đây được đánh giá là cổng làng to nhất ở Nghệ An đến thời điểm này.

HUYỀN THOẠI VÀ VÔ DANH - NS Tuấn Khanh


Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.

Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế.

Những câu chuyện như vậy trên trên giới thật hiếm hoi. Một phần vì đức năng đủ để tạo nên truyền kỳ không dễ, một phần khác là không phải những câu chuyện nào cũng được nhân gian biết đến. Chuyện nhà ga Kami-Shirataki làm tôi nhớ đến người lái đò ở Cồn Sơn, Cần Thơ. Vùng đất miền Tây lặng lẽ và hiền lành này nếu được ai đó viết lại, cũng là một chuyện truyền kỳ đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống này. 

Để đi đến vùng cây trái xanh tươi cây trái Cồn Sơn, phải đi qua một con sông. Phương tiện duy nhất nối hai bờ là chiếc đò của chị Bé. Người phụ nữ có nước da ngăm đen, dáng người cục mịch nhưng khoẻ mạnh này mỗi ngày lái hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối. Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

THỦ TỤC XIN THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM


Nhiều nước hiện nay chỉ cho phép công dân có 1 quốc tịch như Nga, Trung Quốc,... Vì vậy những người Việt Nam định cư lâu dài muốn có quốc tịch những nước đó thường được yêu cầu phải có giấy xác nhận đã không còn quốc tịch Việt Nam.

Sau đây Ezlaw xin giới thiệu về thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

Đối với trường hợp đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không giải quyết việc cho thôi quốc tịch.

MÔI TRƯỜNG MÀU MỠ CHO LỪA ĐẢO - Võ Xuân Sơn


Vụ công ty Liên kết Việt lừa đảo 45.000 người, với số tiền lên đến 1.900 tỉ đồng là câu chuyện được dự báo trước, từ lâu rồi. Còn nhớ cách đây cả năm, câu chuyện ồn ào khi VTV bóc trần các thủ đoạn lừa đảo, bao nhiêu doanh nhân cũng đã cảnh báo, nhưng người ta vẫn cứ như những con thiêu thân say đèn lao vào, để bây giờ nguy cơ trắng tay trở nên thật hơn bao giờ hết.

Tại sao lại có quá nhiều người bị lừa như vậy? Cách đây không lâu, một kẻ chức vụ không cao lắm, trình độ về tài chính cũng chẳng phải là xuất sắc, lại có thể lừa được bao nhiêu ngân hàng và các đại gia tài chính có sạn trong đầu, với số tiền lên đến 4.000 tỉ đồng. Đấy là chưa kể khi một số lượng lớn trong 90 triệu người dân Việt nam đang hàng ngày bị lừa để bỏ ra hàng đống tiền, mua vào hàng loạt các thực phẩm chức năng mà chức năng quan trọng nhất, và nhiều khi là chức năng duy nhất, của nó là làm giàu cho nhà sản xuất và những người buôn bán chúng, đưa vào trong người những thứ không biết là có thể gây ra cái gì cho họ.

Sẽ không mấy người đồng ý nếu nói xã hội của chúng ta hiện nay là mảnh đất màu mỡ cho lừa đảo phát triển. Tuy nhiên, nếu như có ai nói như vậy, thì quả thật, sẽ khó mà có thể bác bỏ được điều đó. 

THÓI QUEN SUY DIỄN - BS Võ Xuân Sơn


Khi học y khoa, cứ mỗi khi học đến bệnh gì, là đa số sinh viên lại liên tưởng đến mình, lại lo lắng là mình bị bệnh đó. Thường thấy nhất là khi học môn tâm thần, bệnh gì cũng thấy mình trong đó.

Làm bác sĩ, đi đâu cũng được hỏi về bệnh tật. Đám cưới, đám ma, thôi nôi, tất niên, tân gia, khai trương… khi mọi người biết mình là bác sĩ, là thế nào cũng hỏi về bệnh. Và trong đa số trường hợp, người bệnh tự chẩn đoán rồi hỏi cách chữa. Giống như những sinh viên y khoa, họ cũng nghe kể về bệnh, và thấy mình có gì đó giống giống, rồi tự chẩn đoán. Có người hỏi xong, chưa thỏa mãn với câu trả lời, còn vặn vẹo, tra khảo, mất cả vui.

Càng lên cao, càng học về nhiều loại bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo nhưng triệu chứng ban đầu lại là những dấu hiệu rất thông thường. Các bác sĩ học càng cao càng hay nghĩ đến những căn bệnh “dữ dội” hoặc ít gặp. Một số thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư còn quên mất luôn những căn bệnh thông thường. Gặp một bệnh nhân sốt là lo tìm Zika hay sốt vàng châu Phi. Sau cả ngàn lần chẩn đoán sai hoặc bệnh nhân tự hết bệnh khi các bác sĩ đáng kính còn đang loay hoay tìm chẩn đoán, một ngày đẹp trời nào đó, vị bác sĩ kia bỗng nhiên nổi tiếng vì phát hiện ra một người bệnh ở Việt nam nhiễm căn bệnh chỉ có ở Nam Cực.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

CHỌN AI GIỮA 3 NGƯỜI?


Đang lái xe trong một chiều tối gió bão, bạn đi ngang qua một trạm xe buýt dựng bên đường với bốn bức vách mỏng manh và một mái nhỏ che trên nóc. Bạn thấy có ba người đang ngồi đợi xe trong gió lạnh, mưa ướt:

1. Một bà lão rất yếu ớt, dường như sắp chết.

2. Một người bạn cũ đã từng cứu sống bạn.

3. Người trong mộng của bạn - người mà bạn từng mơ ước về một Happy Ending.

Bạn sẽ làm gì ? Bạn sẽ chọn ai giữa ba người này để giúp đỡ ?

Vì xe bạn chỉ có thể chở duy nhất một người, bạn sẽ chọn ai ?

TIN KHÓ TIN (12)



Leonardo Di Caprio vừa gửi thư xin lỗi khán giả vì đã lỡ thủ vai kẻ lừa đảo trứ danh Frank Abagnale trong bộ phim bom tấn “Hãy bắt tôi nếu có thể “. Anh ân hận bởi Frank Abagnale chỉ là muỗi mòng so với Lê Xuân Giang, thánh đa cấp thực hiện cú lừa thế kỷ ngót 1.900 tỷ đồng. Nhưng Tin khó tin còn nhiều câu chuyện khác hấp dẫn như: Hà Hồ vồ kim cương, hoàng tôn đi phụ hồ cùng bức tâm thư gửi Bí thư và đặc biệt là sử Việt mới được chép lại: Ngô Quyền đại thắng quân Nguyên! 


1 .Đệ nhất lừa

Thưa Victor Vũ, Charlie Nguyễn, Quang Dũng, Lê Hoàng… các anh đừng bận tâm, kịch bản cho bom tấn cỡ “Hãy bắt tôi nếu có thể” vừa xuất hiện. Leonardo Di Caprio chắc cũng rất thèm một vai cỡ Lê Xuân Giang. Nghe đâu kẻ lừa đảo thế kỷ Frank Abagnale lừng danh địa cầu được mấy ông Mỹ tái hiện trong bộ phim trên tốn cả chục năm chỉ lừa được 20 triệu đô. 

Con số lẻ so với 1.900 tỷ (84,4 triệu đô) mà Giang đã lừa của bốn mươi năm ngàn nạn nhân một năm qua. Lúc bị bắt Giang còn nhõn 45 tỷ, đủ để mỗi nạn nhân chia nhau người một triệu. Nguyễn Văn Mười Hai cũng lạy bằng cụ, còn mấy anh đa cấp vớ vẩn đừng đua đòi với thánh lừa Lê Xuân Giang.

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

TIN KHÓ TIN (11)



Thật khó tin khi toàn dân xứ Việt 9 ngày Tết vừa rồi "đốt" hết 130 ngàn tỉ đồng, lại vừa được đánh giá là có ý thức tiết kiệm cao nhất thế giới, nhưng vẫn có người xin bác sĩ cho vợ mình được... chết vì không có được 23 triệu đồng và phải huy động cả giáo sư của các nước đến viết sách giáo khoa. Nhưng phải thừa nhận là sự trơ trẽn và sáng tạo chữ nghĩa của người Việt mình thật tuyệt kiểu Đôrêmon, như tượng đài nứt là do ý đồ nghệ thuật hay học sinh phải đánh nhau mới năng động...  

Tượng đài nứt do… ý đồ nghệ thuật

Nhiều công trình nằm trong khu vực Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đầu tư hơn 400 tỉ đồng lại bị phát hiện thêm nhiều vết nứt hở rộng, nhiều chỗ thò được cả bàn tay vào, sau 1 năm khánh thành.

Theo miêu tả của Dân Việt thì bà Hoàng Thị Bích Hạnh – Giám đốc Ban quản lý Tượng đài “ngỡ ngàng với những vết nứt và khe hở rộng”. Nhưng bà nói kiểu Đôrêmon: “Các vết nứt và khe hở này cần phải hỏi lại đơn vị thi công xem đó có phải là ý đồ nghệ thuật của đơn vị hay do lỗi của thi công”.

"Nứt có ý đồ nghệ thuật", thêm một cụm từ mới cho Từ điển tiếng Việt


Giờ mới hiểu khả năng sáng tạo của con người vô biên là như thế nào. 

MUỐN KINH TẾ PHÁT TRIỂN PHẢI BỎ TẾT ÂM LỊCH? - BS Võ Xuân Sơn


Năm nào đến dịp Tết Nguyên Đán là cũng lại ồn ào cái vụ nên hay không nên bỏ Tết Âm lịch. Những người chủ trương bỏ Tết Âm lịch gán cho nó đủ thứ tội, rằng nghỉ Tết lâu khiến con người ta chây lười, giảm năng suất lao động, bia rượu nhiều thì gia tăng tai nạn giao thông, gia tăng tệ nạn. Rồi thì những vấn đề đi theo Tết như biếu xén, hối lộ... Việc Nhật bản đã bỏ ăn Tết nguyên Đán truyền thống, chuyển qua ăn Tết dương lịch, và là nước phát triển, cũng là lí do để mọi người đưa ra.

Tôi không bàn đến khía cạnh tích cực và tính truyền thống của Tết Âm lịch, tôi chỉ bàn đến ngay chính những lí do mà những người chủ trương bỏ Tết Âm lịch truyền thống đưa ra.

Hiện nay, theo thống kê của cá nhân tôi, trên thế giới có 7 nước kỉ niệm Tết Nguyên Đán, gồm Việt nam, Trung quốc, Mông cổ, Triều tiên, Hàn Quốc, Đài loan, Singapore. Ngoài 4 nước thuộc hệ thống XHCN trước đây, 3 nước Hàn quốc, Đài loan và Singapore là những nước phát triển. Cả 3 nước này có xuất phát điểm giống như Việt nam ta (thậm chí thấp hơn) ở khoảng 50 - 60 năm về trước, và bây giờ họ là những nước phát triển, GDP đầu người hơn chúng ta rất nhiều lần. Có vẻ như Tết Âm lịch không phải là nguyên nhân làm cho kinh tế chúng ta kém phát triển.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

NÊN HAY KHÔNG CHUYỆN TÌNH ÁI VĂN PHÒNG?


Chuyện tình ái giữa sếp và nhân viên cấp dưới, đâu là ranh giới đạo đức giữa một mối quan hệ dựa vào tình cảm và sự hấp dẫn đôi bên, và một mối quan hệ ép buộc khi cấp trên có quyền lực? Liệu sếp là nam và nhân viên là nữ thì có khác gì trong trường hợp ngược lại hay không?

Nếu đó là một mối quan hệ cưỡng ép hay bị "ép tình" thì chắc chắn là vi phạm chính sách của công ty đó và rủi ro đối với công ty này chính là một vụ thưa kiện về quấy rối tình dục.

Tuy nhiên thậm chí ngay cả khi các nhân viên cặp kè với nhau tự nguyện, người có chức vụ cao hơn sẽ vẫn có một số quyền lực nhất định, theo Hilary Pearl, người đang làm việc cho Pearl Associates LLC, một hãng tư vấn về tổ chức và đào tạo nhân viên đặt tại Old Greenwich, Connecticut, ở Hoa Kỳ.

Và điều đó có thể không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới hai người trong cuộc mà cả các đồng nghiệp khác của họ. Bà Pearl kể về chuyện một nữ nhân viên có sếp là nam và ông sếp này đã phải lòng với chính một người cấp dưới của nữ nhân viên này.

Tất nhiên là nữ nhân viên này phát hiện ra về quan hệ giữa họ bất chấp hai người này cố giữ bí mật. Rồi cô ta đã lo lắng về việc làm thế nào để đối xử với người cấp dưới của mình, nay là bồ của sếp mình.

TIN KHÓ TIN (10)



Một ông đại tá trại giam "nghĩa lộ" chuyện chạy suất công an, ông đại tá hình sự khác chơi với giang hồ sẽ xuất hiện trong bản tin khó tin hôm nay. Còn Lê Hoàng hứa với chúng ta khi nào “phịt xã giao” đạo diễn sẽ báo và Thần chết đang “thích” người đi bộ bất cẩn nhất. Nhưng TKT đảm bảo Giám đốc “mặt heo” sẽ khiến quý vị ôm bụng ngặt nghẽo vài phút trước khi nghe những phát ngôn ấn tượng hôm qua.

1. Đại tá Thích Hoán đổi

Nhận tiền chạy biên chế rồi viết biên nhận rồi tê lê phôn dặn dò, lại lấy mạng ra làm tin thì chỉ có thể là đại tá Cao Văn Xuân -  Phó Giám thị Trại giam Nghĩa An (đóng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị). Sau khi ra giá một suất biên chế vào ngành công an 300 triệu đồng, ông này viết giấy nhận 1,5 tỉ đồng với nội dung “nhận hồ sơ và tiền xin vào công an” ký tên rõ ràng thiếu mỗi con dấu. Sợ giấy trắng mực đen chưa đủ tin, ông Xuân alô “ông Đ (lãnh đạo Tổng cục VIII) cho 1 suất y tế, 2 suất kế toán, 1 suất giữ trẻ, 1 suất nấu ăn. Có chi bác nói sớm sớm để em lo ngoài kia. Cũng tầm 300, hơn 300 ấy, giữ trẻ miễn phí”.

Biên nhận chạy biên chế của đại tá Xuân. Ảnh: TH-Hưng Thơ
 
Ông Xuân và sếp ông biện bạch đó là tiền vay mượn vì không có tài sản thế chấp nên hoán đổi sao đó. Quả là tài, khó thế hai ông đại tá cũng nghĩ ra được. Hoán đổi kiểu này chắc ông Xuân muốn đổi áo, đổi chỗ ở vào trại. Đừng bảo sẽ kiểm điểm rồi khiển trách do hai bên hiểu lầm nhau thôi nhé. Mà bác đại tá này cũng lạ, làm gì mà Nghĩa văn Lộ thế, sao không ký hiệu là một lọ hoa hay cành đào nhỉ. Cả một mùa Tết tham nhũng ổn định không phát triển, chẳng phát hiện quà trái quy định, vậy mà bác nhón tay chơi đến tỷ rưỡi từ tháng 9 năm ngoái. Hoán đổi thế nào đây bác Xuân? Quá nan giải cho các bác.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

TIN KHÓ TIN (9)


1. Xếp hàng nhịn đói mua vàng

 Nếu chỉ nhìn vào cảnh rồng rắn mua vàng ngày vía thần tài hôm qua chẳng ai dám nói người Việt nghèo. Xếp hàng từ 5 giờ sáng, nhịn đói đến trưa, bỏ công ăn việc làm… chỉ để mua được chiếc nhẫn, chỉ vàng lấy may đầu năm.  Không chỉ dân lắm tiền nhiều của mà chị em văn phòng, người buôn bán nhỏ cũng đổ xô mua vàng. Chỉ có niềm tin vào thánh thần mới khiến được người ta làm thế.
 
Đổ xô mua vàng. Ảnh Laodong.com.vn

TIN KHÓ TIN (8)


Vừa hết Tết mà lại bảo buồn như Tết thì quả là khó tin nhưng vẫn phải tin quý vị ạ. Không chỉ thế đâu, máy chém đang theo chân du khách, nước biển phải nhập muối, Bộ Học bị oan, người Nhật sang Việt Nam dạy xếp hàng, trường bỏ hoang trẻ thất học… cứ tưởng như chuyện đùa. 

1. Buồn như Tết!

Khi đọc những con số tổng kết Tết Bính Thân: hơn 5.100 vị choảng nhau, ngộ độc rượu 1.500 lượt, 220 người tử vong do tai nạn giao thông, 20 ca tự tử… Tôi rất nghi ngờ câu Vui như Tết. Họ nốc tửu như chưa bao giờ được nốc rồi rầm rập lao vào nhau đấm đá, điên cuồng phi xe sang thế giới bên kia, đám đông đáng kính mới hôm qua tất tần tật trở thành sửu nhi… Thế thì vui gì nổi phải buồn như Tết chứ! Có buồn họ mới tìm đến cái chết, có chán mới rượu chè be bét, có bất cần đời mới phóng xe không úp nồi cơm điện…

Thằng tỉnh ra đường cũng lắm lúc mang vạ bởi thằng say, chẳng lẽ du xuân cứ kéo nhau vào nhà nghỉ cho lành? Ngày xưa làng Vũ Đại cứ mặc cho Chí Phèo chửi chán rồi thôi nhưng nay thì khác đấy. Chí Phèo phóng xe ra phố, xông vào lễ hội, chửi và đấm nhau với bất kì bố con thằng nào thì nghìn cụ Bá Kiến cũng chào thua. Choảng nhau, say rượu và tai nạn đã trở thành một phần tất yếu của Tết, như ung nhọt chưa bao giờ được chữa chạy đúng thầy đúng thuốc.

TIN KHÓ TIN (7)


Tin khó tin hôm nay là một mớ hỗn độn bi hài về những hóa đơn câu view và bắt tay nhau không tăng giá trong dịp Tết; những độc chiêu để tồn tại được ở xứ Vịt; cấp trên chỉ đạo mua, cấp dưới mất chức; công an xã bị say rượu nhốt trong buồng và những đại biểu Quốc hội không bao giờ phát biểu. Cuối cùng là các câu chuyện khó tin về Thủ tướng Lý Hiển Long viết đúng tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...  

Quá khó để sống bình thường


 

Cuối cùng thì nhân viên của nhà hàng hải sản Nhật Trang (199 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Nha Trang) “dằn chén bát, đũa, hắt tung tóe thức ăn thừa vào người, lôi bàn kéo ghế rồi bảo xong rồi thì cút đi” hôm qua đã bị đuổi việc như lời hứa của chủ nhà hàng với nạn nhân - chị Lưu Phương Mai!
 
Cuối cùng thì "cơn điên" của dư luận về nạn chặt chém du khách ở khắp nơi trong mấy ngày Tết cũng dịu xuống được đôi chút. Dù hôm đó “quây lấy quát nạt chúng tôi có tới 5-6 người” như lời chị Mai kể.
 
Phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ! Chẳng lẽ cứ như dạo trước, cũng nhà hàng này bán một con cua 4 lạng nhưng cân lên thành 1kg. Sau đó họ cũng từng bị lập biên bản, nhưng họ chỉ cần đổi tên, vậy là tiếp tục kinh doanh sống khỏe.
 
Thật ra "cơn điên" này có gì đó giống với "cơn điên" của dư luận tháng trước khi nghe tin ông Tổng GĐ Tổng Cty Vận tải Đường sắt Hà Nội (ĐSHN) Nguyễn Viết Hiệp đề xuất mua tàu hỏa có tuổi đời 20 năm của Trung Quốc. Và dư luận với tâm lý sẵn ghét Tàu được một phen hả hê khi ông Hiệp bị chém! 
 
Hả hê, chỉ thế thôi bởi vấn đề không phải nằm ở câu chuyện cá biệt của một đĩa cơm hay toa tàu mà là một thứ dịch bệnh rất khó gọi tên đang lan tràn khắp ngõ ngách của hồn người.  

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

TUYỆT ĐỐI KHÔNG RUNG LẮC TRẺ DƯỚI 2 TUỔI


Kèm theo sự tung lắc, xốc trẻ khi chơi đùa là tiếng cười như nắc nẻ ngộ nghĩnh của bé. Tuy nhiên, hãy dừng lại ngay! Vì điều này rất nguy hiểm cho não, có thể để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong... 


Tổn thương não
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, đa số hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

"CÓ SẾP TỒI CÒN KHỐN KHỔ HƠN LÀ BỊ ĐẦU ĐỘC"


Hậu quả lâu dài về mặt sức khỏe của một người sếp xấu tính cũng nguy hiểm tương đương, theo một bài viết đăng trên trang mạng Quartz.

Bạn càng làm việc lâu với một người sếp tệ hại chừng nào thì bạn càng gánh chịu hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn chừng đó.

Khó nghỉ việc

Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho biết khoảng 75% nhân viên ở Mỹ nói rằng sếp của họ là nguyên nhân lớn nhất gây căng thẳng ở nơi làm việc, nhưng đa phần những nhân viên có sếp tệ hại (59%) lại không nghỉ việc, Quartz cho biết.

Có vẻ như mọi người cảm thấy yêu thích công việc ngay cả khi bị sếp đối xử tệ. Điều này khiến cho họ không dễ dàng bỏ việc để đi tìm môi trường làm việc khác lành mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu thuộc Harvard Business School và Stanford University ở Mỹ đã thu thập số liệu từ hơn 200 nghiên cứu và họ nhận thấy rằng áp lực thường gặp trong công việc có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của nhân viên cũng tương tự như việc phải đối mặt với lượng lớn khói thuốc lá do người khác thải ra.

Đứng đầu danh sách những chuyện gây căng thẳng thần kinh nhất là nguy cơ bị mất việc và chuyện này khiến một nhân viên phải đối diện với 50% khả năng lâm vào tình trạng sức khỏe xấu, Quartz tường thuật.

Một vị trí đòi hỏi quá cao trong công việc cũng khiến cho bạn có khả năng đến 35% phải đi gặp bác sỹ.

TIN KHÓ TIN (6)


Hôm nay là 17.2, ngày mà 37 năm trước, 32 sư đoàn Trung Quốc đã đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, và chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại sau chiến thắng 30.4 có vài năm. Tin khó tin, thay một nén nhang, xin tưởng niệm những người đã ngã xuống vì tổ quốc! 

1. Chiến tranh- nhìn từ tấm bia ở Khánh Khê

Thưa các bạn, ở Văn Quang- Lạng Sơn có một địa danh gọi là Khánh Khê. Trên tuyến phòng thủ này năm 1979, 650 người lính sư 337 anh hùng đã vĩnh viễn nằm lại lấy máu của mình để bảo vệ mảnh đất thiêng cha ông!
 
Ngay sau cuộc chiến cột bia Khánh Khê cao 5m đã được dựng với ý nghĩa như một cây cột thiêng thiêng ghi nhớ công ơn liệt sĩ đã ngã xuống!
 
Cột bia Khánh Khê đã bị đục bỏ mấy chữ: quân Trung Quốc xâm lược (TNO)


Đại tá Nguyễn Chấn, một chỉ huy của F337 từng tham chiến tại đây năm 1979 cho biết cột bia Khánh Khê còn là một cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù. 
 
Tháng 2.2011 trong chuyến đi thu thập tư liệu biên soạn lịch sử sư đoàn, đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337 phát hiện ra rằng cột bia Khánh Khê đã bị hư hại. 
 
Khó có thể nói khác, đây là một tội ác với lịch sử dân tộc.