Hậu quả lâu dài về mặt sức khỏe của một người sếp xấu tính cũng
nguy hiểm tương đương, theo một bài viết đăng trên trang mạng Quartz.
Bạn càng làm việc lâu với một người sếp tệ hại
chừng nào thì bạn càng gánh chịu hậu quả đối với sức khỏe thể chất và
tinh thần của bạn chừng đó.
Khó nghỉ việc
Hiệp
hội Tâm lý Mỹ cho biết khoảng 75% nhân viên ở Mỹ nói rằng sếp của họ
là nguyên nhân lớn nhất gây căng thẳng ở nơi làm việc, nhưng đa phần
những nhân viên có sếp tệ hại (59%) lại không nghỉ việc, Quartz cho
biết.
Có vẻ như mọi người cảm thấy yêu thích công việc ngay cả khi bị sếp đối xử tệ. Điều này khiến cho họ không dễ dàng bỏ việc để đi tìm môi trường làm việc khác lành mạnh hơn.
Các nhà nghiên cứu thuộc Harvard Business School và Stanford
University ở Mỹ đã thu thập số liệu từ hơn 200 nghiên cứu và họ nhận
thấy rằng áp lực thường gặp trong công việc có thể tác động tiêu cực
đến sức khỏe của nhân viên cũng tương tự như việc phải đối mặt với
lượng lớn khói thuốc lá do người khác thải ra.
Đứng đầu danh sách
những chuyện gây căng thẳng thần kinh nhất là nguy cơ bị mất việc và
chuyện này khiến một nhân viên phải đối diện với 50% khả năng lâm vào
tình trạng sức khỏe xấu, Quartz tường thuật.
Một vị trí đòi hỏi quá cao trong công việc cũng khiến cho bạn có khả năng đến 35% phải đi gặp bác sỹ.
Hãy chịu đựng cho đến khi bạn có thể thoát thân
Trong
một số trường hợp, việc người sếp xấu tính là kết quả của sự xung đột
tính cách với nhân viên, nhưng thật sự cũng có những người sếp có bản
tính tệ hại mà chả cần phải có mâu thuẫn gì với ai.
Vậy thì khác biệt giữa hai loại sếp xấu tính này là gì?
Những người sếp thật sự tệ hại thường rất hung hăng, ngạo mạn, thậm chí là bạo lực.
Trong
một thị trường lao động nhiều khó khăn, tìm cách thoát ra để đi tìm
một công việc mới không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt, bởi bạn rất
dễ dàng đánh mất động lực để làm tốt công việc.
Tuy nhiên có
một số chiến lược chịu đựng đơn giản có thể giúp bạn vượt qua khó khăn
và vẫn duy trì động lực làm việc cho mình.
Hãy thử lên danh sách
các mục tiêu hàng ngày trong công việc, và bạn gạch bỏ chúng mỗi khi
hoàn thành một mục tiêu. Cảm giác đã hoàn thành được một hay một số
việc sẽ giúp cho bạn tiếp tục chịu đựng.
Tắt điện thoại hay không
mở hộp thư trong một dịp cuối tuần cũng giúp cho bạn tái tạo lại năng
lượng cho công việc dù chỉ trong thời gian ngắn.
BBC Capital
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét