Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

BỨC TƯỢNG ĐỨC MẸ HÒA BÌNH TRƯỚC "NHÀ THỜ ĐỨC BÀ" - SAIGON


Bạn biết gì về bức tượng Đức Mẹ trước Vương Cung Thánh Đường - Saigon?

Ngày xưa, phía trước Vương Cung Thánh Đường được dựng tượng Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh (chính trên bệ đài Đức Mẹ hiện nay).

Năm 1945, tượng này bị chính phủ độc lập Trần Trọng Kim phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên.

Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy, đã đặt tạc một Tượng Đức Mẹ Hòa bình bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Tượng được tạc tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn ngày 15 tháng 2 năm 1959. 

 Sài Gòn 1938 - Tượng Giám mục Bá Đa Lộc với Hoàng tử Cảnh.


Sau đó, công ty Société d'Entreprises đã dựng tượng Đức Mẹ lên bệ đá vốn còn để trống kể từ năm 1945 trước nhà thờ. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu nguyện " Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình " rồi đọc trước đông đảo quan khách có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ tọa lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm 1959. 

Từ sự kiện này mà từ đó nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.

--------------------

Nguyễn Phúc Cảnh ( 阮福景; 6 tháng 4, 1780 - 20 tháng 3, 1801), thường gọi là Anh Duệ hoàng thái tử (英睿皇太子) hay Hoàng tử Cảnh (皇子景), là con trưởng của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế, người sáng lập ra triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Giám mục Bá Đa Lộc hay Bách Đa Lộc (còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (Pi-nhô đờ Bê-hen); sinh 2 tháng 2 năm 1741 - mất 9 tháng 10 năm 1799) là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tạy Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông được phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adran.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét