Cụ mác nó đã dạy thì cấm có sai, giề thì giề cứ phải là "kim chỉ nam", "hòn đá tảng":
- Không còn nghi ngờ gì nữa, máy móc đã làm tăng lên đáng kể con số
những kẻ nhàn rỗi lười biếng (Without doubt, machinery has greatly
increased the number of well-to-do idlers).
- Sự sản
xuất ra quá nhiều thứ hữu dụng đưa đến kết quả là sản sinh ra quá nhiều
người vô dụng (The production of too many useful things results in too
many useless people).
Nông dân ta mần ruộng, thì phải
một ông người cầm cày, hai ông người quàng dây kéo cày, vị chi là ba
ông người, cày từ ngày này qua ngày khác. Chớ mần ra cái máy cày rồi,
thì nhỏn một ông người leo lên máy cày, cày loáng phát xong, còn hai ông
người kia thành "những kẻ nhàn rỗi lười biếng", "vô dụng" à !?
Công nhân ta mần đường, thì phải một ông người cầm xẻng, ba ông người
cầm dây kéo xẻng, vị chi là bốn ông người, xúc từ ngày này qua ngày
khác. Chớ mần ra cái máy xúc rồi, thì nhỏn một ông người leo lên máy
xúc, xúc loáng phát xong, còn ba ông người kia thành "những kẻ nhàn rỗi
lười biếng", "vô dụng" à !?
Mần ra máy móc nhiều, thì
dân ta còn đách giề cái đức tính "cần cù nhẫn nại", "chịu thương chịu
khó", "hay lam hay làm" ... vv ... nữa.
Nhể ... !? ...
Tụi tư bổn chế tạo ra cái máy cưa dĩa, khi lưỡi cưa
cắt vô gỗ thì cứ chạy phăm phăm, nhưng nếu chạm vô da thịt thì lập tức
bộ phận cảm biến phát hiện ra - ngay lập tức - và kích hoạt thiết bị
chận đứng lưỡi cưa lại - cũng ngay lập tức. Tụi nó "biểu diễn" bằng cách
đặt một cây xúc xích lên miếng gỗ đang cưa, khi lưỡi cưa vừa chạm vô
cây xúc xích thì ngay lập tức đứng lại, chỉ gây ra một vết xước rất nhỏ
trên cây xúc xích... Thậm chí, tụi nó cũng lường trước luôn khả năng
người thợ có thể bị té ngã vô bàn cưa, nên thiết kế bộ phận cảm ứng điều
khiển lưỡi cưa đứng lại - ngay lập tức - và đồng thời thụt xuống - cũng
ngay lập tức, người thợ chỉ té ngã lên một cái bàn trống trơn, không hề
bị lưỡi cưa cắt trúng gây thương tích, tàn tật, hay mất mạng...
Những công nghệ hướng tới con người, nhằm mục đích bảo vệ con người
như vậy, gọi là "mang tính nhân bản" ! Ấy vậy mà chẳng nghe thấy tụi nó
rêu rao "vinh quang", "vĩ đại", "thần thánh" ... giề ...
Còn mấy thứ "công nghệ" đấu tố, diệt chủng, cải tạo ..., giết người
như ngóe, thì lại cứ rêu rao "vinh quang", "vĩ đại", "thần thánh" ...
quài ..., bộ hông biết xấu hổ sao Trợi!
Coi mấy chương trình "Discovery" của nước ngoài, thấy thật thú vị, mở mang, bổ ích ...
Nhưng rồi ...
Chợt giựt mình ...
Thế giới người ta nghiên cứu tận tường tỉ mỉ mọi sự vật hiện tượng, từ
con vi trùng tới con sâu cái kiến, từ con giun tới con hổ con voi, từ
con cá lòng tong tới con cá mập cá nhà táng, từ con chim cút tới con
chim đại bàng, từ trái đất tới thiên hà, từ vũ trụ tới lỗ đen, từ hạt
tới phản hạt, từ vật chất tới siêu vật chất ... vv ...
Người Việt Nam ta hầu như chẳng nghiên cứu giề sất, chỉ đợi người ta nghiên cứu xong, có kết quả, ra thành phẩm rồi thì bắt chước, mua hoặc xin về xài, rồi kiu bằng "đi tắt đón đầu" (!?) ...
Một đại diện xứng đáng cho nền khoa học thế giới là Albert Einstein đã nói:
- “Tôi không hề có tài năng gì cả. Tôi chỉ vô cùng tò mò”.
- “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi nghiên cứu vấn đề lâu hơn thôi”.
Đọc câu chuyện cười dân gian "Trời sinh ra thế !" của Việt Nam, anh
chàng nông dân giải thích mọi sự vật hiện tượng chỉ bằng mỗi một câu gọn
lỏn "Trời sinh ra thế !", dẫu chỉ là chuyện cười, nhưng đau vô cùng cho
cái tính hời hợt, không biết tò mò, ngạc nhiên, tìm hiểu, nghiên cứu
... của người Việt Nam ... !!! ...
Đã vậy còn đắm chìm
trong mụ mị hênh hoang "bốn ngàn năm văn hiến", "uy linh", "hiển hách",
"oai dũng", "kiêu hùng", "vinh quang", "vĩ đại", "thần thánh", "muôn
năm", "sống mãi" ... vv ... bởi mấy cái thứ "kim chỉ nam", "hòn đá
tảng", "sợi chỉ đỏ" ... ấu trĩ, lạc hậu, phản động ...
Mần sao khá nổi ... !?! ... !?! ... !?! ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét