Chuyện tình ái giữa sếp và nhân viên
cấp dưới, đâu là ranh giới đạo đức giữa một mối quan hệ dựa vào tình
cảm và sự hấp dẫn đôi bên, và một mối quan hệ ép buộc khi cấp trên có
quyền lực? Liệu sếp là nam và nhân viên là nữ thì có khác gì trong
trường hợp ngược lại hay không?
Nếu đó là một mối quan hệ cưỡng ép
hay bị "ép tình" thì chắc chắn là vi phạm chính sách của công ty đó và
rủi ro đối với công ty này chính là một vụ thưa kiện về quấy rối tình
dục.
Tuy nhiên thậm chí ngay cả khi các nhân viên cặp kè với nhau
tự nguyện, người có chức vụ cao hơn sẽ vẫn có một số quyền lực nhất
định, theo Hilary Pearl, người đang làm việc cho Pearl Associates LLC,
một hãng tư vấn về tổ chức và đào tạo nhân viên đặt tại Old Greenwich,
Connecticut, ở Hoa Kỳ.
Và điều đó có thể không chỉ ảnh hưởng tiêu
cực tới hai người trong cuộc mà cả các đồng nghiệp khác của họ. Bà Pearl
kể về chuyện một nữ nhân viên có sếp là nam và ông sếp này đã phải lòng
với chính một người cấp dưới của nữ nhân viên này.
Tất nhiên là
nữ nhân viên này phát hiện ra về quan hệ giữa họ bất chấp hai người này
cố giữ bí mật. Rồi cô ta đã lo lắng về việc làm thế nào để đối xử với
người cấp dưới của mình, nay là bồ của sếp mình.
“Cô ấy thấy có vẻ
như là sếp mình đã ưu ái của cho nhân viên cấp dưới đó khi nhận xét về
chất lượng công việc,” bà Pearl nói. Tất cả màn kịch này khiến cô bị sao
nhãng công việc của mình, đó là chưa kể khả năng công ty này sẽ bị đối
diện một vụ kiện phân biệt đối xử vì hành vi của người sếp.
Điều tồi tệ hơn là sẽ ra sao nếu mối tình này đổ vỡ? bà Pearl viết.
Mặc
dầu bà Pearl nói rằng giới tính không thay đổi các chủ đề đạo đức trong
chuyện tình cảm văn phòng thì bà cảnh báo rằng phụ nữ có thể sẽ mất mát
nhiều hơn.
“Cho dù vị trí là nhân viên cấp cao hay thấp, người phụ nữ sẽ tạo ra
thêm một rào cản nữa trong công việc và quàng vào mình thêm rủi ro làm
hình ảnh cá nhân bị ảnh hưởng và cũng làm tổn hại tới triển vọng thăng
tiến cũng như độ an toàn cho công việc của mình,” bà Pearl nói.
Như vậy có công bằng không? Không, nhưng đó là thực tế.
Vậy
người ta làm thế nào để đối phó với những vấn đề này? Lời khuyên tốt
nhất là nên tránh. Hãy cố gắng đừng để phải lòng những người mà mình làm
việc trực tiếp.
Nếu đã trót phải lòng ai đó rồi thì hãy nghiêm
túc cân nhắc việc chuyển sang một phòng ban khác hoặc thậm chí chuyển
hẳn sang một công ty khác. Nếu không thì bạn đối diện khả năng không chỉ
làm tổn hại tới chính nghề nghiệp của mình mà còn làm ảnh hưởng cả tới
công việc của những người khác tại nơi làm việc.
“Hiếm khi chuyện
tình ái văn phòng lại chỉ ảnh hưởng tới hai người trong cuộc - nó ảnh
hưởng tới các đồng nghiệp khác, tới bộ phận nơi mình làm, và ảnh hưởng
tới cả tổ chức, đặc biệt là trong trường hợp cặp tình duyên văn phòng
này lại là hai người báo cáo trực tiếp công việc cho nhau,” bà Pearl
nói.
Và nếu bạn mắc vào một mối quan hệ ép buộc với sếp của mình,
thì đó là lúc phòng quản lý nhân sự nên tham gia vào. Hầu hết các công
ty đều có chính sách bảo vệ nhân viên trước việc bị sếp trả đũa nếu
không làm cho sếp vui. Thậm chí có nhiều công ty nghiêm cấm người trong
cùng văn phòng có quan hệ tình cảm.
"Nếu có một chính sách cấm
những mối quan hệ trong đó hai người thuộc hàng báo cáo trực tiếp cho
nhau, thì những nhân viên dính vào chuyện tình ái đã vi phạm hợp đồng và
những qui định đạo đức mà họ đã ký với công ty theo đó họ phải cư xử
một cách có trách nhiệm, có sự tôn trọng và trung thực cao, xứng với
những chuẩn mực mà công ty đưa ra," bà Pearl nói.
BBC Capital
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét