Chương tám
Mồng tám Tết
Bính Dậu 1957, mấy anh và tôi về nước họp Đại hội Văn nghệ. Đến biên giới chợt
thấy rặng núi quan san thấp nhỏ, còi cọc. Đoàn tàu của ta như đoàn tàu sân chơi
vườn trẻ. Cái gì cũng cằn bé, sơ sác. Người dưng dưng một cảm giác vui buồn lẫn
lộn. Quá mạn Sỏi, Mẹt thì thêm lo âu vơ vẩn. Một người trong đoàn phiên dịch đi
cùng xe chợt đến ngồi bên thăm hỏi. Hỏi đến Hồng Linh. Tôi nói biết. Anh ta liền
trở nên bí ẩn pha tí hí hửng: - Bố là đặc vụ bị ta giết, anh bíết không? Lim,
ty công an bổ búa vào đầu đấy...
Nhát búa của
anh này làm cho tôi ghê một thì cũng làm cho tôi ghét anh ta hai. Cái miệng con
người ta sao có thể bố cáo vung lên những nỗi đau của người khác dễ và vui như
thế. Tôi bắt đầu coi cái chết của bố Linh cũng là thảm kịch của mình. Khả năng
Ðảng bắt tôi cắt quan hệ với Linh thỉnh thoảng lại nổi lên.
Đến Hà Nội,
về nhà Trần Châu, vẫn làm ở Việt Nam thông tấn xã. Một buồng ba chục mét vuông
phanh đôi, nửa bên phải của Vũ Khiêu, nửa bên trái của vợ chồng Trần Châu.
Cách nhau một
ván gỗ dán cao chừng hai mét. Lúc cơ sở vật chất chưa báo trước hai người sẽ là
hai ngả trái nghịch: Châu chống đảng, lật đổ; Vũ Khiêu ca ngợi đảng, bảo vệ chế
độ.
Trong nhà
Châu, một bộ ván ngựa cũ kê trên hai niễng gỗ gầy mảnh tạo thành vật đựng duy
nhất trong nội thất: đựng người ngủ, đựng mâm đũa khi ăn, đựng khách khứa, đựng
quần áo chăn màn, sách báo khi không dùng đến. v. v, tóm lại rất vạn năng. Tối
tối, đứa bé lớn lên ba phụng phịu vần gối xuống “kềnh cang nào kềnh cang” ngang
dưới chân giường - chiều dọc giường dành cho bố mẹ và đứa em bé mới đẻ. Với nó,
ngủ một mình buồn như lính thú lưu đồn.
Người quen ở
rừng gặp lại đầu tiên là Nguyễn Huy Tưởng. Đầu bờ hồ, trước nhà Tây Cóc
Descours và Cabaud cũ. Mũ phớt. Mặt cụp xuống rầu rĩ , Tưởng bắt tay tôi, nói
mõi câuu: - “Buồn!”
Trong hội
trường Nhà hát lớn, một tiếng gọi rất vuỉ ở sau lưng: - Đĩnh! A, Nguyễn Tư
Nghiêm, tôi đang rất mong anh. Nghiêm ngồi một mình trong một “chuồng gà” tôi tối
bên trái, gần cửa ra vào chỗ ngang hông nhà hát. Vẫn cái cảm gíác âm ẩm trên mặt
các pho tượng đất miếu hoang. Tôi vừa vào ngồi xuống, Nghiêm đã nói ngay:
-
Mình ra đảng rồi.
- Ố, tôi kêu lên.
- Phong trào cộng sản tan rồi. Con mẳt nhỏ đăm
đăm hiền lành, Nghiêm nói, nhỏ nhẹ, từ tốn, như ngày nào anh cự tuyệt căm thù mẹ
ở trước chi bộ. Miệng khe khẽ cuời như có vẻ chóp chép nhấm nháp một điều gì
thú vị.
Tôi buồn lắm
nhưng không hỏi, không nói. Tôi đã có kinh nghiệm. Mới ngày nào chi bộ ép anh
làm bậy, anh không theo và cuối cùng thì đảng đã phải sửa sai. Có điều chẳng chịu
xin lỗi hành động đã xui anh giẫm đạp lên mẹ.
Tôi bỗng
nghĩ tới con người thường khuyên Nghiêm làm cái này cái nọ. Những lúc được
khuyên can như thế, anh nhăn nhó, giơ ngón tay ngắn lên dũi dũi chọc chọc vào
thái dương nói: - Nó bão thế, nó ỡ đây…
Chỉ lần không căm thù mẹ là con người thứ hai ấy
không ra mắt. Chắc lần ra đảng cũng thế.
Năm 1970, một
tối ăn uống ở nhà Văn Khuyến, gần Chùa Tàu Ngô Sĩ Liên có Nguyễn Tư Nghiêm, Văn
Cao, tôi và đứa con gái tôi lên bốn. Bốn người nằm thành bốn con trạch quây con
gái tôi và mâm rượu vào giữa. Nghiêm cười bảo tôi:
- Đĩnh à, chế độ này là capitalisme d ‘Etat -
chủ nghĩa tư bản Nhà nước, một số người thao túng lũng đoạn toàn bộ tài sản đất
nước, cộng sản trá hình thôi, đừng tin họ.
Cùng lúc Văn
Cao rầu rĩ bảo tôi: - Trần Đĩnh à, tao thương mày, lẽ ra tuổi mày thì đâu đã bạc
tóc.
Nghiêm lại
giật lấy tay tôi. "Chủ nghĩa tư bản quốc gia, của thiểu số mượn danh công hữu
mà chiếm hữu quyền lực...”
Nghiêm khe
khẽ bóp tay tôi. Bàn tay anh đặc biệt mềm, mát, con mắt lại như cười, như chóp
chép nhấm nháp một cái gì hết sức thú vị. Tôi chợt nhận ra hôm ngồi trong chuồng
gà Nhà hát lớn anh đã có ý xâu chuỗi tôi khi nói: “Mình ra đảng rồi... Phong
trào cộng sản đã tan rã...” Anh muốn tôi đồng hành. Nhưng tôi không theo anh
tuy mến anh.
Ở đại hội
văn nghệ, tôi mong gặp một người nữa là Lê Đạt. Thì bỗng một hôm Đạt đến sau
lưng, đập vai. Vẫn cái cười hềnh hệch. À, họp chửi nhau không văn hóa lắm nên
chẳng muốn đến. Nghe nói gần Tết vừa rồi cậu bị Tố Hữu triệu đến nhà ông ấy viết
kiểm thảo, - tôi hỏi?
- Viết xong
rồi, khai trừ đảng rồi...
- Nghe nói cậu ăn no ngủ kỹ chẳng hối hận gì cả?
- Thúy vợ tớ cứ nói ông làm ơn trằn trọc đi lấy
một tí cho người ta đỡ phê phán là coi thường người ta có ý xây dựng có được
không? Lên trên này mày.
Chúng tôi
lên Nhà Gương vắng tanh. Tôi nói:
- Cho tớ hỏi câu nữa: Báo chí nói các cậu
phục vụ tư sản, quân sư cho tư sản và ăn uống như tư sản?
Lê Đạt khuỵu
một đầu gối xuống, khuỳnh hai chân sang hai bên, hai tay thục sâu vào túi quần
khẽ kéo nó lên mời tôi kiểm kê những cái tư sản đắp điếm lên người anh. Tôi liền
đỏ mặt. Trong khi tôi com-lê may bằng tít-xuy Ăng lê ở cửa hiệu sang đường
Vương Phủ Tĩnh (đại sứ quán cho tiền) thì áo bông Lê Đạt tòi mền đã bợt ra, và
chân không bít tất xỏ dép râu.
- Nào, nghe thơ thôi nhá? - Đạt đứng đọc liền
mấy bài thơ mới làm. Rồi lấy giấy bút viết bài “Ghế đá” với dòng chữ “Tặng Trần
Đĩnh và...” Tôi mang sang Bắc Kinh. Cho anh em xem tờ truyền đơn của phản động.
Sửa cái lỗi đã ngờ Đạt sống như tư sản. Tôi không nói với Đạt chuyện tôi và Hồng
Linh. Mặc dù lúc này sự kìm kẹp đã lỏng. Đại sứ quán dặn Hoàng Văn Tá, bí thư
chi bộ của tôi dặn tôi giữ gìn, đi chơi với nhau vừa vừa thôi kẻo anh chị em họ
lại phản ánh lên phản đối với đại sứ quán thì rách việc...
Đạt nói: - Không
có ảnh hưởng của Đại hội 20 chưa chắc đã có Nhân Văn - Giai Phẩm.
… Một sáng
cà phê với Phan Kế An, Mai Văn Hiến và Tạ Đình Đề trước Thủy Tạ. Đề kể chuyện
anh bị đội cải cách treo giò và đi cày vì đoàn ủy nghi anh có vấn đề chính trị.
Tại sao lại quan hệ với Mỹ? À, Bác Hồ giới thiệu tôi với Mỹ. Tại sao bắn giỏi?
Ai dạy, Mỹ? À, tớ nói, lúc ấy ở với quân sự Mỹ, cả ngày chỉ có việc ăn và tập bắn
súng, đạn ê hề mà họ thì có huấn luyện. Việc này có Bác Hồ chứng kiến, xin cứ hỏi
Bác...
Đề nói Ông Cụ
có một khẩu súng lục tướng Mỹ tặng. Và một ảnh chân dung viên tướng này, có chữ
đề tặng cẩn thận, Đề không nhớ tên. Thật ra là sáu khẩu Colt. Giáp làm một khẩu
thay cho quả lựu đạn trước kia ông vẫn vũ trang ngay cạnh nách. Có nghĩa là hễ
chiến đấu vời đến nó là tự sát luôn.
Thú thật
nghe Đề, tôi không tin lắm. Ngỡ là cách Việt Minh thời đó tuyên truyền cho uy
tín Ông Cụ “thân với Mỹ”. Sau này đọc “Historia và Tại sao Việt Nam” của Patti
mới bíết có chuyện ấy thật. Cụ còn khen "tướng quân đẹp như tài tử xi nê”. Khẩu
súng và bức ảnh đã thành vật phẩm triển lãm lưu động khiến cho Nguyễn Hải Thần,
Vũ Hồng Khanh ngấm ngầm tị và nể. Lúc đó đi với Mỹ là dấu hiệu của tốt đẹp. Bố
tôi làm ở L’ Action - báo Pháp, một hôm rất vui nói máy bay Lightning P38 vẫn
bay trên chiến khu Việt Minh, lính Mỹ dạy Việt Minh quân sự... Tôi sùng bái chiếc
máy bay hai thân óng ánh bạc, hai mũi đỏ chói lao qua Hà Nội như một tia chớp
phô ra cái đẹp soi đường kỳ diệu của khoa học kỹ thuật. Bay khỏi rồi cao xạ Nhật
mới ùynh ùynh vuốt đuôi mà tôi nghe thành “ông thua… ông thua...” Thế nên với
tôi, Việt Minh thế là tất cả.
Về nước, gặp
bạn bè, tai nghe mắt thấy, tôi nhìn Nhân Văn Giai Phẩm khác đi. Năm ngoái, Phan
Khôi, Tế Hanh sang dự lễ kỷ niệm Lỗ Tấn có gặp một số chúng tôi tại Đại học Bắc
Kinh.
Phan Khôi
phê phán gay gắt sai lầm của Ðảng. Như bản thân bị xúc phạm, tôi đã quạc lại.
Và gửi bài thơ đăng trên báo Nhân Dân “Ánh sáng không đi đường gẫy, vinh quang
xưa bắt ta đi con đường ngay thẳng.”
* * *
Trở lại Bắc
Kinh tôi đi chơi liền liền với Linh. Mấy lần toan hỏi đến cái chết của ông bố
nhưng thương, lại thôi. Nhưng lạ là ngày tôi càng tin rằng ông cụ bị giết oan.
Tôi theo được cô gái trầm luân từ tám chín tuổi thơ là nhờ cái gì? Tạng tôi?
Duyên nợ? Một nhân tố quan trọng giúp tôi lúc đó vượt qua chán nản là Đại hội
20. Làn gió dân chủ thổi tới những chân trời phóng khoáng, giải phóng những ước
mơ. Mọi kiểu xiềng xích, cùm kẹp, cấm đoán, tù túng bỗng đều hóa vô duyên, vô lối
tất cả.
* * *
Đại sứ quán
mời tôi nói chuyện “trong nước” cho một số lưu học sinh ở Bắc Kinh. Tôi đã nói
đến một biên giới nghèo, bé, buồn, tiêu điều. Nói đến đoàn tàu bé bỏng len giữa
những núi non bé bỏng, những sỏi đá gầy và những lau, những sim mua gầy. Đến
con chó gầy sưởi nắng trước một quán nước bỗng gồng mình ra sức gãi, như cáu kỉnh
với thời gian đọng lại ở chính nó, ở chính chân bà cụ hàng nước này. Đến đứa bé
lên ba tối tối đi trấn ải chốn chân giường, với nó chân giường đã thành “Tây xuất
Dương quan vô cố nhân.”
Nghe xong,
Trần Hoạt, học đạo diễn quàng vai tôi nói: - Tao nghe mày mà xúc động, rớm nước
mắt ra, thương đất nước quá.
Đời sống
chúng tôi ở Bắc Kinh rất eo hẹp. Năm 1955, Cụ Hồ gặp các cháu hỏi: lương các
cháu là rút ở tiền nước bạn viện trợ cho cả nước, vậy các cháu muốn đất nước được
nhiều hay ít?
- Bớt lương ạ. - Các cháu hô đánh rầm.
Cụ quay
sang Hoàng Văn Hoan:
- Làm theo các cháu nhá!
Cắt mạnh
quá. Thiếu ăn, tập nặng, Hồng Linh mờ cả mắt, nhìn chính con bài Át Cơ mà không
nhận ra. Nhà trường phải cho thuốc uống. Từ đấy, nhà trường giúp chui lưu học
sinh múa Việt Nam bằng cách mỗi ngày cấp cho mỗi người một chai sữa nhỏ không lấy
tiền. Còn tôi, khi về nước không có một thứ gì đựng đồ đạc, trường phải xoay
cho tôi một thùng gỗ thông vừa đập hòm lởm chởm những xước là xước.
Năm 1955,
tôi đã muốn thôi học về. Đã bị cấm thì thà xa hẳn. Nhân Hoàng Tùng dắt một đoàn
chủ báo ta sang thăm Liên Xô về qua, tôi ra gặp chơi và tiện thể nói muốn về nước,
Hoàng Tùng bằng lòng. Về khi nào, về ra sao tôi tự quyết định. Thế nào rồi gặp
Đại hôi 20 và những biến động trong xã hội Trung Quốc, tôi ở lại.
Hôm tôi gặp
đoàn báo, Như Phong gọi tôi ra một chỗ than thở: - Tớ bị Hoàng Tùng với đoàn riềng
một mẻ đau quá... Tổng biên tập
báo Pravda tiếp đoàn. Tớ thèm thuốc lào từ lâu nhưng không có điếu bèn hút một
điếu thuốc lá họ mời khách. Thế là Hoàng Tùng bảo chi bộ họp phê phán. Vô lễ với
cấp trên là đồng chí tổng biên tập Liên Xô. Ai lại đồng chí ấy đang chỉ thị với
đoàn ta mà lại phì phà phì phèo điếu thuốc ở mồm, làm như đồng cấp vậy...
Năm 1957,
hơn năm chục đảng cộng sản họp ở Liên Xô. Mao đến và làm một thao tác
connotation - hội ý rất tài tình. “Phe xã hội
chủ nghĩa phải có một cái đầu.” và tiếp luôn: “Gió Đông thổi bạt gió Tây.” Tôi
đã đùa, hoàn toàn đùa kiểu chơi chữ, dĩ nhiên với thái độ không được cung kính
Mao lắm: - Nói phải có đầu xong thì đối luôn, đầu ấy tên là đông... xui bảo
thiên hạ coi Mao Trạch Đông là đầu tàu rồi còn gì.”
Tôi không biết
gần cuối thập niên 50, trong Đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu tuyên truyền
“thuyết trung tâm cách mạng, chuyển dịch”. Tức là gần như quy luật, chủ nghĩa
Mác chuyển dần sang phía Đông. Thế kỷ 19 chủ nghĩa Mác ra đời ở Đức, nửa đầu thế
kỷ 20 chuyển dịch sang Nga, sau khi Stalin qua đời thì sẽ chuyển dịch sang
Trung Quốc. Lãnh đạo giương cao ngọn cờ Mácxít - Leninnít, phê phán chủ nghĩa
xét lại Khrushev là đồng chí Mao Trạch Đông sẽ hoàn thành sự chuyển dịch này.
1963, Lê Duẩn chính thức thành văn chuyển Mao lên thành Lê-nin.
Nhưng dẫu gì
thì xã hội Trung Quốc cũng đang trải rất nhiều chấn động. Ai ngờ nổi đảng bỏ tư
tưởng Mao trong Ðiều lệ, tức là một bộ phận đã thấy cần chống sùng bái Mao, cần
mở xã hội thoáng hơn.
Chẳng hạn một
hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện với cả nghìn sinh
viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh viên tới tấp truyền tay
nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu, ông đọc to: Trung Quốc nghèo,
dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt Nam?
Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi
chấm dứt viện trợ cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên
Hồi Giáo sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống
đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức.
Chu Ân Lai
giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng
có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để
cho chúng nó áp sát bên cạnh?
Vụt hiện ra
hình ảnh ngày niên thiếu: các dịp lễ lớn, cửa hàng lớn thường thuê du côn bảo vệ
chống dám du côn khác... nhưng lại vội gạt đi ngay, mặc dù trong lòng rất ớn, xấu
hổ.
Cái ngượng
này lớn hơn cái ngượng năm 1953 tôi đã trải trong cuộc họp kiểm điểm giữa quân
chí nguyện ta và Pathét Lào do Phumi Vongvichít cầm đầu. Bạn phê bình ta “khinh
bạn” “bắt nạt” “nước lớn” v.v... (một tiểu đoàn trưởng của ta cưỡi ngựa đi,
gần năm cây số nhớ ra đã bỏ quên điếu cầy - kỷ niệm của bạn bè trong nước - thế
là bắt anh cần vụ Lào chạy về chỗ vừa bỏ đi để lấy bằng đựơc điếu cầy đem lại)
nhưng đến vấn đề này thì tôi ngượng nhất: bạn đề nghị được nhận viện trợ thẳng
từ Trung Quốc, Việt Nam cũng như Lào thôi mà, đứng ở giữa làm người phân phát
làm gì cho phiền phức cả ra.
Rõ ràng là
Lào sợ ta ăn hớt. Có khi còn muốn bung khỏi khối Việt - Miên - Lào để chơi hẳn
vớiTrung Quốc.
Cụ Hồ giải
thích: Liên Xô, Trung Quốc đã quyết định như thế thì Lào và Việt Nam cứ như thế.
Tôi lại nghĩ
Lào quan hệ thẳng với Trung Quốc đã sao. Chưa biết ta cũng cần phên giậu che chắn,
cần đất của người để làm đường, mở căn cứ đóng quân. Vả chăng có làm cầu thì ta
mới vào cầu...
Bây giờ nghe
sinh viên Trung Quốc đòi mặc kệ Việt Nam, tôi thật muốn chui xuống đất. Lưu học
sinh các nước đầy ra kia…
Một hôm tôi
bắt gặp cô con gái nguyên soái Hạ Long, Hạ Tử Trinh gì đó, nhỏ nhắn, xinh đẹp,
đứng bên đường trong campus, gần túc xá cô nói hơi gắt giọng: - Song nên chung
sống hoà bình, không nên chiến tranh. Bu shi wei le dang bing er jen men chu sheng.
Ngưởi ta không phải sinh ra để làm lính.
Cô đã vượt
sông Áp Lục - ít nhất con cái các ông to Trung Quốc đều nếm bom đạn thật ở chiến
trường. Bố cô đã bị lôi ra gọi là “tên thổ phỉ hai tay hai con dao bầu” rồi bức
chết trong Cách mạng Văn hóa. Chồng cô, giáo viên sử, bỏ cô vì bố cô là xét lại
phản động đi đường lối tư bản (tức kinh tế thị trường).
Bây giờ cô
chuyên sưu tầm tài liệu về những người bị đàn áp tàn khốc và chết tủi nhục
trong cái phong trào điên loạn do lãnh tụ gây nên.
* * *
Cuộc sống đòi
Ðảng phải có biến pháp. Đảng bèn ra nghị quyết chỉnh đảng. Đăng trân trọng trên
các báo. Chỉnh đảng lần này là một cuộc “thiêu cháy đảng.” Thiêu cháy cho đảng
đuợc tái sinh như con phượng hoàng trên đống tro tàn trong huyền thoại.
Đảng kêu gọi
toàn đảng toàn dân hãy thẳng thắn vạch trần mọi sai lầm, khuyết điểm của đảng
ra. Thiêu đảng là yêu đảng. Càng yêu càng thiêu.
Đề ra “năm cái khí” phải xóa: quan khí (quan
liêu, khinh dân), mặc khí (bàng quan, mặc kệ mẹ nó), mộ khí (uể oải chợ chiều)
và hai khí nữa tôi không nhớ.
Đảng lập tức
phát động ở khắp hang cùng ngõ hẻm một cao trào dân chủ nói thẳng, nói thật. Lập
diễn đàn cho ai ai cũng lên nói đuợc. Nói chưa thỏa thì viết báo chữ to dán đầy
các bức tường. Hết chỗ dán - dán chồng, dán đè lên nhau dầy tới cả đốt tay -
thì dán xuống đất...
Bắc Kinh đại
học lại đi đầu trong cao trào thiêu đốt đảng. Một sinh viên vật lý chứng minh bằng
phương trình x, y, z sự phá sản không thể cứu chữa của chủ nghĩa Mác - Lê...
Nhân Dân nhật báo “không” kém ai. Dành hẳn trang nhất cho các ý kiến đòi đa đảng,
chia quyền lãnh đạo đất nước như ý kiến của La Long Cơ, Trương Bá Quân, người đứng
đầu một đảng dân chủ. Bảo giai cấp công nhân có sứ mạng lãnh đạo là vô căn cứ,
giai cấp tư sản cũng phải được lãnh đạo... Một bài báo nói trắng ra ngày xưa Quốc
Dân Đảng bỏ tù, xử bắn Cộng Sản Đảng là đúng vì luật pháp đề ra là phải trừng
trị những người phá rối trật tự xã hội. Đáng chú ý bài “Tôi căm thù, tôi lên
án” của nhà viết kịch Ngô Hàm đả Chương Bá Quân, La Long Cơ, ông này trí thức ở
Mỹ về từng nói chúng ta đại tri thức đã bị đám ít trí thức lãnh đạo. Tám năm
sau, hiểu chân tướng đảng, Ngô Hàm viết kịch bênh Bành Đức Hoài, chống Mao và bị
thủ tiêu vì tội ở trong nhóm phản cách mạng “Thôn ba nhà” gồm Đặng Thác, Liêu Mạt
Sa, nhà thơ và ông.
Báo đảng
đăng một bài của Trần Kỳ Thông, cục trưởng tuyên huấn Giải phóng quân, tác giả
của vở kịch “Thiên sơn vạn thủy” đang nổi tiếng phản đối các ý kiến đòi đa đảng,
chia quyền lãnh đạo. Thì hôm sau báo đăng ngay một bài bác lại. Đồng thời thông
báo nghị quyết phê bình Trần Kỳ Thông đã dội nước lạnh vào hùng khí quần chúng
đấu tranh thiêu đảng.
Ông đã bị
giáng cấp xuống còn thiếu tướng. Ai dám nghĩ ông là chân gỗ? Cả tháng sôi sục
thiêu đảng như vậy. Xem vẻ ngọn lửa này không bao giờ nguội được nữa. Một báo
chữ to ở Bắc Kinh đại học viết: Chỉ cần Lão Vương hạ đài là Trung Quốc lại
thanh thiên bạch nhật. Thanh thiên bạch nhật còn hàm ý chỉ lá cờ của Trung Hoa
Dân Quốc.
Tôi thật sự
sống những ngày hội tưng bừng dân chủ. Không ngờ là một canh bạc bịp quy mô quốc
gia. Cú lừa lịch sử... Nhưng cú lừa đập vào mặt tôi và giúp tôi dần tỉnh lại.
(CÒN TIẾP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét