Chương 28 - Tai họa do con người mang đến
Khi Phồn Di về đến nhà thì Bình Thành vẫn chưa đi làm về.
Chị lo lắng đi đi lại lại trong phòng. Mình làm sao thế này? Liệu có
phải bị điên rồi chăng? Hay là, việc phát hiện ra Bình Thành chính là
"Tinh Hỏa" khiến mình bị sốc quá nặng? Chuyên án "Nguyệt Quang xã" đã
đập nát tình yêu của mình, tàn phá tuổi xanh của mình, phải chăng anh ta
đang cần tìm đến sự thăng bằng, và tìm cách bù đắp? Hay là vì mình ngờ
ngợ rằng Bình Thành liên quan đến toàn bộ "vụ án mưu sát 405"?
Nhưng vừa rồi chị đến đại học Giang Kinh tiếp xúc với các sinh viên
Viện y học lâm sàng, họ đều hết lời ca ngợi Bình Thành rất có phương
pháp công tác, giản dị dễ gần. Phồn Di không hiểu ra sao nữa.
Càng nghĩ chị càng thấy mình rất mù mờ thậm chí có phần kì quái. Tuy
nhiên chị vẫn cứ mở tủ quần áo định lục tìm trong túi áo của Bình Thành,
có lẽ sẽ thấy một cái gì đó có thể chứng minh cho phỏng đoán của chị.
Nhưng lục khắp lượt các túi áo túi quần vẫn không tìm thấy một thứ gì
gọi là có giá trị tư liệu. Cuối cùng chỉ còn đám giầy dép để dưới sàn
là chưa kiểm tra. Liệu có cần thiết không? Chẳng lẽ anh ấy giấu cái gì
đó quan trọng trong giày dép? Mình suy nghĩ thật vớ vẩn.
Tuy nhiên, tác phong tỷ mỉ cặn kẽ vốn có vẫn thôi thúc chị ngồi xuống
ngắm kĩ các đôi giầy. Giày của Bình Thành phần lớn là giầy thể thao và
giày bata để chạy bộ, vì anh thường đi làm bằng xe đạp, đến trường lại
đi lên hơn chục tầng cầu thang cho nên rất ít khi đi giầy da. Anh chỉ đi
giày da trong những trường hợp giao tiếp chính thức, ví dụ đi họp, tiếp
khách từ bên ngoài hoặc gặp gỡ lãnh đạo. Nếu đi công tác, anh thường đi
giày thể thao cho thích hợp với đường xa, và mang thêm 1 đôi giầy da để
dự các cuộc họp.
Chị chợt nhận thấy có một đôi giầy thể thao mà phần áp sát đề giầy
lại có một vệt màu hồng. Chị nhìn thật kĩ, sờ vào phía trong giầy rồi
lại lật xem đế giầy. Mắt chị bỗng sang lên.
Mặt đế giầy cũng giống như mặt đế của các đôi giầy thể thao thường
thấy, có hàng chục đường rãnh lớn nhỏ, nhiều đường rãnh còn bám một ít
bột mầu đỏ tía. Giơ lên trước ánh sáng mặt trời có thể thấy một số đốm
lấm tấm xanh xen trong mầu tía. Phồn Di rùng mình, cảm thấy hơi chóng
mặt.
Lẽ nào lại đúng là như thế?
Chị lấy một túi ni lông có sẵn mép gấp, dùng lưỡi dao nhỏ cạo một ít chất bột ấy...
Ngoài cửa có tiếng chìa khóa cho vào ổ rồi mở cửa. Phồn Di vội giấu ngay túi ni lông.
- Chiều nay em đi đâu vậy? Anh gọi điện về, không thấy em ở nhà. - Bình Thành hỏi có vẻ như chỉ là thuận miệng.
- Có việc gì không ạ? Chả lẽ em cứ phải ngồi nhà để chờ điện thoại của anh à? - Phồn Di bình thản đáp.
- Tất nhiên không phải thế. - Bình Thành nói - Anh sợ em ở nhà một mình buồn, đang định khuyên em nên năng đi ra ngoài.
- Em đã đến đại học Giang Kinh, từ sinh viên cho đến giáo viên đều ca
ngợi anh, em thấy rất tự hào. - Phồn Di cũng chẳng rõ tại sao mình lại
bịa thêm.
- Thế ư? Anh vẫn tưởng em chả bao giờ muốn bước vào đại học Giang Kinh nữa. - Bình Thành ngạc nhiên nhìn vợ.
- Có lẽ, thời gian thực sự có thể làm nhạt phai tất cả! Hoặc cần nói
là, sự chín chắn là một quá trình không đơn giản. Em đã thấy khá hơn
nhiều, sẽ không chìm đắm trong ký ức nữa. - Chị cũng nhìn Bình Thành,
muốn có thể tìm thấy một số đáp án trong mắt anh.
Nhưng chị chỉ nhìn thấy một đôi mắt rất sâu, rất đen. Chị không nhận ra điều gì khác.
17h ngày 15 tháng 6
Công viên nghĩa trong quốc tế Rochesea nằm ở ngoại ô phía tây nam
Giang Kinh, phía tây giáp hồ Chiều Dương, phía bắc giáp khu lãnh sự quán
cũ, phía đông là quần thể các vi la kiểu cũ. Âu Dương Sảnh đứng ở cổng
nghĩa trong ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, cô thầm tấm tắc:
- Vị trí của
nó đúng là khu nhà của họ Tiêu ngày xưa.
Sảnh đã nhận ra Phồn Di, hai người khẽ chào nhau rồi bước vào nghĩa trang.
- Cháu đoán, chắc là cô đã xây bia tưởng niệm cho chú Tiêu Nhiên ở đây đúng không ạ?
- Cháu cứ như là thành tinh rồi.
- Dễ đoán thôi mà, hôm nọ cháu nghe nói cô về đúng vào dịp này, không
về sớm hơn cũng không về muộn hơn, nên cháu đoán cô có nỗi niềm này.
- Thử đoán nữa xem, hôm nay tôi hẹn gặp cháu để làm gì nào?
- Chắc là sẽ cho cháu biết thêm các tình tiết về thầy Bình Thành?
Phồn Di gật đầu:
- Tôi có một số ý nghĩ mà chính tôi cũng không muốn tin là nó sẽ đúng.
Sảnh dừng bước, ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
- Cô đã nói thế, cháu liên
hệ với những điều có nói lúc sáng thì cháu có một lập luận táo bạo - có
lẽ sẽ kỳ quái hơn cả sự tưởng tượng của cô - cô nghe rồi, xin cô đừng mắng cháu! - Sảnh nói.
- Không đâu. Tôi hiểu, tất cả mới chỉ là suy đoán.
- Cô còn nhớ, đêm 15 và sáng sớm ngày 16 tháng 6 năm đó, chú Bình Thành luôn ở bên cô phải không?
Phồn Di chợt đỏ mặt:
- Hồi ấy đâu có "thoáng" như ngày nay? Chuyện yêu
đương là điều không được tự do công khai, hồi đó anh ấy tựa như người
anh quan tâm đến cô em là tôi. Đêm đó tôi ngồi ở ký túc xá của anh ấy
đến lúc nào, không nhớ nữa nhưng chắc chắn không quá 11h đêm. Cháu định
nói anh ấy...
- Cháu xin nói lại: cháu chỉ phỏng đoán thôi. Cháu cho rằng chồng cô -
thầy Thành của bọn cháu - có liên quan đến cái chết của hai người Tiêu
Nhiên và Trịnh Kình Tùng. Chú ấy mượn tay tổ điều tra để bức tử chú Tiêu
Nhiên, vì chú ấy muốn mãi mãi được sở hữu cô, và biết rằng nếu không
trừ khử chú Tiêu Nhiên thì trái tim cô vẫn mãi mãi thuộc về người yêu
đầu tiên đầy tài hoa ấy. Kình Tùng đã bán rẻ Tiêu Nhiên, thì vừa khéo
thỏa mãn nguyện vọng của chú ấy!
- Nếu là Kình Tùng bán rẻ Tiêu Nhiên, thì tại sao Bình Thành phải hãm hại Kình Tùng?
- Chú Kình Tùng bán đứng chú Tiêu Nhiên, chắc là vì biết chú Bình
Thành là tổ trưởng tổ điều tra chuyên án, nếu chú Tùng còn sống trên đời
thì sẽ có ngày chú ấy vạch rõ vai trò thật sự của chú Thành, nếu thế,
chú Bình Thành sẽ không thể có được trái tim của cô. Và, sau khi trừ bỏ
chú Tùng rồi, chú Thành có thể cứ thế mà gán cho cô "công lao" bán đứng
chú Tiêu Nhiên, sẽ có lợi cho tương lai của cô! Một công đôi việc.
- Cũng hơi có lý, nhưng tại sao kết luận lại là Tiêu Nhiên và Kình
Tùng cùng nhảy lầu từ phòng 405? Nếu đúng là Bình Thành đã ra tay thì
tại sao có thể cùng một lúc hãm hại hai người?
Phồn Di nghĩ chính mình
đang nghi ngờ chồng là hung thủ sát nhân, chị thấy toàn thân mình run
rẩy.
- Cô đừng quên rằng, chú Tiêu Nhiên viết nhật kí, là để chuẩn bị cho
tự sát, cho nên chú Bình Thành chỉ cần giết có một người - là chú Trịnh
Kình Tùng. Chú Tùng biết võ thuật nên nếu đọ sức chưa chắc chú Thành đã
đáng là đối thủ, và cùng sẽ để lại nhiều vết vật lộn. Nhưng nếu bị đánh
trộm, thì dù chú Tùng có quyền cước cũng phải ôm hận nơi chín suối" Vấn
đề cần giải thích cho xuôi là, nếu chú Tùng bán đứng chú Tiêu Nhiên,
thì tại sao chú ấy lại có mặt trong kí túc xá của chú Tiêu Nhiên?
Phồn Di im lặng một lúc, rồi nói:
- Sảnh không được nhìn thấy hai
người ấy thân nhau như thế nào! Đúng như hai anh em! Nghe Tiêu Nhiên
nói, cha Tùng mất sớm, mẹ thì đoảng cho nên họ đã bị người quản lý cuỗm
sạch gia sản. Cho nên trong phút chốc nhà ấy biến thành vô sản, ông bác
của Tiêu Nhiên nể tình quen biết cũ, thỉnh thoảng có tiếp tế cho hai mẹ
con Tùng. Tôi cho rằng, dù muốn kiếm chác cái nhãn mác cách mạng nên
Tùng phải bán đứng Tiêu Nhiên, nhưng Tùng vẫn có tình nghĩa, sẽ không để
Tiêu Nhiên tự sát. Chắc chắn anh ta biết rằng mọi thành viên của
"Nguyệt quang xã" đều nhẩy lầu tự sát, cho nên anh ta sẽ rất chú ý đến
mọi động tĩnh của Tiêu Nhiên.
Sảnh gật đầu:
- Và, nhật ký viết rằng, khi chú Tiêu Nhiên sắp bị đưa ra
xét xử lần cuối, ủy ban Cách mạng đã cử hồng vệ binh giám sát chú Tiêu
Nhiên. Rất có thể chú Kình Tùng là một trong số những người đang giám
sát chú Tiêu Nhiên. Cháu đoán là thế này: sau 0h ngày 16 tháng 6, chú
Tiêu Nhiên quyết định sẽ làm theo các thành viên Nguyệt Quang xã trước
đó, sẽ chết để tỏ rõ sự trong sáng của mình. Lúc chú ấy đang chuẩn bị
nhảy lầu thì chú Kình Tùng đang giám sát chú Tiêu Nhiên, không nỡ nhìn
bạn mình chết, bèn chạy đến can ngăn, tình hình cụ thể cháu không biết
nhưng chắc là chú Tiêu Nhiên đã đứng lên bậu cửa sổ nên chú Tùng mới
biết là định nhảy lầu. Vậy chú Tùng sẽ làm gì đây? Khuyên bảo thì ích
gì? Chú ấy vốn hành động rất mau lẹ, có lẽ đã tóm chặt hai chân chú Tiêu
Nhiên đang cố giãy giụa để nhào người ra.
Lúc này, nếu chú Bình Thành bỗng chạy đến thì sẽ nhận ra ngay đây là
cơ hội để bắn một mũi tên giết hai con chim, thì chú ấy sẽ làm gì? Chú
Tùng đang tập trung vào việc giữ chú Tiêu Nhiên, thì sẽ không đề phòng
gì cả, trọng tâm cơ thể đang lệch ra phía ngoài cửa sổ, thậm chí là đang
rất bấp bênh. Lúc này chú Bình Thành chỉ cần nhẹ chân bước đến đẩy cho
chú Tùng một cái hoặc bốc hai chân chú Tùng lên thì đồng thời giết được
cả hai.
Ngoài Diệp Hinh ra thì Thẩm Vệ Thanh là nữ sinh điều tra nhiều nhất
về vụ án bí hiểm này, chị ấy biết được những gì thì cháu chịu, nhưng
chắc chắn là đủ để khiến chú Bình Thành phải hoảng sợ. Vệ Thanh năm xưa
nhẩy lầu, may mắn thoát chết nhưng chấn thương sọ não, không nhớ được
những chuyện xưa kia thì chú Bình Thành có thể ung dung miễn lo âu.
Nhưng khi biết tin Hinh đi Nghi Hưng thì chú Bình Thành bỗng thấy lo
ngại. Nhân có chuyến công tác Nam Kinh chú ấy bèn đến ngay Nghi Hưng.
Chú ấy ngầm theo dõi, thấy Hinh đến nhà Vệ Thanh, bèn nghe lỏm câu
chuyện của hai cô gái, thấy Vệ Thanh không nói gì cũng yên tâm, nhưng
sau khi Vệ Thanh cân nhắc suy nghĩ lại và chuẩn bị kể với Hinh về lịch
sử "Nguyệt quang xã" thì chú Bình Thành lo sợ quá khứ đen tối của mình
bị phơi bầy bèn xông vào nhà Vệ Thanh đẩy chiếc xe lăn ra ban công. Cũng
chỉ cần đẩy nhẹ là đủ giết hại Vệ Thanh. Cô Phồn Di, cô vẫn bình thường
chứ ạ? Cháu chỉ thuần túy suy đoán thôi, chứ không có bằng chứng gì.
Sảnh ngừng nói, sợ cô Phồn Di sẽ không chịu đựng được nổi cú sốc quá dữ
dội này.
- Nói thực tình tôi đã cảm thấy khá hơn nhiều rồi, xem ra không chỉ mình tôi có cách nghĩ điên rồ như thế này.
- Cháu đoán rằng hai tay anh ấy hẩy lên chính là động tác anh ấy đã làm trong lúc mộng du.
- Điều này còn khiến tôi sợ hơn, nếu những điều suy đoán của cháu đúng
sự thật thì chúng ta nên làm thế nào? Chỉ căn cứ vào những tư liệu hiện
có rồi miễn cưỡng suy đoán thì chắc chắn là không thể tố cáo được.
Phồn Di kể với Sảnh về việc mấy tấm vé tầu xe không khớp nhau rồi nói:
- Tôi hỏi thêm câu này: gia đình Thẩm Vệ Thanh ở thị trấn Tân Ngụy huyện
Nghi Hưng, vùng đó có sản phẩm gì đặc sắc?
- Tất nhiên là ấm Tử Sa ạ!
- Tôi phát hiện thấy đôi giày thể thao của Bình Thành và trên thảm
chùi chân ở cửa nhà chúng tôi đều có những bụi đất màu đỏ tía hơi sẫm.
Ngày trước tôi sang Mỹ làm việc tại một trường đại học, có quen một
nghiên cứu sinh vốn làm tại sở nghiên cứu mỏ địa chất, sau đợt nghiên
cứu đó anh ấy đã về nước. Tôi cầm một ít bột đất này lên nhờ anh ấy phân
tích giúp, được kết luận là bùn sét Đoàn Sơn, chỉ riêng Nghi Hưng mới
có, là một thứ đất sét hỗn hợp cát đỏ, dùng để nung ấm chén gốm Tử Sa.
Quê tôi ở Vô Tích nên tôi đã nhiều lần qua Nghi Hưng. Ở đó có một số thị
trấn, cảnh tượng chế tác gốm sứ rất nhộn nhịp, khắp ngõ xóm nhỏ nào
cũng mở một lò nung gốm. Đất sét nhỏ được xe ba bánh hoặc xe tải chở
đến, lúc trút đất xuống thì rơi vãi là chuyện thường, nếu không có người
quét dọn mặt đường thì đất đỏ sẽ dính vào giày dép người đi bộ. Tôi cho
rằng kẻ gây án sẽ không để lại vết chân ở hiện trường nhà Vệ Thanh
nhưng chắc chắn khi đi trên phố kẻ ấy không thể đi bít tất cho đế giầy!
Sảnh liên tiếp gật đầu:
- Theo cháu dường như có thể khẳng định được rồi. Nhưng giờ cô nghĩ sao, đã nên đi báo công an chưa?
Phồn Di thở dài:
- Tôi thật sự không biết nữa, đầu óc tôi đang rối
bời", chị mở túi xách lấy một túi ni lông có miệng gấp kín, một chiếc
phong bì lớn, đưa cho Sảnh.
- Trong túi này là bột đất Tử Sa dính ở đề
giầy anh ấy, trong phong bì là bản phô tô các tấm vé tầu xe mà tôi vừa
nói với cháu, hãy giữ một bản, ngộ nhỡ anh ấy cảm thấy ngờ ngợ điều gì
đó sẽ tiêu hủy chứng cứ.
- Cô Phồn Di đã thấy lo ngại thế này thì rất nên báo công an - cho dù
cuối cùng không điều tra được điều gì. Nếu chú ấy là người thật sự tử tế
như biểu hiện mà chúng ta vẫn thấy thì chú ấy sẽ không nặng lời trách
cứ cô đâu.
Phồn Di đưa tay lên áp đầu, thở dài:
- Để tôi nghĩ thêm xem sao.
Cả hai vừa nói chuyện vừa đi đến một bia mộ nhỏ, bia đặt rất đơn
giản, chỉ khắc hai chữ Tiêu Nhiên. Một bó hoa tươi đặt trước tấm bia,
cánh hoa đang nhẹ rung theo gió.
Phồn Di nói:
- Anh ấy phải xa cha mẹ từ
nhỏ, về sau vợ chồng ông bác lần lược qua đời, anh ấy lại bị oan khuất
rồi tự sát, lúc chết không có ai thân thích ở bên. Tôi lại quá nhu
nhược, không có nổi đủ can đảm để đến gặp anh ấy lần cuối. Chắc anh ấy
rất hận tôi, đôi lúc tôi vẫn nghĩ nếu tối hôm đó tôi đến gặp anh ấy thì
chưa chắc anh ấy đã đến chỗ tuyệt vọng.
Sảnh định nói là trong nhật ký của Tiêu Nhiên cũng có viết cái ý đó,
nhưng thấy Phồn Di hai hàng lệ tuôn trào, cô bèn kìm lại không nhắc đến
nữa.
Sảnh chợt sững người và nói ngay:
- hôm nay đã là 15 tháng 5, chúng ta
đã đoán ra một số nguyên nhân hậu quả xung quanh "vụ mưu sát 405" nhưng
vẫn chưa biết đề phòng tai nạn thế nào và vẫn có linh cảm chẳng lành.
Cháu đã dặn Diệp Hinh phải ở lỳ trong nhà cháu không được đi đâu vì sẽ
gặp bất trắc.
Thế nhưng vào lúc này Hinh đã rời nhà Sảnh.
Cách đấy vài phút cô nhận được cú phôn lạ lùng, một giọng nam giới ở đầu dây bên kia "Diệp Hinh phải không?"
Hinh bỗng cảnh giác: chỉ có đôi ba người biết mình đang ở nhà Sảnh,
sao bỗng mọc ra một người lạ, lại còn biết cả số điện thoại nhà Sảnh?
-Xin hỏi anh là ai?
- Tôi là cháu bà Uông Lan San, là người nhà duy nhất còn sống của bà
ấy. Tôi đang ở trạm điện thoại công cộng của bệnh viện trực thuộc số 2.
Bà ấy... bà ấy sắp nguy đến nơi, bác sĩ đã dặn tôi chuẩn bị lo liệu hậu
sự. Vào lúc lâm chung này, bà San nói là muốn gặp cô, có một thứ quan
trọng muốn giao cho cô, và dặn dò những điều hệ trọng nữa... Tôi... tôi
biết, lời đề nghị này có phần hơi quá vì cô và bà bác tôi không phải
thân thích gì nhưng tôi vẫn mong cô sẽ đến để bà bác tôi được thỏa mãn
một nguyện vọng cuối cùng. Hơn nữa việc này cũng liên quan đến "vụ mưu
sát 405"
Hinh vẫn không buông lỏng cảnh giác:
- Tại sao anh lại gọi được đến đây?
- Bác tôi cho tôi số điện thoại này.
- Để tôi nghĩ xem có nên đi hay không đã.
Hinh vội dập máy, hít sau
một hơi. Đi gặp bà San vào lúc này, Hinh linh cảm có sự nguy hiểm, nhưng
lại thấy mình không thể không đi. Một bà lão sắp chết, đoạn kết của một
sự bí hiểm, sao mình có thể bỏ lỡ? Giao lưu với bà San trong một tháng
qua căng thẳng chẳng khác gì làm xiếc đi trên dây thép, có oán hận có
cảm kích, và cả bất đắc dĩ nữa, một thứ tình cảm hết sức khó hiểu đã nảy
sinh.
Khi vào đến buồng bệnh của bà San, Hinh thấy linh cảm kinh hãi ấy
càng thêm dữ dội, trong phòng chỉ có bà San đang nằm trên giường, và
Hinh nữa, không có ai khác.
Hinh hỏi cô y tá, có phải cháu bà San đến thăm bà ấy không thì cô y
tá trả lời:
- Bà lão này không hề có người nhà ở Giang Kinh. Ngoài cô ra
thì chỉ có các bác sĩ của bệnh viên tâm thần ra vào đây! Bà ấy sắp đi
đến nơi, bác sĩ điều trị dặn chúng tôi phải trông nom sát sao, có lẽ một
lúc nào đó sẽ phải cấp cứu lần cuối cùng.
- Nhưng vừa nãy có người gọi điện cho cháu, họ xưng là cháu bà San.
- Lúc nãy bà San bảo tôi đẩy xe lăn đưa bà ấy đi gọi điện thoại. Trong
mấy ngày qua đó là lúc bà ấy tỉnh táo nhất. Tôi đang nghĩ đây là hiện
tượng đèn tắt chợt sáng (chỉ hiện tượng người sắp chết bỗng trở nên rất
tỉnh táo khỏe mạnh). Đúng thế: sau khi gọi xong điện thoại, bà ấy lặp
giọng ngượng ngịu rồi ngủ lịm đi".
Cô y tá nhìn Diệp Hinh:
- Cô là Diệp
Hinh phải không?
Hinh gật đầu, thầm nghĩ tức là bà San lại sắm vai người cháu để gọi điện cho mình. Bà ấy muốn cái gì nhỉ?
Cô y tá nói:
- Cô nhìn cái hòm giấy của bà ấy mà xem, không hiểu sao
bà ấy lại dán tên cô vào đó! Tôi hỏi có phải bà muốn giao nó cho Diệp
Hinh không, thì bà ấy gật đầu.
Hinh khẽ bước đến bên giường bà San, đứng đó một lúc. Bà San vẫn ngủ, hoàn toàn im lặng.
- Bà cần gì ạ, bà muốn cháu làm điều gì không? Tại sao bà gọi cháu
đến? - Hinh khe khẽ hỏi, nhưng cũng lại rất lo sẽ đánh thức bà San tỉnh
giấc.
Bà San bỗng mở to mắt ra, Hinh giật mình hoảng hốt. Cô nhận ra đó
không phải đôi mắt của bà San mà là đôi mắt hơi man dại của một người
trẻ tuổi, lại có vẻ quen quen.
Bà San giơ một tay ra như có ý muốn cô Hinh đỡ bà ngồi dậy.
- Bà muốn ngồi dậy à?
Bà gật đầu.
Hinh đỡ bà ngồi dậy, nhưng bà lại cố đòi xuống giường, Hinh lung túng đỡ bà và giữ cả giá treo bình dung dịnh muối.
Hinh ngẩn người.
Bà San mặc bộ váy dài màu trắng, trước kia Hinh đã nhìn thấy trong
cái đêm bà San đóng vai Trang Ái Vân. Thảo nào trông ánh mắt này quen
quen, chính là của Trang Ái Vân.
- Bà là Trang Ái Vân à?
Hình như bà San không nghe thấy, mắt bà hướng ra phía cửa sổ buồng
bệnh. Hinh hơi lưỡng lự, rồi cũng dìu bà bước ra đó. Bà San đứng bên cửa
sổ, thấp thoáng nét cười trên khuôn mặt, đôi môi khe khẽ mấp máy
nhưng không thành tiếng. Hinh quan sát hình dáng miệng kết hợp với uy
đoán, nhận ra rằng bà San đang hát bài Khúc ca trăng.
Lòng Hinh nặng trĩu, cô càng ngày càng cảm thấy bà lão bí hiểm kỳ
quái này đáng thương. Hầu như trong cả cuộc đời bà phái sống trong thế
giới của người khác, cho đến khi bệnh trọng khó qua mà vẫn còn đang mô
phỏng thần tượng của mình thời thanh xuân, giống như bi kịch một hoàng
hậu màn bạc thưở xưa.
Nghĩ đến đây, Diệp Hinh chợt nhận ra rằng chuyện này dường như càng
minh chứng cho tác dụng của việc ám thị tâm lý - bà San đã tưởng tượng
mmình là các loại nhân vật đầy bi kịch nằm trong bệnh viện tâm thần thì
kết cục của bà sẽ càng bi đát hơn, nếu mình cũng thế, giả tưởng mình là
một nạn nhân của "vụ mưu sát 405" thì có lẽ cũng đi lạc vào nẻo đường
tăm tối chăng? Đúng vậy, cho đến bây giờ mình vẫn nghĩ chắc chắn mình
khó mà thoát nạn, còn bà San thì lần nào gặp mình cũng nói thế. Tại sao
mình không thể thản nhiên gạt điều ấy sang một bên nhỉ.
- Bởi vì cô thực sự không thể thoát được, dù có gạt đi như thế nào đi nữa thì chẳng qua cũng dối mình, dối người mà thôi.
Hinh cảm thấy hình như Trang Ái Vân đứng cạnh đang nói.
Bà San nhìn Hinh, ánh mặt ngạo nghễ và lạnh lùng.
- Trang Ái Vân, ngày trước bà tiên đoán kết cục của con trai bà là một
khuôn mặt giập nát, khiến người ta nhìn thấy sợ hãi, có phải âm hồn dai
dẳng cùa bà đã hãm hại các nữ sinh kia không?
Bà San lắc đầu.
- Bà biết không, lời tiên đoán đã in sâu trong tiềm thức của Tiêu
Nhiên, dù ít hay nhiều thì cũng đã tác động đến Tiêu Nhiên lựa chọn rẻ
rúng cuộc đời mình. Có phải vì cái linh cảm ấy mà bà đã mặc bệnh tâm
thần phân liệt? Vì quá yêu thương Tiêu Nhiên con trai mình nên bà không
thể thoát ra khỏi cái linh cảm ấy, rốt cuộc đến tâm thần phân liệt?
Hinh càng nói càng hăng nhưng lại cảm thấy quá ư hão huyền, bà lão
đứng bên cô chỉ là một kẻ sùng bái Trang Điệp, mình nói thế này thì có
ích gì?
Nói ra những điều này liệu có thay đổi được định mệnh của cô không? Cô vẫn không thể thoát được kia mà.
Dường như đó là lời cảnh cáo của Trang Ái Vân.
Hinh nhìn kĩ đôi môi bà San. Đúng là nó hơi mấp máy.
- Bà nói gì ạ? - Hinh nghĩ, dù người này là bà San hay là Trang Ái Vân cũng được, bà ta đang định nói với cô một điều gì đó.
Bà San đang nhắc lại ba chữ. Hinh ghé tai sát vào miệng bà ta, cuối cùng nghe ra, đó là ba chữ: "Trả lại tôi"
- Trả lại bà cái gì ạ? Những thứ trong hòm giấy ạ? Cháu không lấy đâu, thế là được rồi chứ ạ?
Bà San lắc đầu, toàn thân run rẩy như sắp ngã sụp xuống. Hinh vội đỡ
bà và nói;
- Cháu đưa bà vào giường nằm nghỉ nhé, bà đứng lâu quá rồi.
Bà San há miệng hớp hớp và thở dốc, toàn thân chao đi càng dữ hơn.
Bỗng nhiên, hình như bà dốc hết sức lực toàn thân, hai tay bám chặt đôi
vai Hinh, giọng phều phào:
- Khi nào cô đến thì cô đừng quên mang trả tôi
chiếc lược.
Đấy là câu nói cuối cùng trong đời của bà Uông Lan San.
Cái lược nào nhỉ?
Hinh nén tâm trạng u uất, cố gắng suy nghĩ.
Cấp cứu đã kết thúc, không thể cứu vãn sự sống của bà San. Hinh không
xác định được mình có nên cầm cái hòm giấy của bà San đã cho cô hay
không, nhưng cô vẫn mở ra để xem có "cái lược" nào không?
Chỉ toàn là sách.
Ngoài vài cuốn viết về nghệ thuật biểu diễn mà Hinh đã nhìn thấy, cô
bất ngờ phát hiện một số sách y học viết về bệnh thần kinh và não khoa,
và còn cả tài liệu ngoại văn nữa. Xem ra, bà San nằm viện tâm thần lâu
năm nhưng không phải là không nghĩ gì, bà đã bắt đầu tìm hiểu về căn
nguyên bệnh lý của mình.
Hinh giở cuối Tân Kinh Lăng Thập nhị hoa - Nữ minh tinh màn bạc Trung
Quốc thập kỉ 40, lấy ra mấy trang giấy cắt từ các tạp chí cũ, ngắm nhìn
bức ảnh Trang Điệp đang đứng hát bên cửa sổ, Hinh lại thấy lòng mình
nao nao. Nhìn mái tóc dài của Trang Điệp, cô lại thấy xúc động, rồi nhìn
kĩ hơn... Ôi, Hinh bỗng kêu lên.
Cô thấy bên phải Trang Điệp kê một chiếc bàn trang điểm, trên bàn có
một số hộp son phấn, một thứ khiến cô phải dán mắt nhìn vào là một cái
lược kì lạ. Bìa bức ảnh lớn choán gần hết trang báo, nên Hinh có thể
nhìn rõ cái lược này có phần lưng khá rộng, nhiều răng, nó có hình chữ
U, có lẽ là một chiếc lược có thể vừa chải đầu vừa làm có thể cài lên
tóc.
Hinh lại nhìn bức ảnh chân dung Trang Điệp in ở phía dưới bài viết.
Đúng thế, trên đầu hoàng hậu màn bạc tài sắc tuyệt trền có cài chiếc cặp
tóc nạm kín đá quý.
Có phải cái lược mà bà San nói trước lúc nhắm mắt là cái lược này chăng?
Bà San nói "Khi nào cô đến thì cô đừng quên mang trả tôi chiếc lược".
Lúc đó bà ấy đã cảm nhận được cái chết" "Khi nào cô đến" tức là "khi nào
cô chết". Bà San nhận định mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, mà đến giờ
mình vẫn chưa bao giờ nhìn thấy cái lược này. Chỉ còn vài giờ nữa là
bước sang ngày 16 tháng 6, chẳng lẽ cái lược này bỗng nhiên xuất hiện?
Cứ suy luận như thế thì chẳng lẽ các nhân vật của "vụ mưu sát 405" đều phải nhìn thấy cái lược này hay sao?
Có lẽ có một người có thể trả lời câu hỏi này!
Vào gian phòng chuẩn bị trong khi nhà giải phẫu, Hinh gặp được ông Phùng:
- Hôm nay bác Phùng ở đây cả ngày à?
- Đúng thế, hôm nay tôi thay đổi thói quen làm việc và nghỉ ngơi, tôi
định ngồi đây đến sớm mai. Tôi tuy chả tin chuyện tà ma nhưng cũng không
muốn bất cứ chuyện tầm bậy nào xảy ra. Tôi chỉ mong sớm biết kết quả là
gì. Tôi bị các cô hành mãi như thế, đến nay tôi cũng hơi hơi mất tự
chủ. Cũng muộn rồi đấy, sao cô vẫn còn chạy loăng quăng mãi thế này?
Hinh nói:
- Cháu muốn hỏi bác một việc. Bác có nhớ năm xưa khi chú Tiêu
Nhiên nhảy lầu, thi thể được đưa đến đây, bên cạnh chú ấy có vật dụng
gì đáng chú ý không ạ? Bác đã thu gom tất cả các di vật của chú ấy đúng không ạ?
Ông Phùng ngây người, tay bóp bóp thái dương nghĩ ngợi, rồi lẩm bẩm:
- Liệu có phải cô nói về một thứ này không?
Ông ra hiệu cho Hinh đi theo
mình đến gian nhà kho nhỏ chứa thi thể, cầm ra một chiếc túi đựng giấy
tờ liên quan đến thi thể Tiêu Nhiên. Ông lấy ra một tờ biểu liệt kê,
nhìn kỹ rồi giơ ra trước mặt Hinh, chỉ vào một ô:
- Đây là vật duy nhất
tôi thấy là kỳ lạ, nó là một cái lược, rõ ràng chỉ dành cho phụ nữ. Tôi
còn nhớ nó có cái lưng rộng, răng dài và có lẽ dùng để cặp tóc nữa! Phần
lưng có gắn vài chục hạt đá quý, có màu đỏ màu đen... chắc là rất có
giá trị. Khi nhảy lầu tay Tiêu Nhiên nắm chặt cái lược này. Sau khi đưa xác đến đây tôi đâu dám giữ lại một vật quý giá như thế, đã nộp lên cấp trên rồi.
- Cháu đang định hỏi về cái này đây. Bác có biết sau này nó đi đằng nào không? Bác có thấy nó nữa không ạ?
Ông Phùng lắc đầu, khi quay lại nhìn thì Diệp Hinh đã chạy mất hút không thấy bóng dáng đâu nữa rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét