Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

BẰNG GOOGLE EARTH, MỘT CẬU BÉ 15 TUỔI ĐÃ KHÁM PHÁ RA DI TÍCH BỊ LÃNG QUÊN CỦA NỀN VĂN MINH MAYA

William Gadoury, một cậu bé đến từ Canada, không có cùng sở thích với các bạn đồng trang lứa...

Sử dụng ảnh chụp từ vệ tinh thông qua Google Earth và kiến thức thiên văn học, William Gadoury tin rằng mình đã khám phá ra một thành phố cổ đại của nền văn minh Maya.

Đến từ Quebec, Canada, cậu bé 15 tuổi đã đặt ra giả thuyết rằng xã hội Maya ngày xưa đã lựa chọn địa điểm xây thành phố và thị trấn của mình dựa vào các chòm sao trên trời. Cậu phát hiện thấy các thành phố được xây trên những vị trí ăn khớp hoàn toàn với những chòm sao lớn.

Nghiên cứu bản đồ vì sao kỹ càng hơn, William nhận thấy một điều lạ lùng. Lần theo một trong những chòm sao trong các trang sách, cậu phát hiện rằng nếu giả thiết của cậu đúng, một thành phố lớn còn thiếu để hoàn thành chòm sao.

Cậu bé chỉ ra rằng tổng số 117 thành phố Maya thiếu một thành phố. 
Theo giả thiết của chính cậu bé, thành phố ấy sẽ có vị trí tương đương 
ngôi sao đại diện của nó trên chòm sao.

Sử dụng những hình ảnh cung cấp bởi Cơ quan Vũ trụ Canada CSA trên Google Earth, William đã phát hiện thấy thành phố bí ẩn của mình. Vui mừng với phát hiện này cậu đặt cho thành phố một cái tên K’aak Chi, có nghĩa là "Miệng Lửa".


Theo Daniel De Lisle đại diện cho CSA, vùng đất mà cậu bé xác định được rất khó có thể được nghiên cứu vì thảm thực vật dày đặc của nó. Dù vậy bức hình cho thấy rõ những đường nét thẳng khá nổi bật từ trên cao.

Trên bản đồ ta có thể thấy những đường nét rõ ràng tạo thành 
hình vuông. Cậu bé William đến từ Canada đoán rằng đây là 
một chiếc kim tự tháp của một thành phố chưa được xác 
định trong các quyển sách lịch sử

William Gadoury giải thích rằng: “Những đường nét này ám chỉ rằng có một thứ gì đó ẩn chứa bên dưới chiếc mái lều thực vật này. Có đủ chứng cứ để có thể nghi vấn về một cấu trúc nhân tạo tồn tại”’.

Theo Armand La Rocque tại đại học New Brunswick, một bức tranh cho thấy mạng lưới giao thông nhân tạo và một khối hình vuông có thể là một chiếc kim tự tháp. Ông giải thích rõ hơn: “Một khối hình vuông không bao giờ tự nhiên cả. Khả năng rất cao đây là một thứ được con người xây nên thay vì là một hiện tượng tự nhiên. Khi kết hợp những dữ liệu này, ta có nhiều bằng chứng thể hiện sự tồn tại của một thành phố thuộc nền văn minh Maya ngày xưa”.

Theo các nhà khảo cổ học, đây có lẽ là một trong những 
di tích lớn nhất về thành phố thuộc nền văn minh Maya.

Nghiên cứu của cậu bé sẽ được trình bày tại Triển lãm Khoa học Quốc Tế tại Brazil vào năm 2017.

Tham khảo Independent

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét