Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

TIN KHÓ TIN: NGƯỜI TRUNG QUỐC "LÀM LOẠN" Ở NHA TRANG, NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG "LÀM LOẠN" VỚI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Nhiều bộ ngành, địa phương đang chi tiêu loạn xạ nguồn trái phiếu Chính phủ như thể họ nghĩ đây là tiền nhà trồng được. Có đến 22 tỷ USD là khoản vốn vay ODA đã ký kết nhưng chưa được giải ngân, phải trả phí 0,33%/năm và nhiều người vẫn lầm tưởng ODA là "tình cho không biếu không". Các trạm thu phí BOT thì nhập nhèm thu một ngày 3 tỷ nhưng báo cáo chỉ có 1 tỷ. Và ở Khánh Hòa, người Trung Quốc đang “múa gậy vườn hoang” khi “Trung Quốc hóa” mọi hoạt động du lịch mà không cần mở doanh nghiệp hay xin phép đầu tư… 

1. “Trung Quốc hóa” du lịch Nha Trang

Quý vị hẳn còn nhớ Tin khó tin từng nhắc chuyện chính quyền nhiều địa phương loay hoay không biết làm sao để quản lý tình trạng công nhân Trung Quốc làm chui ở Bình Thuận (nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân) nhưng lại thuê nhà ở Ninh Thuận?

Loạn, nhưng vẫn chưa loạn bằng chuyện “Trung Quốc hóa” mọi hoạt động du lịch ở Nha Trang (Khánh Hòa) khi họ nắm giữ hết các cơ sở kinh doanh để phục vụ người Trung Quốc, theo như thừa nhận của đại tá Trần Nhân Nghĩa, Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa trên tờ Pháp Luật TPHCM. 

Lực lượng chức năng phát hiện quả tang một cửa hàng ở
 Nha Trang chuyên phục vụ du khách TQ giao dịch trái 
phép bằng nhân dân tệ. Ảnh: TẤN LỘC

 
Đại tá Nghĩa cho biết nhiều người Trung Quốc lấy danh nghĩa đi du lịch nhưng thực chất là đi kinh doanh. “Thực tế họ là những ông chủ bên Trung Quốc, những người lãnh đạo, chỉ huy toàn bộ hoạt động du lịch liên quan đến du khách nước này tại Nha Trang. Họ qua đây điều hành toàn bộ hoạt động, cho khách ở khách sạn nào, đưa đến mua sắm chỗ nào, đi chơi ở đâu… Họ kinh doanh nhưng không mở doanh nghiệp, không xin giấy phép đầu tư”.

Còn ông Nguyễn Sỹ Khánh, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết “gần đây cơ quan chức năng phát hiện nhiều đoàn du khách Trung Quốc khi đến các điểm du lịch đã căng băng rôn, biểu ngữ bằng tiếng Trung Quốc với nội dung không đúng rồi chụp ảnh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ tịch thu các băng rôn, nhắc nhở chứ chưa xử phạt”.

“Múa gậy vườn hoang” là thế này chứ thế nào nữa?

Nhưng vì sao chính quyền địa phương lại để cho người Trung Quốc “múa gậy vườn hoang” trong chính nhà mình?
 
Đây là một trong những câu trả lời: Bà Phan Thanh Trúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa thừa nhận hiện có tình trạng du khách Trung Quốc khai báo tạm trú dựa theo danh sách của các đơn vị lữ hành cung cấp mà chưa chuyển hộ chiếu gốc cho các cơ sở lưu trú quản lý, theo dõi.
 
Ông Trần Sơn Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hóa gọi đây là “sơ hở”. Thật ra phải dùng từ “hiếu khách” mới đúng!
 
 
2. Nhiều người tưởng trái phiếu Chính phủ là tiền nhà trồng được (!?)

“Loạt sai phạm” là chữ dùng của Kiểm toán Nhà nước trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ.  




 
Các bộ, địa phương xảy ra vi phạm nhiều nhất trong việc sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ được điểm tên lần này là Bộ Quốc phòng (gần 117 tỷ đồng), Kiên Giang (hơn 100 tỷ), Điện Biên (56 tỷ đồng), Bộ Giao thông vận tải (47 tỷ đồng), Hậu Giang (41 tỷ đồng)…

Có những chuyện, nếu dùng chữ “sai phạm” thì không đúng, nhưng nếu không nói “sai phạm” thì lại không biết gọi tên nó là gì kiểu, như nhiều dự án đã hoàn thành và không có nhu cầu vốn nhưng vẫn nằm trong danh sách nhận vốn trái phiếu Chính phủ, dẫn đến hệ quả là không thể nào giải ngân được. Thậm chí, dự án đã được bố trí đủ vốn vẫn tiếp tục được “rót” thêm.

Đó là chưa nói đến chuyện nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn trái phiếu với 40/60 bộ, ngành, địa phương được kiểm toán có nợ đọng với tổng số tiền lên đến hơn 5.000 tỷ đồng.

Trái phiếu Chính phủ là tiền đi vay cá nhân và tổ chức trong nước. Khoản vay hàng trăm ngàn tỷ này đang làm nặng thêm gánh nợ của quốc gia nhưng việc quản lý chi tiêu lại mang đến cảm giác như thể đó là tiền nhà mình trồng được!

Có cần phải nhắc lại lần nữa là từ đầu năm, Bộ Tài chính lên kế hoạch vay mượn 116 nghìn tỷ đồng từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam; từ vốn ngoài nước; phát hành trái phiếu Chính phủ… để “trang trải nợ nần”, đầu tư phát triển… không nhỉ?
 
 
3. “Cõng” nợ về… để đó

Nhân nói chuyện nợ nần, lại nhớ Bộ Tài chính vừa có thống kê hiện chúng ta có 22 tỷ USD là khoản vốn vay ODA đã ký kết nhưng chưa được giải ngân và phải trả phí 0,33%/năm.  


Nhiều người vẫn tưởng vốn vay ODA là "tình cho không biếu không" 
 
Là chưa nói, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, đến tháng 7.2017 Việt Nam sẽ không còn được vay vốn ODA khi các đối tác chuyển sang các nguồn ưu đãi thấp hơn và tiến tới cho vay theo điều kiện thị trường. Điều đó đồng nghĩa với nguồn vốn ODA đã vay cũng sẽ chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi, hoặc tăng lãi suất lên 2-3,5%/năm.

Trong bối cảnh ngân sách nhà nước eo hẹp, nợ công tăng nhanh, chúng ta lại “ôm” thêm một đống nợ về… để đó thì tương lai, còn cháu chúng ta không chỉ mỗi “oằn lưng cõng nợ” bởi lưng cũng không đủ, thậm chí không còn để mà oằn!

Cũng cần nói thêm, hiện không ít người vẫn hiểu vay ODA không phải là vay nợ mà là "tình cho không biếu không"!

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/835169/ton-dong-22-ty-usd-von-vay-oda-cong-no-ve-de-khong

4. Con số trong ngày: "Thu phí 3 - 4 tỷ đồng/ngày, báo cáo... 1 tỷ"

Các trạm thu phí BOT khắp cả nước đang “loạn” không chỉ phí cứ thu nhưng đường hỏng không chịu sửa và các “điểm đen” chỉ cần cắm biển báo nguy hiểm mà còn rất nhập nhèm trong việc thu phí.

Nhiều trạm BOT thu phí 3 tỷ đồng một ngày nhưng chỉ báo cáo có 1 tỷ. Ảnh: Dân Trí

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông xác nhận việc thanh tra nhiều dự án BOT giao thông hiện nay cho thấy hiện tượng khống vốn lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng khiến cho mức thu phí đường “đội” lên, thời hạn thu phí phải kéo dài, gây gánh nặng cho người dân, đặc biệt là người nghèo.

“Rất vô lý” là từ ông Đông nói về vì phí giao thông ở các tuyến đường BOT ảnh hưởng đến từng cân thịt, cân gạo mỗi gia đình phải sử dụng hàng ngày, ảnh hưởng tới từng mớ rau từ nông thôn đưa ra đô thị. “Tôi từng nói về việc giá 1 kg củ đậu ở quê tôi – cách Hà Nội chỉ 120km, bán 5000 đồng mà ra thủ đô bán giá 50.000 đồng”.

Nhưng vô lý và khó tin hơn cả, theo lời Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: “Có tuyến đường BOT nhà đầu tư nói 1 ngày thu 1 tỷ đồng tiền phí, nhưng dư luận phản ánh là thực tế số tiền tới 3 - 4 tỷ đồng. Mức chênh rất khủng khiếp”.

Ông Hà bảo: “Tới đây, chúng tôi sẽ ngồi với Bộ GTVT để rà soát sao cho có được số liệu này sớm nhất. Chúng tôi ủng hộ việc công khai, làm rõ, dù chỉ kiểm chứng được 1 vài trạm cũng sẽ thay đổi lớn lắm”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét