Nghĩa
trang Mạc Đĩnh Chi là một phần của Sài Gòn xưa, nằm gọn trong 4 con
đường Hai Bà Trưng, Phan Thanh Giản, Phan Liêm, Hiền Vương.
Mỗi khi đi
ngang Mả Thánh Tây, trong tôi chợt gợi lại những chuyện ma quái mà ông
chú khi còn sống kể lại, nó là một phần ký ức của dân Tân Định. Nghĩa
trang xưa còn có tên là Nghĩa trang của người Châu Âu (Cimetière Européen)
hay Nghĩa trang Massiges (đường Mạc đĩnh Chi) hoặc Mả Thánh Tây theo
cách gọi của người Sài Gòn. Nghĩa trang này được xây dựng vào năm 1859
với tổng diện tích là 7,5 ha.
Vào khoảng năm 1870, một Nghĩa trang Việt Nam nhỏ (Cimetière Anamite hay Cimetière Indigène) được mở ngay tại phía bắc của nghĩa trang của người Châu Âu (nay là khu dân cư Lý Văn Phức, Nguyễn Hữu Cầu - Hai Bà Trưng - Võ thị Sáu). Con đường phân chia hai nghĩa trang này - là đường Hiền Vương - hồi đó được đặt tên là Rue des Deux Cimetières (đường hai nghĩa trang) trước khi nó trở thành rue Mayer vào cuối năm 1880. Hãng mai táng Tobia nằm trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng).
Từ cuối thế kỷ 19, các tiêu chuẩn về vệ sinh được cải thiện, nghĩa trang của người Châu Âu đã trở thành nơi an nghỉ cuối cùng cho các chính trị gia Pháp và các Quan chức lớn, trong số đó có Kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Saigon Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892) - Người vẽ thiết kế cho những công trình lớn tiêu biểu của Hòn ngọc Viễn đông.
Ngày trước, ông bà cố của tôi cũng được an táng tại đây và bốc mộ vào năm 1981, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị giải tỏa để nhường đất cho công trình Đài Vệ Tinh Hoa Sen (Liên Xô tài trợ).
Công viên Lê Văn Tám (ngày nay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét