Chỉ cần bán thuốc dưỡng não, trợ tim với bổ máu là các hãng dược phất to
ở Việt Nam rồi. Ngày nào mà chẳng có chuyện nhức óc, hại tim hay lên
máu như chuyện “cung đường vàng” hơn 1500 tỷ dành cho ông say và bà hàng
rau hay dân bị phạt 200.000đ một lỗi “chính tả” trong hộ khẩu. Vậy cũng
chưa nghẹn bằng chuyện nhà đầu tư BOT đường bộ được ưu ái còn hơn chiều
vong và các bác VCCI bảo phí công đoàn là quy định tồi!?
1. Đường ngàn tỷ chở mấy cọng rau.
Tin khó tin không phải ngồi ngửa tay ra đếm nghìn tỷ bao nhiêu số nữa vì tuần nào cũng có cái gì đấy nghìn tỷ bỏ hoang hay trùm mền. Hôm nay tiểu dự án ga Hạ Long - ga Cái Lân - cầu vượt Bàn Cờ “cấu” ngân sách hơn 1500 tỷ đang cũng tiếp nối “truyền thống” ấy. Ông Trưởng ga Hạ Long Nguyễn Đức Đại bảo “Khách khứa đâu ra, cùng lắm ông nào say quá không đi nổi xe thì họa may người ta mới lên tàu, còn không thì chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi”!
Tiền dân mà cứ như lá mít ấy, vẽ vời nào là cung đường vàng, cú
hích cho phát triển kinh tế, chuẩn quốc tế… Giờ thì chở mấy ông say với
mấy cọng rau thôi nhé!
Lao Động đã từng lên tiếng không thể nuôi “báo cô” mãi ngành đường sắt với những dự án trời ơi đất hỡi thế này. Miếng bánh ngân sách vốn đã teo tóp mà họ vừa ăn vừa vứt thế thì con cháu è cổ trả nợ không oán mới lạ. Phẫn nộ với bức xúc mãi rồi chỉ còn nghèn nghẹn nơi cổ họng. Muốn bình tĩnh sống cũng khó đấy bởi vài ba ngày lại thấy vài ngàn tỷ ra đi mà nhà thì nợ như chúa Chổm. Ai thanh thản được tại hạ cúi đầu xin lạy…
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/nha-ga-ngan-ty-hoang-vang-1004778.tpo
Đừng bảo làm ăn ở Việt Nam rủi ro và khó khăn. Cứ nhìn vào hợp đồng BOT đường bộ thì nhà đầu tư nào cũng “có một khát khao”. Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico cho hay “quy định trong những hợp đồng này tuyệt đối chắc chắn, có lợi lớn cho nhà đầu tư, song lại vô cùng bất lợi cho người sử dụng, ảnh hưởng cho hiệu quả của cả nền kinh tế”.
Từ lãi suất, vốn vay, thu phí… và kể cả trong trường hợp bất khả kháng thì người thiệt thòi luôn là anh Nguyễn Văn Xe và Trần Văn Dân thôi các bác ạ!
Lao Động đã từng lên tiếng không thể nuôi “báo cô” mãi ngành đường sắt với những dự án trời ơi đất hỡi thế này. Miếng bánh ngân sách vốn đã teo tóp mà họ vừa ăn vừa vứt thế thì con cháu è cổ trả nợ không oán mới lạ. Phẫn nộ với bức xúc mãi rồi chỉ còn nghèn nghẹn nơi cổ họng. Muốn bình tĩnh sống cũng khó đấy bởi vài ba ngày lại thấy vài ngàn tỷ ra đi mà nhà thì nợ như chúa Chổm. Ai thanh thản được tại hạ cúi đầu xin lạy…
http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/nha-ga-ngan-ty-hoang-vang-1004778.tpo
2. Đằng nào cũng bị móc túi
Đừng bảo làm ăn ở Việt Nam rủi ro và khó khăn. Cứ nhìn vào hợp đồng BOT đường bộ thì nhà đầu tư nào cũng “có một khát khao”. Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty Luật Basico cho hay “quy định trong những hợp đồng này tuyệt đối chắc chắn, có lợi lớn cho nhà đầu tư, song lại vô cùng bất lợi cho người sử dụng, ảnh hưởng cho hiệu quả của cả nền kinh tế”.
Từ lãi suất, vốn vay, thu phí… và kể cả trong trường hợp bất khả kháng thì người thiệt thòi luôn là anh Nguyễn Văn Xe và Trần Văn Dân thôi các bác ạ!
Lâu nay cứ kêu phí cao hơn xăng, đường ít trạm nhiều, còng lưng
nuôi phí… nay thì đừng thắc mắc nữa nhé! Không tăng phí thì tăng thời
gian thu và ngược lại, đằng nào chẳng phải móc túi ra. Thôi thì cắn răng
mà nộp còn có chỗ mà đi, trừ khi xe bay lên trời hay người bơi dọc
biển. Rồi người ta sẽ bảo không ưu ái thế sẽ chẳng ai dám bỏ tiền. Nhưng
anh Xe bác Dân cũng là “con cháu” chứ nhỉ? Móc mãi, khoan hoài kiệt sức
rồi bấu víu vào ai?
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/304850/bi-an-hop-dong-bot-duong-bo-nha-dau-tu-luon-co-lai.html
Từ lâu lắm rồi, Doanh Nhân với Công Nhân như hình với bóng, nương nhau mà sống, chứ “Trạng chết Chúa cũng băng hà” thôi. Vậy mà nỡ lòng lại bình chọn quy định “doanh nghiệp phải đóng tài chính cho công đoàn (CĐ) bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH” nằm trong hạng mục quy định tồi hả VCCI? Quốc hội cũng tính lên bàn xuống, chuyên gia này ông Nghị nọ cũng bàn tính kỹ lắm rồi mới giơ tay biểu quyết đấy chứ.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/304850/bi-an-hop-dong-bot-duong-bo-nha-dau-tu-luon-co-lai.html
3. Tồi chỗ nào hả bác VCCI?
Từ lâu lắm rồi, Doanh Nhân với Công Nhân như hình với bóng, nương nhau mà sống, chứ “Trạng chết Chúa cũng băng hà” thôi. Vậy mà nỡ lòng lại bình chọn quy định “doanh nghiệp phải đóng tài chính cho công đoàn (CĐ) bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH” nằm trong hạng mục quy định tồi hả VCCI? Quốc hội cũng tính lên bàn xuống, chuyên gia này ông Nghị nọ cũng bàn tính kỹ lắm rồi mới giơ tay biểu quyết đấy chứ.
Nguồn kinh phí công đoàn được dùng để chăm lo tốt
hơn cho người lao động. ảnh: Lao Động
Công đoàn phí chăm lo cho công nhân, họ khỏe thì doanh nghiệp
cũng tốt lên chứ đi đâu mà thiệt. Tin khó tin không hiểu các bác bảo tồi
chỗ nào. Hoang mang quá VCCI ạ!
Mấy doanh nghiệp lớn như Taekwang Vina hay Pou Yuen Việt Nam cho hay phí này thiết thực cho công nhân thì về tình chắc chẳng tồi đâu. Mà cái gì hợp lý vẹn tình ai phản đối kể cũng lạ. Anh chị em công nhân cũng vất vả, vật vã lắm rồi, chưa làm được gì thêm đừng bớt hay nói ra nói vào như “ơn mưa móc” nữa các bác nhé!
http://laodong.com.vn/cong-doan/phu-nhan-mot-quy-dinh-tot-cho-nguoi-lao-dong-muc-dich-gi-551808.bld
http://laodong.com.vn/cong-doan/de-nghi-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-tu-dang-chi-dao-ngung-to-chuc-binh-chon-doi-voi-luat-cong-doan-2012-552023.bld
Hôm qua mấy báo đăng Công an thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) phạt dân cứ mỗi lỗi “chính tả” trong hộ khẩu 200.000đ không biên lai tôi cứ tưởng chuyện Cá tháng tư sót lại. Họ còn nói rằng dân ngại lên huyện nộp nên thu luôn cho tiện! Mà cũng có thể họ thương dân đường sá xa xôi, đơn giản hóa thủ tục nộp tiền chứ vài trăm nghìn bõ bèn gì lại mang tiếng. Chứ động đến tiền rất phức tạp, càng không chính danh càng quan ngại sâu sắc các anh à!
Mấy doanh nghiệp lớn như Taekwang Vina hay Pou Yuen Việt Nam cho hay phí này thiết thực cho công nhân thì về tình chắc chẳng tồi đâu. Mà cái gì hợp lý vẹn tình ai phản đối kể cũng lạ. Anh chị em công nhân cũng vất vả, vật vã lắm rồi, chưa làm được gì thêm đừng bớt hay nói ra nói vào như “ơn mưa móc” nữa các bác nhé!
http://laodong.com.vn/cong-doan/phu-nhan-mot-quy-dinh-tot-cho-nguoi-lao-dong-muc-dich-gi-551808.bld
http://laodong.com.vn/cong-doan/de-nghi-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-tu-dang-chi-dao-ngung-to-chuc-binh-chon-doi-voi-luat-cong-doan-2012-552023.bld
4. Con số ấn tượng: Phạt 200.000đ một lỗi “chính tả” trong hộ khẩu
Hôm qua mấy báo đăng Công an thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) phạt dân cứ mỗi lỗi “chính tả” trong hộ khẩu 200.000đ không biên lai tôi cứ tưởng chuyện Cá tháng tư sót lại. Họ còn nói rằng dân ngại lên huyện nộp nên thu luôn cho tiện! Mà cũng có thể họ thương dân đường sá xa xôi, đơn giản hóa thủ tục nộp tiền chứ vài trăm nghìn bõ bèn gì lại mang tiếng. Chứ động đến tiền rất phức tạp, càng không chính danh càng quan ngại sâu sắc các anh à!
Cứ mỗi lỗi trong hộ khẩu người dân thị trấn Lam Sơn
lại bị phạt 200.000đ. ảnh Vietnamnet
Trong khi Chủ tịch thị trấn nói sai hoàn toàn, Công an huyện
chờ kiểm tra thì dân vẫn ấm ức bởi vài lỗi mất toi tạ gạo rước thêm cục
tức về nhà. Mà nhiều nhà cộng lại cũng lắm thóc đấy.
Còn nhớ năm 2014, Công an xã Hồng Dương (Thanh Oai, Hà Nội) đã nhận khuyết điểm và hoàn trả lại 100% số tiền đã phạt sai bà con thôn này cũng với lỗi như trên. Hình như hộ khẩu sai sót gì chỉ có các anh ấy ghi, dân nào thò bút vào mà lại phạt họ? Thôi cứ chờ cấp trên hạ hồi phân giải, lỡ có gì lại kiểm điểm, rút kinh nghiệm thôi không lo lắm đâu.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/200-nghin-dong-doi-mot-loi-chinh-ta-so-ho-khau-2016051616410411.htm
Còn nhớ năm 2014, Công an xã Hồng Dương (Thanh Oai, Hà Nội) đã nhận khuyết điểm và hoàn trả lại 100% số tiền đã phạt sai bà con thôn này cũng với lỗi như trên. Hình như hộ khẩu sai sót gì chỉ có các anh ấy ghi, dân nào thò bút vào mà lại phạt họ? Thôi cứ chờ cấp trên hạ hồi phân giải, lỡ có gì lại kiểm điểm, rút kinh nghiệm thôi không lo lắm đâu.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/200-nghin-dong-doi-mot-loi-chinh-ta-so-ho-khau-2016051616410411.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét