Hàng chục bác sĩ ở bệnh viên công xin nghỉ việc vì thu nhập thấp và áp
lực từ bệnh nhân, trong khi một số công chức ở Bộ Công Thương “không đủ
tiêu chuẩn” vẫn được bổ nhiệm về làm lãnh đạo ở các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN). Cũng là doanh nghiệp nhưng là sân sau, là tay không bắt
giặc, là được cơ quan quản lý nhà nước “nhắm mắt” bắt tay kiểu hai bên
cùng có lợi. Hậu quả là những con đường BOT vừa làm xong đã lún, xuống
cấp, hư hỏng, giá vé liên tục tăng cao…
1. Bác sĩ bỏ việc vì thu nhập thấp và áp lực
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, ở một
bệnh viện huyện ở Cà Mau đã có 6 bác sĩ xin nghỉ việc, trong đó có 3 bác
sĩ trưởng khoa có chuyên môn cao. Có những bác sĩ nộp đơn rồi nghỉ
luôn, không chờ xét. Lý do mà các bác sĩ này tâm tình là thu nhập chỉ từ
7 - 10 triệu đồng/tháng, không đủ sống; đã thế áp lực từ công việc,
người bệnh lên bác sĩ quá lớn, chịu không nổi.
Nguy cơ bệnh viên công chỉ còn bác sĩ chất lượng thấp
Nhân sự kiện này, báo Người đưa tin
điểm lại tình trạng bác sĩ xin nghỉ việc ở bệnh viên công tỉnh Đắc Lắc,
Đắc Nông… Trong 3 năm, Đắc Lắc có 48 bác sĩ nghỉ việc, trong đó có đến
12 bác sĩ công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Lãnh đạo Sở y tế nói rằng
các bác sĩ nói thu nhập không đủ sống.
Bác sĩ nghỉ việc ở bệnh viện công
không có nghĩa là họ không hành nghề. Nó cho thấy hoạt động xã hội hóa y
tế đang tiến triển. Y tế tư nhân đã nuôi nổi bác sĩ. Tuy nhiên, trong
bối cảnh bác sĩ thiếu trầm trọng như hiện nay, “tâm tình” lương không đủ
sống của các bác sĩ xin nghỉ việc ở Cà Mau cần được coi là một tín hiệu
báo động để có chính sách đủ mạnh giữ chân bác sĩ giỏi ở các bệnh viện
công. Nếu không sẽ đến lúc ngoảnh lại nhìn chỉ thấy một đội ngũ bác sĩ
“cắp ô” tại các bệnh viện công.
2. Nhà đầu tư BOT tay không bắt giặc, kẻ lại vạch sơn để chống lún
Kết quả thanh tra chỉ ra hàng loạt chủ
đường BOT không có hoặc có không đủ vốn chủ sở hữu, chủ yếu chỉ bằng
vốn vay thương mại. Các chuyên gia kinh tế nói rằng “tay không bắt giặc”
là hệ quả của nạn bắt tay cả hai cùng có lợi, doanh nghiệp sân sau, chứ
nếu cơ quan quản lý nghiêm túc thì không thể xảy ra được.
Cũng là BOT. Hôm qua tờ báo của bộ
Giao hé lộ nguyên nhân hằn lún vệt bánh xe trên đại lộ ngàn tỉ Đồng Nai –
Phan Thiết. Theo “hé lộ” này thì nguyên nhân sơ bộ là do nhiệt độ cao
(70 độ C) và đường hẹp nên tải trọng xe trùng phục. Thật đáng nể về kết
quả hé lộ này, nó góp phần cho thấy chuyên ngành nghiên cứu nguyên nhân
của các thảm họa, sự cố ở Việt Nam là cả một dư địa mênh mang. Đọc suốt
các bài “hé lộ”, “đã có cơ sở” dài cả một rừng trang A4 mà khi gấp lại
vẫn không biết hé lộ cái gì…
3. Công chức của bộ “không đủ tiêu chuẩn” vẫn làm lãnh đạo và chỉ mới 5% vốn doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa
Vẫn với một phong cách thẳng thắn và
đầy trí tuệ, cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tại buổi hội thảo “Triển vọng
kinh tế Việt Nam - Cơ hội nào cho doanh nghiệp?” diễn ra tại TP.HCM ngày
17.5 đã làm “choáng” những bộ óc bảo thủ và ưa duy trì cỗ máy cũ dễ bôi
trơn bằng những thông tin cực kỳ hữu ích. Ông nói, tính đến nay đã có
hàng nghìn DNNN đã được cổ phần hóa (CPH), tuy nhiên số vốn được CPH chỉ
mới được khoảng 5% vốn pháp định của khối DNNN. Đó là con số quá bé
nhỏ, do vậy, không làm thay đổi được quản trị của DN, kìm hãm kinh tế tư
nhân.
Liên quan đề tài CPH, Dân Trí ngày
18.5 đăng bài “Chậm niêm yết Nhà nước “hụt” 1 tỉ USD tại Sabeco và
Habeco?”. Bạn đọc tin khó tin sẽ thấy ở đây những chuyện không tin được: Bộ Công thương điều một Chánh văn phòng bộ về làm Chủ tịch HĐQT của
Sabeco, mà theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) đó là người
“không đủ tiêu chuẩn”. "Bộ Công thương nên hiểu rằng Chủ tịch HĐQT phải
là linh hồn của doanh nghiệp, phải có nhiều thành tích xuất sắc về quản
trị doanh nghiệp, phải kinh qua thử thách tại nhiều vị trí công tác tại
doanh nghiệp...", VAFI nhấn mạnh.
VAFI
cũng đã dẫn thêm trường hợp Bộ Công thương đưa nhân sự trẻ từng làm lỗ
220 tỉ đồng ở một Cty về làm Phó tổng giám đốc Sabeco để khuyến cáo về
sự can thiệp sâu và góp phần làm xấu thêm tình hình DN.
4. Không tin cũng phải tin: Doanh nghiệp Việt ngồi chơi vẫn thu lãi nghìn tỉ, 30 tuổi làm rạng danh người Việt
Trong
bối cảnh mở mắt ra là nghe nghìn tỉ này, nghìn tỉ nọ đang bỏ hoang, thua
lỗ, hấp hối, cháy nổ tùm lum cùng các dự án “bầu sữa” mà lại có tin
doanh nghiệp Việt thu lãi hàng nghìn tỉ lợi nhuận mỗi năm quả là rất khó
tin. Nhưng thưa bạn đọc, đó chính là Tổng công ty Máy động lực và Máy
nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Tiến sĩ Đoàn Xuân Quang Minh. Đồ họa: Diệp Uyên
Nhiều năm trước, VEAM đã bỏ ra 558 tỉ
đồng góp vốn vào Honda, Toyota, Ford Việt Nam..., đến bây giờ VEAM có
thể "không cần làm gì" vẫn thu về hàng nghìn tỉ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Từ 558 tỉ đồng đến nay, con số thực tế đã tăng lên 8.381 tỉ đồng. Năm
2014 VEAM thu lợi nhuận 3.500 tỉ, 2013 là 2.554 tỉ đồng. Đây có thể là
kết quả của tầm nhìn. Nhưng rõ ràng cũng có cả may mắn trong đó nữa.
Một
người Việt trẻ, 30 tuổi, tiến sĩ Đoàn Xuân Quang Minh đã làm rạng rỡ
danh xưng Việt Nam. Anh hiện làm việc tại Pháp. Với gần 12 năm tham gia
nghiên cứu ở 6 lĩnh vực: Lý sinh (Biophysics), Hóa sinh (Biochemistry),
Tế bào học (Cell Biology), Tin sinh học, Miễn dịch học, và Vi sinh vật
học Đoàn Xuân Quang Minh hứa hẹn sẽ có nhiều thành tựu đột phá trong y
học chữa bệnh với triết lý chữa trị bệnh là quan trọng, nhưng quan trọng
hơn là nghiên cứu ra được cách chữa trị.
Gia đình hạnh phúc của tiến sĩ tại Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét